Học trò vùng cao Hoàng Su Phì gian nan "bám" lớp

VOV.VN -Chứng kiến cảnh gần 30 em chen chúc trong căn phòng tạm chưa đầy 20m2, không ai là không chạnh lòng.

Những ngày tháng 10, khi tiết trời bắt đầu mưa và se lạnh, tới khu nội trú trường Tiểu học- Trung học cơ sở Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang, chúng tôi không khỏi chạnh lòng.

Gian nhà dựng tạm chưa đầy 20m2…

Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Thàng Tín có gần 400 học sinh, trong đó có 36 em ở lại khu nội trú nhà trường. Gọi là khu nội trú nhưng chỉ có 2 phòng, một gian dành cho nam và 1 gian dành cho nữ. Gian bé rộng chừng 6m2, có tới 9 em học sinh nữ. Gian lớn hơn rộng chưa đầy 20m2, cũng ngót nghét 30 em nam ở. Cả hai phòng nội trú này đều là tài sản của xã, nhà trường mượn tạm để làm chỗ ở cho các em nhà xa đi học đỡ vất vả.

Căn phòng 20m2, gần 30 em ở được dựng lên từ những mảnh gỗ ghép lại, vẫn còn những khe hở rộng. Mái nhà được lợp bằng những tấm Fibrô xi măng, cao hơn vách ngăn phòng 30 cm. Sang đông, gian nhà ấy như trở nên chênh vênh hơn, gió theo những khe hở lùa vào, lạnh ngắt.


Các em học sinh đang ôn bài trong căn phòng nội trú chật hẹp

Phòng chật chội lại chỉ có duy nhất chiếc bóng đèn tuýp nên không đủ sáng và đủ chỗ cho các em học ngoài giờ. Vì vậy, buổi tối, các em vẫn lên lớp học bài, đến giờ đi ngủ mới về phòng. Chỗ ngủ của các em là tấm phản gập ghềnh được ghép lại từ những mảnh gỗ, ngồi khẽ lên đã kêu ọt ẹt… Gần 30 em nằm chen chúc cạnh nhau.

Ở trong những căn nhà chật chội, tạm bợ như vậy nhưng khi hỏi các em có thấy bất tiện không, có thấy khó khăn không, các em chỉ mỉm cười, lắc đầu và rụt rè nói: “đi học vui”.

Ngày cuối tuần, chỉ số ít em là có bố mẹ tới đón, hầu hết các em đều tự đi bộ hàng chục cây số về với gia đình. Chiều hôm sau, lại cung đường ấy, các em khăn gói lên trường tìm chữ.

Đường vào gian nhà nội trú của các em học sinh nữ

“Các em học sinh vùng cao còn khổ lắm”- thầy Phan Văn Phong phụ trách Đoàn Đội và cũng là người hàng ngày chăm sóc, quản lý các em khu nội trú nói. Từ miền xuôi lên, thầy giáo trẻ đã gắn bó với các em học sinh Thàng Tín đến nay là năm thứ 6. Có lẽ, cái duyên miền sơn cước, cái tình của học trò nghèo nơi đây đã khiến thầy không thể rời.

Thầy Phong chia sẻ, phòng nội trú của các em học sinh là của tài sản của xã, nhà trường mượn làm chỗ ở tạm cho các em. Thầy Phong đã tự tay tu sửa lại cho rộng rãi, sạch sẽ hơn. Tuy vậy, đối với gần 30 em thì căn phòng trở nên quá chật chội.

Những ngày mưa gió, phòng bị dột, thầy Phong thường xuyên phải trèo lên lợp lại mái. Những ngày mùa đông rét mướt, trong căn phòng nội trú đơn sơ ấy, các em học sinh phải co ro vì chăn không đủ ấm. Thầy và các em phải nhóm lửa, đốt than để sưởi cho đỡ lạnh.

Gian nan hành trình bám lớp

Mặc dù đường đến trường xa xôi, vất vả, khu nhà ở nội trú cũng chật hẹp, thiếu thốn, nhưng những khó khăn ấy cũng không ngăn bước các em học sinh vùng cao đến trường. Thầy Nguyễn Hồng Lương, Hiệu trưởng trường Tiểu học-THCS Thàng Tín cho biết, sĩ số học sinh vẫn được duy trì, chưa có học sinh bỏ học.

Thầy Lương chia sẻ, học sinh miền núi hầu hết đều khó khăn, thiếu thốn, con đường đến trường tìm chữ của các em vì thế rất vất vả. Trước đây, khi chưa có nhà nội trú, các em ở xa phải trọ nhà dân. Từ năm 2008, nhà trường mượn được chỗ dựng tạm 2 phòng ở cho các em ngay cạnh trường. Hai gian nhà này khá chật chội nên nhà trường chỉ có thể sắp xếp cho những em ở quá xa. Những em nhà gần hay ở xa từ 6-7 km vẫn phải hàng ngày đi bộ đến trường.

