“Học sinh Hà Nội hút shisha”: Thật hay dàn dựng?

Các em học sinh cho rằng các em chỉ là những “diễn viên” cho một phóng sự.

Một clip học sinh mặc đồng phục Trường THPT Trần Nhân Tông và THPT Việt Đức (Hà Nội) hút shisha trong quán được đưa lên mạng từ ngày 27/3. Vài ngày sau, các “nhân vật” trong clip mới được biết phóng sự do phóng viên kênh VTC14 thực hiện đã lên sóng. Lập tức, những học sinh lớp 11 trong clip rơi vào tâm lý hoảng loạn vì áp lực dư luận. 

Nêu tên, khuôn mặt của học sinh

Phóng sự “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng shisha” do kênh VTC14 phát sóng ngày 27/3 quay cận cảnh và rõ nét mặt nhóm học sinh mặc đồng phục Trường THPT Việt Đức và Trần Nhân Tông thản nhiên ngồi trong quán trên phố Đào Duy Từ hút shisha phà khói mù mịt, cười nói rôm rả và trả lời phóng viên truyền hình về việc “hút cho vui mồm” khiến nhiều người xem lo ngại.

 Công văn của VTC gửi Sở GD-ĐT Hà Nội và hai trường THPT Việt Đức, Trần Nhân Tông không thừa nhận dàn dựng phóng sự và tin nhắn được cho là giữa phóng viên VTC và học sinh

Chẳng những hình ảnh các em học sinh không được làm mờ như thường lệ trong những phóng sự nhạy cảm liên quan tới trẻ em, mà tên của các em học sinh cũng được giới thiệu đầy đủ. 

Các em học sinh “trong cuộc” đã tỏ ra bức xúc, chính các em học sinh đã gửi thông tin cho nhau qua Facebook trong nỗ lực thanh minh cho bạn, chứng tỏ rằng clip trên là sự “dàn dựng” của phóng viên.

Các em học sinh cho rằng các em chỉ là những “diễn viên” cho một phóng sự mà các em được giải thích là “để cảnh báo cho các bạn học sinh khác về việc này”.

Các em nói gì?

Chiều 2/4, trò chuyện với Tuổi Trẻ, P.L., T.T. và A.V. - ba học sinh lớp 11 Trường THPT Trần Nhân Tông - vẫn chưa vượt qua được trạng thái căng thẳng khi không ngờ mình rơi vào “tâm bão” của dư luận. T., cô học sinh xuất hiện trong clip với cảnh hút shisha, cho biết: “Em là bạn thân của Q. (học sinh Trường THPT Đông Kinh). Q. quen biết chị Mai Anh Thư, phóng viên của VTC14, nên được chị ấy nhờ tìm vài người bạn để quay hình, phỏng vấn với mục đích “cảnh báo cho các bạn học sinh về tình trạng hút shisha”.

Q. đã rủ em. Em rủ thêm các bạn P.L., A.V. và Đ.A. (Trường THPT Việt Đức). Ngày 25/3, chúng em đến một quán ở Đào Duy Từ theo lời hẹn trước của chị Mai Anh Thư. Chị phóng viên đã mua shisha và đồ uống cho bọn em và nói đó là “đạo cụ” để quay phóng sự”.

Các em học sinh đều cho biết được phóng viên gợi ý hút và trả lời phỏng vấn. Nhưng có em chỉ ngồi chứng kiến, có em làm theo yêu cầu và trả lời những câu hỏi mà phóng viên đã chuẩn bị trước, hướng dẫn các em làm theo.

A.V. đã cho Tuổi Trẻ xem những tin nhắn được cho là của phóng viên gửi cho nhóm học sinh trước buổi ghi hình, trong đó yêu cầu các em mặc đồng phục trường và hứa sẽ làm mờ phù hiệu trường khi phát sóng. 

T. cho biết: “Chúng em đều được phỏng vấn rất nhiều, nhưng khi các bạn khác trả lời không đạt thì chị phóng viên nhờ em trả lời lại câu hỏi đó để ghi cho ổn hơn”. A.V. thì nói: “Phóng viên hỏi em đến 30 phút nhưng đã cắt hết, chỉ để lại một vài câu khá nhạy cảm, ví dụ như “hút cho vui mồm”.

Nếu mọi người được xem bản đầy đủ thì sẽ thấy chúng em trả lời khác khi bày tỏ quan điểm về hiện tượng hút shisha”. Trong những tin nhắn của phóng viên với các em học sinh, có em còn hồn nhiên hỏi: “Thế có catsê không hả chị?”.

Trường mong nhà đài sớm làm rõ

Ban giám hiệu các trường có học sinh liên quan tới phóng sự trên đều triệu tập các em học sinh để yêu cầu giải trình. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, phó hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, bức xúc nói: “Cô phóng viên đã tới gặp nhà trường, khi đó tôi đã mời các em học sinh lên đây đối chất. Tôi khẳng định phóng sự trên là sự dàn dựng.

Trước sự khẳng định của tôi, cô phóng viên đã im lặng, viện cớ có việc gấp phải về cơ quan nên cô ấy đã không ký vào biên bản làm việc. Nhà trường đã đề nghị phải làm rõ sự việc là phóng sự có sự dàn dựng, lợi dụng sự ngây thơ của các em học sinh để nhờ các em làm “diễn viên”.

