5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung?

VOV.VN - Cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn kéo dài và chưa có hồi kết được nhận định là do công nghệ chủ chốt 5G.

Theo số liệu mới nhất của Deloitte, thì Trung Quốc đã xây được hơn 350.000 tháp sóng – cơ sở hạ tầng quan trọng của mạng 5G, trong khi Mỹ mới chỉ có chưa đến 30.000 tháp (11%). Vì thế, theo dự báo Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á có thể tạo ra “cơn sóng thần 5G”, khiến Mỹ quan ngại trước nguy cơ không thể bắt kịp.

Công nghệ 5G được cho là tụ điểm của cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. (Ảnh: Reuters).

Từ tiếp cận thời gian thực…

5G được cho là sẽ khắc phục triệt để những khiếm khuyết của 4G/LTE, đặc biệt là tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh, đạt tới 20GPs (gấp 20 lần so với 4G). Nhờ đó, người dùng có thể xem trực tuyến video ở cấp độ “8K” với định dạng 3D, kết nối thiết bị thực tế ảo (VR) gần như không có độ trễ…

Mạng 5G sẽ sử dụng bước sóng mm, quang phổ tín hiệu RF giữa các tần số siêu cao 20GHz và 300GHz, có thể truyền tải khối lượng lớn dữ lệu với tốc độ cao. Tuy nhiên, để khắc phục nhược điểm không truyền xa, khó xuyên tường, vượt chướng ngại vật… các nhà mạng phải sử dụng một lượng lớn antena có cùng độ phủ sóng như 4G hiện nay.

Theo giới chuyên gia dự báo đến năm 2035 công nghệ 5G có thể tạo ra 12.300 tỷ USD cho GDP toàn cầu.

Đến cuộc đua thiết lập cơ sở hạ tầng…

Trong cuộc đua ứng dụng 5G, mạng thế hệ mới này là khâu then chốt trong việc phát triển xe tự lái, thực tế ảo và thành phố thông minh của các nhà mạng trên phạm vi toàn cầu. Thời gian thực là khâu cốt yếu để bảo đảm cho các thiết bị thông minh không có bất kỳ sai sót nào trong quá trình vận hành.

Cho đến nay, việc triển khai chiến lược “Made in China 2025” của Trung Quốc đã có bước tiến nhanh trong lĩnh vực 5G. Yếu tố quan trọng nhất cho triển khai 5G là lắp đặt các cột tháp không dây mới được phân đều trong các khu vực dân cư đông đúc. Trong khi Mỹ hiện mới xây khoảng 5 cột/10.000 dân, thì tỉ lệ này ở Trung Quốc là 14 cột/10.000 dân. Chỉ tính riêng trong năm 2017, China Tower – nhà điều hành cột tháp di động Trung Quốc đã xây 460 cột tháp/ngày.

Theo giới quan sát, các hãng khổng lồ như Intel và Qualcomm đang hợp tác phát triển công nghệ 5G. Trong đó, yếu tố chi phí nghiên cứu, phát triển và sự phân bổ tần số vô tuyến cho các nhà mạng đã giúp Mỹ chiến thắng trong cuộc đua 4G trước đây, thì nay Mỹ lại thiếu lộ trình trong phân bổ tần số so với Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc hiện là nước dẫn đầu trong việc ứng dụng 5G, Hàn Quốc xếp thứ hai và tiếp sau là Mỹ và Nhật Bản.

Chính vì thế mà Washington đã có những đối sách để chống lại nguy cơ mạng 5G của Bắc Kinh vượt mặt Mỹ. Được biết, ngay từ hồi đầu năm 2018 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngăn cản thương vụ Broadcom mua Qualcomm sau khi quan chức Mỹ cảnh báo giao dịch có thể mang lợi thế lớn về 5G cho Trung Quốc.

