Khi con “ếch” về bản

(VOV) -Ở Sơn La, HIV/AIDS đã lan sâu về vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sơn La hiện là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS thuộc "tốp 10" của cả nước. Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp tích cực, song số trường hợp nhiễm mới, số bệnh nhân AIDS, cũng như số bệnh nhân tử vong do AIDS trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn không ngừng gia tăng. Đáng chú ý là HIV/AIDS đang lan mạnh tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

HIV/AIDS về bản

Cái tin vợ chồng chị Lò Thị Đôi ở xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu mắc HIV nhanh chóng lan truyền, khiến nhiều người ở bản không khỏi bàng hoàng. Là hoa khôi của bản, gạt sang bên hàng tá người theo đuổi, chị và anh kỹ sư xây dựng điển trai gốc thành phố Sơn La mới về làm việc ở huyện kết duyên chưa được bao lâu, những tưởng tương lai, hạnh phúc đang chờ đón phía trước, nay bỗng dưng sụp đổ tất cả vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

HIV/AIDS là cụm từ tương đối xa lạ với bà con dân bản nơi đây. Ai cũng từng nghe, nhưng cứ nghĩ nó ở xa lắm, nên không mấy để ý. Nay “con ếch” bỗng dưng xuất hiện ở bản, nên ai cũng ngỡ ngàng. Ngay với cả chị Đôi, chồng con cứ đau ốm liên miên, khi đi khám và xét nghiệm, được thông báo cả nhà dương tính với HIV - hậu quả sau những cuộc vui không có điểm dừng khi chồng đi làm xa nhà, chị vẫn không tin dù đó là sự thật.

Trường hợp của chị Đôi không phải là hy hữu ở Sơn La. Bởi trước đây, mặc dù lây lan mạnh, nhưng HIV chỉ tập trung chủ yếu ở vùng thành phố, thị trấn, nhưng nay đã lan sâu về vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thống kê đến hết tháng 10 vừa qua, HIV/AIDS đã có mặt ở 86% trong tổng số 204 xã, phường ở tỉnh. Nguyên nhân là do nhận thức của bà con về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS còn hạn chế; có người thì chủ quan không biết mình mắc bệnh, có người thì biết nhưng giấu không cho gia đình, người thân biết vì sợ bị xa lánh, kỳ thị.

Cần đầu tư cho công tác tuyên truyền

Trước thực trạng này, cấp ủy, chính quyền các địa phương ở Sơn La đã xác định đẩy mạnh việc truyền thông phòng chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh thế kỷ này.

Anh Lò Văn Thành, nhân viên văn hóa bản Lả Mường, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp cho biết: “Tôi được giao nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở bản chú trọng tuyên truyền để bà con hiểu rõ tác hại của ma túy, HIV/AIDS để ai cũng có ý thức đề phòng, nhất là phải tránh xa nó. Việc  tuyên truyền được chúng tôi thực hiện thông qua các buổi họp bản; cả những lúc đi làm nương, làm ruộng… Nói chung lúc nào cũng nhắc nhau phải chú ý không để HIV/AIDS về bản, bởi vì như thế mọi sự sẽ rất phức tạp”.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS ở mỗi vùng, mỗi địa phương chỉ từ hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của mỗi cán bộ, bởi thực tế, số cán bộ chuyên trách công tác phòng chống HIV/AIDS ở cấp cơ sở hầu như không có.

Ngay cả Khoa truyền thông của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cũng chỉ có 4 cán bộ; cấp huyện thì chỉ có 1 y sỹ là cán bộ của Khoa giám sát dịch tễ, Trung tâm Y tế huyện kiêm nhiệm làm công tác phòng chống HIV. 

Ông Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết, lực lượng có năng lực để truyền thông về HIV/AIDS vẫn còn quá mỏng, quá ít và còn thiếu kiến thức để thực hiện nhiệm vụ này. “Tôi nghĩ rất cần đầu tư đào tạo đội ngũ giảng viên, đội ngũ tuyên truyền viên của tuyến tỉnh, tuyến huyện, sau đó, đội ngũ này sẽ thực hiện truyền thông ở tất cả các xã, các thôn bản… Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cần có lộ trình tăng dần đầu tư cho công tác phòng chống HIV/AIDS”, ông Hưởng đề xuất.

Đến nay, Sơn La là địa phương trong tốp 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao trong cả nước, với trên 8.700 ca, trong đó số bệnh nhân đã tử vong hơn 2.400 trường hợp. HIV/AIDS đã có mặt ở 176 trong tổng số 204 xã, phường ở tỉnh.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê qua công tác xét nghiệm mà ngành y tế nắm được. Do vậy, nếu công tác truyền thông không được đẩy mạnh, nhận thức của người dân về HIV/AIDS chưa nâng cao, thì nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này ở Sơn La vẫn đầy tiềm ẩn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát động chương trình dự phòng lây nhiễm HIV
Phát động chương trình dự phòng lây nhiễm HIV

(VOV) - Chương trình nhằm quảng bá, vận động thanh niên sử dụng bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV.

Phát động chương trình dự phòng lây nhiễm HIV

Phát động chương trình dự phòng lây nhiễm HIV

(VOV) - Chương trình nhằm quảng bá, vận động thanh niên sử dụng bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV.

Xuất hiện bệnh lạ có triệu chứng giống HIV/AIDS
Xuất hiện bệnh lạ có triệu chứng giống HIV/AIDS

Căn bệnh tấn công hệ miễn dịch của người bệnh, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh ở nhiều trường hợp không có tác dụng

Xuất hiện bệnh lạ có triệu chứng giống HIV/AIDS

Xuất hiện bệnh lạ có triệu chứng giống HIV/AIDS

Căn bệnh tấn công hệ miễn dịch của người bệnh, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh ở nhiều trường hợp không có tác dụng

ADB hỗ trợ Việt Nam và Lào phòng chống dịch HIV/AIDS
ADB hỗ trợ Việt Nam và Lào phòng chống dịch HIV/AIDS

Theo kế hoạch, dự án dành cho 2 nước được thực hiện trong 5 năm với tổng kinh phí 21,9 triệu USD.

ADB hỗ trợ Việt Nam và Lào phòng chống dịch HIV/AIDS

ADB hỗ trợ Việt Nam và Lào phòng chống dịch HIV/AIDS

Theo kế hoạch, dự án dành cho 2 nước được thực hiện trong 5 năm với tổng kinh phí 21,9 triệu USD.

Hà Nội giảm 22,8% số trường hợp nhiễm HIV/AIDS
Hà Nội giảm 22,8% số trường hợp nhiễm HIV/AIDS

(VOV) - Các trường hợp nhiễm mới, chủ yếu trong nhóm nguy cơ ma túy, nhưng đang có xu hướng gia tăng ở bệnh nhân lao và  tình dục

Hà Nội giảm 22,8% số trường hợp nhiễm HIV/AIDS

Hà Nội giảm 22,8% số trường hợp nhiễm HIV/AIDS

(VOV) - Các trường hợp nhiễm mới, chủ yếu trong nhóm nguy cơ ma túy, nhưng đang có xu hướng gia tăng ở bệnh nhân lao và  tình dục