Hà Nội chuẩn bị trình kế hoạch giảm ô tô, xe máy cá nhân

VOV.VN - Bí thư Hà Nội nhấn mạnh: “Thành phố đã có kế hoạch, chương trình về kiểm soát phương tiện cá nhân và tới đây sẽ trình ra HĐND TP xem xét”.

Liên quan đến các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn ở Thủ đô, ngày 23/6, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban quý II-2017 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Thành phố đã có kế hoạch, chương trình về kiểm soát phương tiện cá nhân và tới đây sẽ trình ra HĐND TP xem xét”.

Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sáng 23/6
Hà Nội đang xây dựng lộ trình đến năm 2030 sẽ mở rộng các phương tiện giao thông thông công, giảm dần xe máy để đến năm 2030 sẽ cấm xe máy lưu thông trong khu vực nội đô.

Hiện toàn thành phố có khoảng 5,2 triệu xe máy, 470.000 ô tô. Đến năm 2020 dự kiến sẽ tăng lên 6-6,5 triệu xe máy, 600.000-700.000 ô tô, đến 2030 dự kiến tiếp tục tăng lên 7,5 triệu xe máy và 1,9 triệu ô tô…, như vậy khả năng đảm bảo môi trường của thành phố sẽ không thể chịu nổi nếu không có giải pháp hiệu quả và quyết liệt.

Bí thư Thành ủy nêu rõ, môi trường ở Hà Nội đang ở trong tình trạng cấp bách, đáng báo động, dù đã nỗ lực trong nhiều năm nhưng tốc độ xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu.

Quang cảnh hội nghị
Hiện tại chỉ số về môi trường trong 3 tháng 2017 nằm trong phạm vi mức cảnh báo, nồng độ bụi đã gấp 2 lần tiêu chuẩn quốc gia. Trong đó, nồng độ bụi chủ yếu đến từ đốt xả nhiên liệu của phương tiện giao thông.

Ở Hà Nội, các phương tiện giao thông vận tải chiếm từ 70% đến 90% - nguồn ô nhiễm của Thành phố, còn lại từ 10-30% từ các công trình xây dựng và khu công nghiệp, công trình xây dựng…

Nguyên nhân là do Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa rất nhanh với mục tiêu đến 2020 đảm bảo tỷ lệ đô thị hóa đạt 60%, kéo theo đó là rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Trước hết, áp lực về vấn đề môi trường ngày càng gia tăng.

“Nếu chúng ta không có các biện pháp quản lý ngay từ đầu, thế hệ tương lai của thành phố sẽ phải chịu gánh nặng về ô nhiễm môi trường rất trầm trọng. Vì thế, thành phố đã phải ra một nghị quyết riêng về công tác đảm bảo môi trường để tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác này. Song để nghị quyết đi được vào cuộc sống, để Hà Nội thực sự là môi trường đáng sống cho mọi người, thì tất cả hệ thống chính trị của Thủ đô phải cùng vào cuộc một cách quyết liệt và trách nhiệm” – Bí thư Hoàng Trung Hải nói.

Ông Hoàng Trung Hải đề nghị, từng cơ quan, đơn vị, cấp ngành của thành phố phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với yêu cầu, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: bảo vệ nguồn nước mặt để sử dụng bền vững tài nguyên nước; quản lý tốt các nguồn xả thải, xử lý nghiêm, tránh tình trạng đua nhau xả thải, té nước theo mưa; quản lý có hiệu quả chất thải nguy hại và chất thải rắn.

Trước đó, tại hội thảo "Kế hoạch tổng thể ATGT cho Thủ đô Hà Nội - Việt Nam", chia sẻ về các giải pháp kéo giảm ùn tắc giao thông, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân, tiến tới hạn chế sử dụng xe máy. Đến thời điểm năm 2030, thành phố sẽ dừng hoạt động xe máy trong khu vực nội đô.

Đề cập đến phương tiện thay thế khi cấm xe máy, ông Viện cho rằng, cũng như các nước khác trên thế giới đều phải phát triển giao thông công cộng. Để người dân có thể tiếp cận với vận tải hành khách công cộng, Hà Nội đặt ra tiêu chí 80% nhà chờ xe buýt ở trong nội đô phải đảm bảo tiêu chí khoảng cách dưới 500m. 20% còn lại kết nối bằng 3 hình thức là đi bộ, xe đạp và kết nối bằng xe taxi./.

Hà Nội cấm xe máy: Dễ hay khó?

VOV.VN - Cấm xe máy sẽ rất đơn giản nếu giao thông công cộng thực sự thuận tiện. Còn ngược lại, người dân sẽ chọn xe máy đầu tiên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội cấm phương tiện cá nhân: Cần nhìn “miếng cơm manh áo” người dân
Hà Nội cấm phương tiện cá nhân: Cần nhìn “miếng cơm manh áo” người dân

VOV.VN - Đề án cấm phương tiện cá nhân ngoại tỉnh bắt đầu từ năm 2020 mặc dù mới đang xin ý kiến chuyên gia, nhà khoa học nhưng có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Hà Nội cấm phương tiện cá nhân: Cần nhìn “miếng cơm manh áo” người dân

Hà Nội cấm phương tiện cá nhân: Cần nhìn “miếng cơm manh áo” người dân

VOV.VN - Đề án cấm phương tiện cá nhân ngoại tỉnh bắt đầu từ năm 2020 mặc dù mới đang xin ý kiến chuyên gia, nhà khoa học nhưng có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Hà Nội chuẩn bị trình đề án quản lý phương tiện cá nhân
Hà Nội chuẩn bị trình đề án quản lý phương tiện cá nhân

VOV.VN - Để giảm ùn tắc giao thông, theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, TP tiếp tục hoàn thiện đề án quản lý phương tiện giao thông cá nhân.

Hà Nội chuẩn bị trình đề án quản lý phương tiện cá nhân

Hà Nội chuẩn bị trình đề án quản lý phương tiện cá nhân

VOV.VN - Để giảm ùn tắc giao thông, theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, TP tiếp tục hoàn thiện đề án quản lý phương tiện giao thông cá nhân.

Hà Nội hạn chế phương tiện cá nhân không phải để làm khó dân
Hà Nội hạn chế phương tiện cá nhân không phải để làm khó dân

VOV.VN - ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (TP Hà Nội): Hạn chế phương tiện cá nhân là để phát triển tốt hơn chứ không phải gây khó khăn cho người dân.

Hà Nội hạn chế phương tiện cá nhân không phải để làm khó dân

Hà Nội hạn chế phương tiện cá nhân không phải để làm khó dân

VOV.VN - ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (TP Hà Nội): Hạn chế phương tiện cá nhân là để phát triển tốt hơn chứ không phải gây khó khăn cho người dân.

Hầu hết người dân được hỏi ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân
Hầu hết người dân được hỏi ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân

VOV.VN - Tiến sỹ Lương Hoài Nam: Xe buýt và xe máy không thể chung sống hòa bình trên một làn đường. Chỉ nên chọn một loại phương tiện thôi…

Hầu hết người dân được hỏi ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân

Hầu hết người dân được hỏi ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân

VOV.VN - Tiến sỹ Lương Hoài Nam: Xe buýt và xe máy không thể chung sống hòa bình trên một làn đường. Chỉ nên chọn một loại phương tiện thôi…