Hà Nội tiêu hủy hàng hóa lậu, gian lận thương mại trị giá hơn 2 tỷ

VOV.VN -  Một tháng kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017, quản lý thị trường đã tịch thu tiêu hủy hàng hóa hơn 2 tỷ đồng.

Theo Sở Công thương thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017, từ ngày 15/11-16/12/2016, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 1.066 vụ, xử lý 824 vụ. Trong đó, vi phạm về hàng lậu, hàng cấm 191 vụ, vi phạm về hàng giả sở hữu trí tuệ 107 vụ, vi phạm về đo lường chất lượng 50 vụ, vi phạm về an toàn thực phẩm 208 vụ, vi phạm về nhãn hàng hóa 97 vụ, vi phạm về đăng ký kinh doanh 77 vụ, vi phạm về giá 83 vụ, vi phạm khác 11 vụ. Tổng thu 9,356 tỷ đồng. Riêng hàng hóa tịch thu tiêu hủy là hơn 2 tỷ đồng.

Kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước Tết.

Trao đổi với báo chí, Phó Chi cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội Nguyễn Công San cho biết hàng hóa tịch thu tiêu hủy là hàng hóa không còn giá trị sử dụng thực hiện tiêu hủy theo luật. Một số hàng hóa vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng giả và một số hàng hóa nguồn gốc nhập lậu nhưng không đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu và chất lượng hàng hóa. Ví dụ như mặt hàng rượu ngoại rượu dù đắt tiền nhưng khi kiểm tra thuộc hàng nhập lậu thì phải tịch thu và tiêu hủy.

“Thời gian qua, Chi cục đã kiểm tra rất triệt để, trong đó quan trọng hàng đầu là mặt hàng an toàn thực phẩm, trong đó những mặt hàng tiêu hủy có các mặt hàng liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, vi phạm về chất lượng hàng hóa và hàng giả hàng không còn giá trị sử dụng”. Ông San cho biết.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội khẳng định, quan điểm của Sở tập trung vào số vụ kiểm tra và số vụ xử lý, đặc biệt là an toàn thực phẩm nếu phát hiện cơ sở sản xuất nào không đủ điều kiện buộc phải tạm dừng sản xuất nếu vi phạm nữa chuyển cơ quan pháp luật xử lý.

Liên quan đến kiểm tra chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm, quản lý thị trường Hà Nội phối hợp lực lượng công an bắt giữ xử phạt và buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Cụ thể, ngày 6/12/2016, Đoàn kiểm tra liên ngành Tết do Đội quản lý thị trường số 4 chủ trì tiến hành kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 12C-04405 do Bùi Văn Trường (địa chỉ Mỹ Hào, Hưng Yên) chở hoa quả là lê có nhãn chữ Trung Quốc, khoảng 4,3 tấn. Toàn bộ số hàng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có giấy kiểm dịch thực vật. Đội xử lý phạt tiền 8 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.

Ngày 15/12/2016, Đội quản lý thị trường số 5 kiểm tra điểm kinh doanh thực phẩm thuộc Công ty thương mại dịch vụ TaCo Việt Nam phát hiện kinh doanh 648 hộp chè đậu đỏ, tổng trọng lượng hơn 2,2 tấn không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước đó, ngày 1/12/2016, Đội quản lý thị trường số 17 phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (C49) kiểm với ông Jia Xing Long. Kết quả khám thực tế Đội đã tạm giữ hàng hóa là 3.700 kg phụ gia thực phẩm các loại do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt Nam theo quy định, không rõ chất lượng. Ông Jia Xing Long chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của số hàng hóa.

Theo ông Nguyễn Công San thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý thị trường mục đích đảm bảo thị trường phát triển ổn định lành mạnh tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng và tạo sự cạnh tranh công bằng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2016 so với năm trước cao hơn, tuy số vụ kiểm tra năm 2016 thấp hơn nhưng kết quả xử lý cao hơn. Chứng minh rằng, một vụ việc kiểm tra của quản lý thị trường có trọng tâm, trọng điểm, đánh đúng, đánh trúng các hành vi phạm, các đường dây ổ nhóm.