Nhưng ngày 31/3, chúng tôi lại nhận được một văn bản của nhà đài có nội dung khẳng định phóng viên đã tác nghiệp đúng quy trình, tôn trọng sự thật và đề nghị nhà trường xem xét không kỷ luật nặng học sinh vì các em học sinh trong phóng sự còn quá trẻ, chưa ý thức được hậu quả của hành động bồng bột của mình”.

Theo cô Nguyệt, nội dung công văn cho thấy nhà đài chưa thấy rõ bản chất sự việc và hậu quả nặng nề gây ra cho học sinh.

Chiều 2/4, ông Hoàng Trọng Hiếu, phó ban biên tập VTC14 - Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, đã trả lời Tuổi Trẻ.

* Trong phóng sự “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng ” của VTC14, có hay không sự dàn dựng để làm phóng sự đó?

- “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng shisha” là một chương trình có mục đích cảnh báo về hiện tượng sử dụng shisha trong giới trẻ, nhất là học sinh và hiểm họa của nó. Khi phóng viên tác nghiệp và tìm hiểu thông tin, đã nhận được sự đồng ý tham gia ghi hình cảnh sử dụng shisha của một số học sinh.

Đây là những học sinh cho biết đã có sử dụng shisha trước đó. Phóng viên đã trao đổi với các nhân vật rằng đây là chương trình cảnh báo về một hiện tượng tiêu cực, các học sinh có thể cân nhắc việc ghi hình và trả lời phỏng vấn, các học sinh vẫn sẵn sàng thực hiện việc ghi hình.

* Nếu đã là sự dàn dựng thì đây có được coi là phóng sự điều tra của VTC hay không? Vì sao VTC lại gửi văn bản đến trường học và Sở GD-ĐT Hà Nội? 

- Đây không phải là phóng sự dàn dựng, đây là chương trình mang tính chất cảnh báo về một hiện tượng tiêu cực trong đời sống giới trẻ, với sự tham gia tự nguyện của người thật việc thật. Chúng tôi chưa bao giờ coi đây là phóng sự điều tra. 

Sau khi chương trình phát sóng, chúng tôi nhận được thông tin nhà trường có thể xử lý nặng đối với những học sinh xuất hiện trong chương trình. Đó là lý do chúng tôi gửi văn bản cho trường với mong muốn nhà trường xem xét việc này ở mức độ phù hợp, giúp các em nhận thức được vấn đề hơn là xử lý theo cách đuổi học.

* Phóng viên Mai Anh Thư giải thích với VTC14 như thế nào về sự việc nêu trên?

- Phóng viên tập sự Mai Anh Thư đã có báo cáo giải trình chi tiết, với các thông tin có thể kiểm chứng về quá trình tác nghiệp.

Chúng tôi đã rà soát quy trình tác nghiệp và nhận thấy rất đáng tiếc ở điểm khi xử lý kỹ thuật hậu kỳ, những người thực hiện đã không áp dụng thủ thuật kỹ thuật để làm mờ nhận diện cá nhân đối với hình ảnh của nhân vật tham gia ghi hình, nhất là các em còn là học sinh, xuất hiện trong một bối cảnh nhạy cảm.

Đây là bài học nghiệp vụ sâu sắc của cả phóng viên và êkip thực hiện, phê duyệt chương trình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vũng Tàu: Nhiều quán cà phê bán shisha cho học sinh
Vũng Tàu: Nhiều quán cà phê bán shisha cho học sinh

Ngày 22/3, Công an P.3 và Công an P.4 (TP.Vũng Tàu) đã lập hồ sơ để xử lý hai quán cà phê trên địa bàn bán shisha cho học sinh.

Vũng Tàu: Nhiều quán cà phê bán shisha cho học sinh

Vũng Tàu: Nhiều quán cà phê bán shisha cho học sinh

Ngày 22/3, Công an P.3 và Công an P.4 (TP.Vũng Tàu) đã lập hồ sơ để xử lý hai quán cà phê trên địa bàn bán shisha cho học sinh.

Thu hồi giấy phép của một số cơ quan báo chí thuộc Bộ GT-VT
Thu hồi giấy phép của một số cơ quan báo chí thuộc Bộ GT-VT

VOV.VN - Việc thu hồi này nhằm sắp xếp lại các cơ quan báo chí theo chủ trương quy hoạch báo chí toàn quốc…

Thu hồi giấy phép của một số cơ quan báo chí thuộc Bộ GT-VT

Thu hồi giấy phép của một số cơ quan báo chí thuộc Bộ GT-VT

VOV.VN - Việc thu hồi này nhằm sắp xếp lại các cơ quan báo chí theo chủ trương quy hoạch báo chí toàn quốc…

Thú hút Shisha- sở thích chết người
Thú hút Shisha- sở thích chết người

(VOV) -Shisha dù chưa bị cấm nhưng đang thu hút giới trẻ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Thú hút Shisha- sở thích chết người

Thú hút Shisha- sở thích chết người

(VOV) -Shisha dù chưa bị cấm nhưng đang thu hút giới trẻ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Bộ Chính trị thông qua Đề án Quy hoạch báo chí
Bộ Chính trị thông qua Đề án Quy hoạch báo chí

Đề án nêu rõ bên cạnh những thành tích đạt được, báo chí cũng có rất nhiều nhiều khuyết điểm, yếu kém. 

Bộ Chính trị thông qua Đề án Quy hoạch báo chí

Bộ Chính trị thông qua Đề án Quy hoạch báo chí

Đề án nêu rõ bên cạnh những thành tích đạt được, báo chí cũng có rất nhiều nhiều khuyết điểm, yếu kém.