Hà Nội: Sai phạm trên đất nông nghiệp là do vi phạm đạo đức công vụ

VOV.VN - Theo UBND thành phố, tình trạng vi phạm xây dựng có phần do cán bộ nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc có tiêu cực, vi phạm đạo đức công vụ.

Trả lời tái chất vấn của HĐND thành phố tại kỳ họp thứ 14 về quản lý, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, việc kiểm tra xử lý các trang trại biến tướng (khu sinh thái) xây dựng trên đất nông nghiệp, UBND thành phố Hà Nội cho biết, trên lĩnh vực này, thành phố đã ban hành nhiểu văn bản chỉ đạo quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất công. 

Xây dựng trên đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp vẫn còn tồn tại chưa được xử lý, trong đó có cả những trường hợp tồn tại từ những năm trước. Cụ thể: Xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, vụ Gốc Đa, Cây Ổi tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, xây dựng nhà biệt thự tại xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phương.

Theo UBND thành phố quá trình đô thị hóa tăng mạnh, dẫn đến việc quản lý, sử dụng diễn biến phức tạp. Các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp vẫn còn nhiều, trong đó có cả những công trình tồn tại từ trước. Thực tế việc lấn chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công, đất nông nghiệp trái pháp luật diễn ra dưới nhiều hình thức tại các địa bàn ven đô, khu vực được quy hoạch phát triển đô thị, phát triển đô thị. Nhiều trường hợp vi phạm chưa được chính quyền cơ sở ngăn chặn kịp thời, kiểm tra và xử lý triệt để theo quy đinh của pháp luật gây bức xúc dư luận.

Trong năm 2015, Thanh tra xây dựng trên địa bàn thành phố tại 28 quận, huyện, thị xã đã phát hiện 1.314 trường hợp vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất công.

Ngoài ra, một số khu sinh thái xây dựng trái phép điển hình đang xử lý. Cụ thể: Dự án Cánh Buồm Xanh, tại khu Cánh Buồm, Ninh Hiệp, Gia Lâm. Chủ đầu tư dự án này là ông Lý Duy Thành đã xây dựng nhiều công trình không có trong phương án được phê duyệt tại khu đất đấu thầu với mục đích sử dụng làm mô hình VAC vi phạm trật tự xây dựng và sử dụng đất không đúng mục đích trong nhiều năm nhưng chính quyền địa phương chưa quan tâm xử lý dứt điểm vi phạm. Tại dự án này, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo xử lý vi phạm trật tự xây dựng, đề nghị Chủ tịch huyện Gia Lâm chỉ đạo Chủ tịch xã Ninh Hiệp phối hợp với Thanh tra xây dựng huyện Gia Lâm hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm, xây dựng kế hoạch và phương án xử lý theo quy định. Báo cáo huyện Gia Lâm để cương quyết tổ chức cưỡng chế phá dỡ triệt để công trình, bộ phận công trình xây dựng vi phạm, tuyệt đối không để phát sinh trường hợp vi phạm mớitrong khu Cánh Buồm mà không kịp thời xử lý.

Các dự án VAC tại xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phương, năm 2014, Thanh tra Sở Xây dựng đã kiểm tra phát hiện 3 trường hợp trong quá trình triển khai dự án chủ đầu tư sử dụng đất không đúng mục đích (xây nhà kiên cố) không có giấy phép xây dựng, xây dựng một số hạng mục vi phạm hành lang bảo vệ đê điều… Các vi phạm trên đã bị Thanh tra Xây dựng lập hồ sơ vi phạm và ban hành các quyết định xử lý theo thẩm quyền. Các chủ đầu tư đã chấp hành khắc phục và tự giác tháo dỡ một phần vi phạm.

Theo UBND thành phố, nguyên nhân của tình trạng vi phạm xây dựng là do quy trình xử lý vi phạm được áp dụng liên quan đến việc xử lý các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất công còn chưa đồng bộ về trình tự xử lý. Do vậy, quan điểm chỉ đạo xử lý của một địa phương áp dụng giải quyết khác nhau.

Một số địa phương chính quyền cấp quận, huyện, thị xã chưa đề cao trách nhiệm, giao phó cho cấp phường, xã, thị trấn hoặc thiếu quyết liệt, thiếu sự giám sát kiểm tra và chưa kiên quyết, chủ động xử lý các sai phạm. Một bộ phận cán bộ nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc có tiêu cực, vi phạm đạo đức công vụ. Nhiều nơi chưa kiên quyết, xử lý các trường hợp vi phạm theo thầm quyền, đúng quy định của pháp luật ngay từ khi các vi phạm mới xảy ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 lên 50 năm
Nâng thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 lên 50 năm

(VOV) -Quy định như trên sẽ tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm canh tác.

Nâng thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 lên 50 năm

Nâng thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 lên 50 năm

(VOV) -Quy định như trên sẽ tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm canh tác.

Tăng thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp: Ai có lợi?
Tăng thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp: Ai có lợi?

VOV.VN -Thời hạn giao đất quá dài đối với nông dân không có ý nghĩa nhưng lại rất có ý nghĩa với các đại gia đã thu gom nhiều đất...

Tăng thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp: Ai có lợi?

Tăng thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp: Ai có lợi?

VOV.VN -Thời hạn giao đất quá dài đối với nông dân không có ý nghĩa nhưng lại rất có ý nghĩa với các đại gia đã thu gom nhiều đất...

Hà Nội: Công khai rõ đất nông nghiệp cho thuê, giao đối tượng sử dụng
Hà Nội: Công khai rõ đất nông nghiệp cho thuê, giao đối tượng sử dụng

VOV.VN - Sở Tài nguyên- Môi trường chủ trì kiểm tra, đề xuất việc quản lý, sử dụng đất đối với đất nông nghiệp do các HTX đang quản lý, sử dụng

Hà Nội: Công khai rõ đất nông nghiệp cho thuê, giao đối tượng sử dụng

Hà Nội: Công khai rõ đất nông nghiệp cho thuê, giao đối tượng sử dụng

VOV.VN - Sở Tài nguyên- Môi trường chủ trì kiểm tra, đề xuất việc quản lý, sử dụng đất đối với đất nông nghiệp do các HTX đang quản lý, sử dụng