Thầy Nguyễn Hồng Lương, Hiệu trưởng trường Tiểu học-THCS Thàng Tín 

Nhà trường ngoài việc phân công thầy Phan Văn Phong làm công tác quản lý học sinh bán trú, tạo mọi điều kiện quan tâm, chăm sóc các em tại trường, còn phân công một cán bộ nấu cơm cho các em, đảm bảo bữa ăn hàng ngày với mức 460 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, về chăm sóc cá nhân, giặt giũ quần áo, các em vẫn phải tự làm.

Mặc dù học phí và tiền ăn, ở của các em học sinh đều được Nhà nước hỗ trợ nhưng thầy Lương cho biết, việc duy trì sỹ số học sinh cũng là một vấn đề không đơn giản. Nhà trường hiện không có học sinh bỏ học nhưng những buổi mưa rét hay khi gia đình vào vụ mùa, tình trạng học sinh nghỉ học luân phiên vẫn có. Nhà trường cùng với cán bộ xã thường xuyên đến tận thôn, bản, thành lập sổ “Vận động học sinh” có cam kết của phụ huynh, để phụ huynh có ý thức hơn trong việc cho con em mình đi học đầy đủ.

Làm thế nào để đảm bảo chỗ ăn, chỗ nghỉ, điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất cho các em, đảm bảo điều kiện tốt nhất để các em học tập và sinh hoạt là điều luôn hiện hữu trong tâm trí mỗi người thầy, người cô ở đây. Thầy Lương chia sẻ: “Nhà trường mong các cấp chính quyền quan tâm hơn để hành trình tìm chữ, gieo chữ của thầy trò Thàng Tín bớt vất vả”./.

Một số hình ảnh học sinh trường THCS Thàng Tín:

Gần 30 em học sinh nam chen chúc trong căn phòng nội trú dựng tạm
Một em học sinh đang sắp xếp sách vở chuẩn bị học bài

Phòng nội trú nữ tuy chỉ có 9 em, nhưng cũng chật chội với diện tích chừng 6m2

Những em học sinh nhà xa từ 6- 7km vẫn phải đi bộ về nhà do khu nội trú không đủ chỗ ở

Trần phòng lóp học đang có dấu hiệu xuống cấp

Dù điều kiện còn khó khăn, nhưng các em học sinh vẫn vui và cố gắng đến trường

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ An cho hàng ngàn học sinh vùng lũ nghỉ học
Nghệ An cho hàng ngàn học sinh vùng lũ nghỉ học

VOV.VN -Học sinh nghỉ học ở nhà tuyệt đối không được đi bắt cua, ốc có thể bị đuối nước... Học sinh đi học trở lại khi nước rút.

Nghệ An cho hàng ngàn học sinh vùng lũ nghỉ học

Nghệ An cho hàng ngàn học sinh vùng lũ nghỉ học

VOV.VN -Học sinh nghỉ học ở nhà tuyệt đối không được đi bắt cua, ốc có thể bị đuối nước... Học sinh đi học trở lại khi nước rút.

Trường học tan hoang sau lũ, học sinh chưa thể đến trường
Trường học tan hoang sau lũ, học sinh chưa thể đến trường

VOV.VN - Nước lũ đã phá hủy hoàn toàn các trang thiết bị tại những trường học vùng hạ lưu hồ Vực Mấu (Nghệ An).

Trường học tan hoang sau lũ, học sinh chưa thể đến trường

Trường học tan hoang sau lũ, học sinh chưa thể đến trường

VOV.VN - Nước lũ đã phá hủy hoàn toàn các trang thiết bị tại những trường học vùng hạ lưu hồ Vực Mấu (Nghệ An).

“Cầu nối số” giúp học sinh nghèo vượt khó
“Cầu nối số” giúp học sinh nghèo vượt khó

VOV.VN - Người sáng lập Passerelles numériques (Cầu nối số) là một người Pháp mong muốn chia sẻ may mắn với những trẻ nghèo trên thế giới

“Cầu nối số” giúp học sinh nghèo vượt khó

“Cầu nối số” giúp học sinh nghèo vượt khó

VOV.VN - Người sáng lập Passerelles numériques (Cầu nối số) là một người Pháp mong muốn chia sẻ may mắn với những trẻ nghèo trên thế giới

Trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo
Trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo

VOV.VN -LoretoViệt Nam – Australia program, đã  trao tặng 112 chiếc xe đạp và 112 mũ bảo hiểm cho học sinh nghèo

Trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo

Trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo

VOV.VN -LoretoViệt Nam – Australia program, đã  trao tặng 112 chiếc xe đạp và 112 mũ bảo hiểm cho học sinh nghèo

2.000 học sinh Hà Nội dự Ngày thế giới rửa tay với xà phòng
2.000 học sinh Hà Nội dự Ngày thế giới rửa tay với xà phòng

VOV.VN - Cùng với Việt Nam, hơn 40 quốc gia trên thế giới cùng cam kết rửa tay với xà phòng.

2.000 học sinh Hà Nội dự Ngày thế giới rửa tay với xà phòng

2.000 học sinh Hà Nội dự Ngày thế giới rửa tay với xà phòng

VOV.VN - Cùng với Việt Nam, hơn 40 quốc gia trên thế giới cùng cam kết rửa tay với xà phòng.