“Thị trường hàng hóa, ý thức người kinh doanh, chính sách hải quan nhập khẩu hàng hóa thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu. Cùng đó, việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các tỉnh, bộ, ngành và đặc biệt của thành phố Hà Nội chỉ đạo quyết liệt nên các hiện tượng buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại và vi phạm an toàn thực phẩm có thể giảm nhưng vẫn còn tồn tại”, ông Nguyễn Công San nhận định.

Ông Nguyễn Công San, Phó Chi cục quản lý thị trường Hà Nội.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, qua nắm bắt tình hình, hàng lậu, hàng cấm được vận chuyển theo các đường dây, ổ nhóm, có cấu kết từ các tỉnh biên giới vào tiêu thụ trong nội địa Hà Nội; các thủ đoạn vận chuyển hàng hóa của các đối tượng cả về thời gian, phương tiện và tuyến đường đối tượng đi qua. Hóa đơn hàng hóa của các đối tượng vi phạm (như điện thoại di động, máy tính bảng, thuốc lá điếu, rượu ngoại, hàng vải, quần áo, may mặc,... thường được sử dụng quay vòng khi bị cơ quan chức năng kiểm tra.

Các đối tượng buôn lậu thường chia nhỏ, vận chuyển hàng hóa thành nhiều đợt để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường. Ngoài ra, do quy định thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hải quan thông thoáng, nên vẫn còn hiện tượng gian lận thương mại trong kê khai hải quan như kê không đúng số lượng, chủng loại, mã hàng hoá,...). Các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là thuốc lá, rượu, vải, quần áo, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc tân dược, động vật hoang dã,...

Về công tác chống hàng giả, mặc dù đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, văn phòng luật sư, chủ sở hữu nhãn hiệu trong việc nắm bắt thông tin, phát hiện dấu hiệu vi phạm, tuy nhiên, do thủ đoạn các đối tượng ngày càng tinh vi, biên chế của các lực lượng chức năng hiện nay còn mỏng, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, nhận biết hàng giả, hành vi phạm sở hữu trí tuệ còn thiếu, là những nguyên nhân khiến hiệu quả thực thi pháp luật về chống hàng giả chưa phù hợp thực tế của thị trường.

Theo ông Đàm Thanh Thế Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các đơn vị chức năng cần phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại nghiêm trọng trên địa bàn trong dịp cuối năm 2016, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội 2017 thì người đứng đầu đơn vị tại địa bàn đó phải chịu trách nhiệm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một cán bộ quản lý thị trường hy sinh khi đi bắt buôn lậu
Một cán bộ quản lý thị trường hy sinh khi đi bắt buôn lậu

VOV.VN - Nhóm người điều khiển nhiều võ lãi đuổi theo đòi lại tang vật. Một đối tượng đuổi kịp dùng cây tấn công làm cán bộ quản lý thị trường tử vong.

Một cán bộ quản lý thị trường hy sinh khi đi bắt buôn lậu

Một cán bộ quản lý thị trường hy sinh khi đi bắt buôn lậu

VOV.VN - Nhóm người điều khiển nhiều võ lãi đuổi theo đòi lại tang vật. Một đối tượng đuổi kịp dùng cây tấn công làm cán bộ quản lý thị trường tử vong.

Bắt xe khách vận chuyển thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc
Bắt xe khách vận chuyển thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

VOV.VN - Kiểm tra chiếc xe khách tổ công tác phát hiện gần 200 hộp thực phẩm chức năng dạng nén không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bắt xe khách vận chuyển thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

Bắt xe khách vận chuyển thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

VOV.VN - Kiểm tra chiếc xe khách tổ công tác phát hiện gần 200 hộp thực phẩm chức năng dạng nén không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thu giữ một lượng lớn thịt gà “ướp, nhuộm” hàn the
Thu giữ một lượng lớn thịt gà “ướp, nhuộm” hàn the

Số thịt gà "ướp" hàn the với mục đích làm cho thịt tươi ngon được đưa ra thị trường tiêu thụ.

Thu giữ một lượng lớn thịt gà “ướp, nhuộm” hàn the

Thu giữ một lượng lớn thịt gà “ướp, nhuộm” hàn the

Số thịt gà "ướp" hàn the với mục đích làm cho thịt tươi ngon được đưa ra thị trường tiêu thụ.