Chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống tệ nạn xã hội

VOV.VN - Tiếp tục phối hợp với các báo, tạp chí xây dựng chuyên trang, chuyên đề về các mô hình, điển hình; cấp phát các tài liệu truyền thông về PCTNXH.

Tại Hội nghị "Chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống tệ nạn xã hội và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 - 2020", được tổ chức vào trung tuần tháng 8 vừa qua tại Lào Cai, bên cạnh việc điểm lại những kết quả đã đạt được trong 7 tháng đầu năm, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (PCTNXH) - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Xuân Lập đã nhấn mạnh, các địa phương, nhất là ngành lao động cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ, trong đó:

Hội nghị "Chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống tệ nạn xã hội và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 - 2020" tại Yên Bái.

Cần tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật theo Quyết định 2140/QĐ-TTg ngày 30/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ như: tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí, đưa phóng viên đi thực tế, phối hợp với các báo, tạp chí xây dựng chuyên trang, chuyên đề về các mô hình, điển hình; xây dựng, cấp phát các tài liệu truyền thông về PCTNXH. Trong đó, chú trọng đến các nội dung mang tính chất vận động thay đổi quan điểm, giải pháp về vấn đề dự phòng, cai nghiện ma túy; hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực và xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ người bán dâm ở cộng đồng; huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập ở cộng đồng...

Về công tác phòng chống mại dâm cần tập trung xây dựng, đề xuất dự án Luật Phòng, chống mại dâm báo cáo Chính phủ; tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 và đề xuất các nội dung, giải pháp giai đoạn 2021-2025; nghiên cứu đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định 178/2004/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Thông tư số 05/2006/TT-BLĐTBXH; xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật đối với dịch vụ hỗ trợ người bán dâm tại cộng đồng và các cơ sở hỗ trợ xã hội; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống mại dâm; đánh giá kết quả, hiệu quả việc thực hiện các chương trình can thiệp, giảm tác hại cho nhóm người bán dâm; hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức triển khai các can thiệp thuộc 3 mô hình trên tại 20 tỉnh, thành phố lựa chọn thí điểm; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm ở các địa phương.

Đối với công tác cai nghiện ma túy, theo ông Nguyễn Xuân Lập cần phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện chính sách pháp luật, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến công tác cai nghiện ma túy trong Luật Phòng, chống ma túy và Luật Xử lý vi phạm hành chính; tổng kết Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; tổng kết Dự án 4 - Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 và đề xuất giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn 2021-2025, nhất là chính sách, pháp luật về dự phòng nghiện ma túy...; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy; tiếp tục thí điểm các mô hình cai nghiện ma túy có hiệu quả tại các địa phương.

Về công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, cần rà soát, đánh giá thực trạng chính sách, pháp luật về công tác hỗ trợ nạn nhân, đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân bị mua bán trở về làm cơ sở tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ nạn nhân đảm bảo sự bình đẳng giới trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề và vay vốn hòa nhập cộng đồng; thí điểm, nhân rộng các mô hình hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng; sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2013/NĐ-CP và xây dựng định mức kinh tế- kỹ thuật dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở cộng đồng; đánh giá kết quả thực hiện Đề án tiếp nhận, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2016-2020 và xây dựng đề án giai đoạn 2021-2026; đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ công tác hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân; tăng cường tập huấn, đào tạo cho cán bộ trực tiếp làm công tác hỗ trợ nạn nhân về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong công tác hỗ trợ nạn nhân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phạm nhân được đặc xá học kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng
Phạm nhân được đặc xá học kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng

VOV.VN - Để giúp các phạm nhân nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, Trại giam Tân Lập (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức nhiều lớp tập huấn.

Phạm nhân được đặc xá học kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng

Phạm nhân được đặc xá học kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng

VOV.VN - Để giúp các phạm nhân nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, Trại giam Tân Lập (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức nhiều lớp tập huấn.

Đội tình nguyện cầu nối giúp người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng
Đội tình nguyện cầu nối giúp người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng

VOV.VN - Hàng chục trường hợp được Đội thanh niên tình nguyện xã hội phường Tân Tiến giúp đỡ thoát khỏi “cái chết trắng”

Đội tình nguyện cầu nối giúp người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng

Đội tình nguyện cầu nối giúp người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng

VOV.VN - Hàng chục trường hợp được Đội thanh niên tình nguyện xã hội phường Tân Tiến giúp đỡ thoát khỏi “cái chết trắng”

Nhiều phạm nhân chuẩn bị trở về hòa nhập cộng đồng
Nhiều phạm nhân chuẩn bị trở về hòa nhập cộng đồng

VOV.VN - Hàng chục phạm nhân TP HCM được tư vấn về pháp luật, thủ tục pháp lý cần thiết để chuẩn bị hoàn lương...

Nhiều phạm nhân chuẩn bị trở về hòa nhập cộng đồng

Nhiều phạm nhân chuẩn bị trở về hòa nhập cộng đồng

VOV.VN - Hàng chục phạm nhân TP HCM được tư vấn về pháp luật, thủ tục pháp lý cần thiết để chuẩn bị hoàn lương...