Nhà mạng Mỹ như Verizon, AT&T đang chia sẻ và triển khai công nghệ 5G tại một số thị trường vào cuối năm 2018, trong khi Bắc Kinh dự kiến sử dụng 5G trên diện rộng từ năm 2020. Tất cả hãng viễn thông nước này cũng cam kết đáp ứng khung thời gian nói trên.

Theo quan điểm của Declan Ganley, CEO của công ty viễn thông Rivada Networks, “cuộc đua ai sẽ định hình và kiểm soát mạng 5G” chính là một phần của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Công nghệ này có ý nghĩa lớn về mặt chiến lược, đóng vai trò quan trọng hơn cả các tuyến vận tải đường biển hay kiểm soát vùng trời.

Theo nhận định của Ganley, mô hình phân phối tần số cho các nhà mạng di động của Mỹ thông qua đấu thầu quang phổ (spectrum) và quy trình đấu giá do Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) tổ chức đang tỏ ra không hiệu quả bởi mặt trái của lợi nhuận đã hạn chế đầu tư cho sáng tạo.

Trong khi ở Trung Quốc, chỉ có 2 đến 3 doanh nghiệp nhà nước lớn nhận được sự hậu thuẫn cực mạnh từ Chính phủ, sẽ tiếp tục đầu tư cho sáng tạo, khiến họ có lợi thế để vươn lên dẫn trước các công ty viễn thông Mỹ trong cuộc đua 5G. Vì thế, Theo ông Ganley nếu Mỹ cũng làm như vậy thì Washington có thể vượt qua Trung Quốc trong công nghệ 5G.

Theo quan sát của Kelsey thì nội các của ông Trump đã có những dấu hiệu ủng hộ một chính sách như vậy. Cuộc đua 5G đang chuyển biến rất nhanh và Mỹ có thể phải nhanh chóng áp dụng mô hình mới nếu không muốn thua cuộc trước Trung Quốc.

Và “cuộc chiến” trên lĩnh vực công nghệ…

Theo nhận định của CNBC, một trong những động lực chính khiến cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo dài và chưa có hồi kết là do công nghệ chủ chốt 5G. Công nghệ 5G vừa có ý nghĩa quan trọng đối với cam kết của ông Donald Trump là đưa “Nước Mỹ vĩ đại trở lại”, cũng như tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) theo chiến lược “Made in China 2025” của ông Tập Cận Bình.

Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến 5G hiện còn ở phía trước. (Ảnh minh họa: AP).

Hiện nay cuộc đua thực sự nằm ở cuộc cạnh tranh chiếm lấy ngôi vị dẫn đầu công nghệ 5G giữa các tập đoàn thiết bị viễn thông như ZTE, Huawei (Trung Quốc) với các công ty Qualcomm, Intel (Mỹ), Nokia và Ericsson (EU) và các nhà mạng... Tại Việt Nam, hiện mạng 3G đang vận hành rộng rãi, 4G đang trong quá trình triển khai, thì các nhà mạng lớn cũng đã đặt mục tiêu đến 2020 sẽ phủ sóng 5G.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đăng trên Tờ The Guardian mới đây cho rằng: “Trung Quốc sắp chiến thắng chứ không phải Mỹ. Họ đã có 5G. Họ đã tìm ra cách”. Không chỉ bỏ xa Mỹ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn đang tìm cách tác động đến các nước khác trên phương diện công nghệ 5G. Huawei đang ráo riết vận động hành lang ở Australia và cũng hợp tác với một công ty ở Bồ Đào Nha để triển khai mạng lưới 5G tại đây.

Theo Joe Madden, CEO của công ty nghiên cứu Mobile Experts, các công ty Trung Quốc đang bắt đầu tăng cường sản xuất các linh kiện chủ chốt với các nhà cung ứng của họ. “Chúng tôi nghe được từ ít nhất 10 nhà cung cấp khác nhau rằng, Trung Quốc có thể sớm triển khai mạng 5G vào đầu năm 2019 chứ không phải tháng 7/2019 như đã công bố trước đó”.

Theo số liệu WIPO thì số đơn xin cấp bằng sáng chế mà các doanh nghiệp Trung Quốc nộp lên đã tăng 13,4% trong năm 2017, so với mức tăng chỉ đạt 0,1% của các doanh nghiệp Mỹ. Trong đó, Huawei và ZTE nộp nhiều đơn nhất. Điều đó giải thích vì sao các công ty di động và viễn thông lớn của Trung Quốc trở thành mục tiêu tấn công của ông D. Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Mạng viễn thông 5G đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng về an ninh quốc gia. Theo đó, ZTE đã bị cấm mua các sản phẩm làm ra bởi các công ty Mỹ, China Mobile bị tước quyền cung cấp dịch vụ cho thị trường Mỹ; Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo người Mỹ không nên mua điện thoại Huawei vì có thể bị theo dõi.

Hồi tháng 8, ông Donald Trump ký ban hành Đạo luật NDAA-2019, trong đó có khoản mục “Cấm mọi cơ quan chính phủ và các thực thể có quan hệ với Chính phủ sử dụng sản phẩm hoặc giao dịch với hai công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc”; Ngày 1/12, nữ giám đốc tài chính Tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc) Bà Mạnh Vãn Chu đã bị Canada bắt giữa theo yêu cầu của Mỹ…

Như vậy, 5G là tụ điểm, là cốt lõi của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Bắc Kinh đã tỏ rõ tham vọng lớn trong chiến lược “Made in China 2025” và Washington với chiến lược “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” và nước Mỹ sẽ lãnh đạo thế giới không chỉ bằng sức mạnh quân sự mà bằng cả sức mạnh công nghệ tiên tiến nhất. Vì thế, giới nghiên cứu và dư luận cho rằng, câu trả lời “ai thắng ai” trong cuộc chiến 5G vẫn còn đang ở phía trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bloomberg: Việt Nam hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Bloomberg: Việt Nam hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

VOV.VN - Theo Bloomberg, có nhiều yếu tố giúp Việt Nam hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, như nhân công giá rẻ, vốn đầu tư lớn, môi trường ổn định...

Bloomberg: Việt Nam hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Bloomberg: Việt Nam hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

VOV.VN - Theo Bloomberg, có nhiều yếu tố giúp Việt Nam hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, như nhân công giá rẻ, vốn đầu tư lớn, môi trường ổn định...

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây sức ép lên nền kinh tế
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây sức ép lên nền kinh tế

VOV.VN - Một số chỉ tiêu kinh tế chính của Trung Quốc như: Kim ngạch xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, bán lẻ tiêu dùng đã giảm tốc trong tháng 11/2018...

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây sức ép lên nền kinh tế

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây sức ép lên nền kinh tế

VOV.VN - Một số chỉ tiêu kinh tế chính của Trung Quốc như: Kim ngạch xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, bán lẻ tiêu dùng đã giảm tốc trong tháng 11/2018...

Forbes: Việt Nam hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Forbes: Việt Nam hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

VOV.VN - Theo tạp chí Forbes, Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, dù không phải một sớm một chiều.

Forbes: Việt Nam hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Forbes: Việt Nam hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

VOV.VN - Theo tạp chí Forbes, Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, dù không phải một sớm một chiều.

Mỹ-Trung-Canada tiếp tục tranh cãi về các vụ bắt giữ công dân
Mỹ-Trung-Canada tiếp tục tranh cãi về các vụ bắt giữ công dân

VOV.VN -Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tiếp tục chỉ trích chính phủ Canada về việc bắt giữ Phó Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu.

Mỹ-Trung-Canada tiếp tục tranh cãi về các vụ bắt giữ công dân

Mỹ-Trung-Canada tiếp tục tranh cãi về các vụ bắt giữ công dân

VOV.VN -Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tiếp tục chỉ trích chính phủ Canada về việc bắt giữ Phó Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu.