Kon Tum: Tình người trong đại hạn

VOV.VN - Càng đối diện với hạn hán khốc liệt, người dân lại càng đoàn kết sẻ chia giúp đỡ lẫn nhau.

Đến thời điểm này, tình hình khô hạn đã khiến trên 11.000 hộ dân ở tỉnh Kon Tum thiếu nước sinh hoạt. Tại nhiều khu dân cư, nước sạch phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân ngày càng khan hiếm. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, người dân lại càng đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ nhau từng can nước để vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết. 

Chính quyền xã Sa Sơn đào giếng, xây bể giúp trên 100 hộ dân làng Ba Đờ Gốc có nước sinh hoạt.

Cùng với nỗi lo vì nắng hạn kéo dài khiến cây cối trong vườn héo rũ, bà Nguyễn Thị Thảo ở thôn 1, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy còn nỗi lo khác héo hon hơn. Giếng đã trơ đáy, ba thùng nước đục lờ lờ ở góc sân thành ra quý giá, nhưng cũng chỉ sử dụng được vài ngày. Nhìn sang hàng xóm, trên 10 hộ quanh nhà giếng cũng cạn khô. Nỗi lo nặng trĩu không có nước sinh hoạt của bà Thảo cũng như các hộ khác trong thôn được giải tỏa khi gia đình bà Nguyễn Thị Thu tự nguyện bơm nước từ giếng của nhà chia sẻ với bà con.

Thoát cảnh ngặt nghèo, bà Nguyễn Thị Thảo cho biết: “Chúng tôi chia sẻ hết cho toàn bộ thôn 1 đây. Người nào cũng có hết. Cứ chiều tối là tới bơm. Không có nguồn nước đây thì dân ở đây không có để uống. Chúng tôi thoải mái, tình cảm với nhau mặn mà hơn”.

Biết việc làm tốt của bà Nguyễn Thị Thu, chính quyền xã Sa Sơn xuất kinh phí dự phòng mua bồn chứa nước, đồng thời hỗ trợ gia đình tiền điện. Hàng ngày hai buổi sáng, chiều đều đặn, bà Thu bơm từ 2.000 đến 3.000 lít nước lên bồn cho bà con đến lấy về dùng. Thêm việc, thêm vất vả và chắc chắn rồi đến lúc giếng nhà mình cũng sẽ cạn, song bà Thu vẫn vui vẻ bơm nước chia sẻ với bà con.

Bà Thu nói: “Cực lắm, đi làm về chiều tối bà con cũng phải thùng can đi lấy nước. Sáng sớm phải đi lấy. Nhà tôi là còn nước cho nên gia đình cũng muốn chia sẻ với bà con những lúc nắng hạn này”.        

Nhà bà Nguyễn Thị Thu giờ thành điểm cung cấp hỗ trợ nước sạch.

Đến thời điểm này, tại huyện Sa Thầy đã có hơn 660 giếng đào bị khô cạn, nhiều công trình cấp nước tập trung không còn phát huy tác dụng. Thế nhưng càng đối diện với hạn hán khốc liệt, người dân lại càng đoàn kết sẻ chia giúp đỡ lẫn nhau.

Ông Trần Đình Huân, Chánh Văn phòng HĐND- UBND huyện Sa Thầy cho biết: “Người dân rất là nhiệt tình san sẻ với nhau. Giếng có nhiều nước cung cấp cho các hộ xung quanh. Về phía chính quyền cũng ghi nhận công lao này và hỗ trợ một phần nào kinh phí để họ bơm nước hoặc có những động viên, khuyến khích, khen thưởng”.

Cùng với sự chia sẻ về nguồn nước sinh hoạt trong nhân dân, UBND huyện Sa Thầy đã sử dụng 1 tỷ rưỡi đồng từ nguồn kinh phí dự phòng để đào, khoan thêm hàng chục giếng, xây bể chứa nước, lắp đặt 80 bồn nhựa chứa nước sạch tại các thôn, làng; huy động lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp chở nước sạch tới cung cấp miễn phí cho dân. Hình ảnh những cán bộ xã sau giờ hành chính xách nước giúp hộ neo đơn, hay giáo viên các trường mỗi buổi lên lớp chở theo can nước cứu khát cho gia đình học sinh đã tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để người dân vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kon Tum công bố thiên tai hạn hán cấp độ 1
Kon Tum công bố thiên tai hạn hán cấp độ 1

VOV.VN - Tính đến nay, gần 1.200ha cây trồng, trong đó lúa nước hơn 750ha, cà phê trên 400ha của tỉnh Kon Tum đã bị khô hạn, thiếu nước.

Kon Tum công bố thiên tai hạn hán cấp độ 1

Kon Tum công bố thiên tai hạn hán cấp độ 1

VOV.VN - Tính đến nay, gần 1.200ha cây trồng, trong đó lúa nước hơn 750ha, cà phê trên 400ha của tỉnh Kon Tum đã bị khô hạn, thiếu nước.

Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận
Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận

VOV.VN - Hai năm liên tiếp, do ảnh hưởng bởi hạn hán, tình trạng thiếu nước sản xuất diễn ra trên diện rộng ở Ninh Thuận.

Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận

Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận

VOV.VN - Hai năm liên tiếp, do ảnh hưởng bởi hạn hán, tình trạng thiếu nước sản xuất diễn ra trên diện rộng ở Ninh Thuận.

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn
Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán và xâm nhập mặn vẫn còn diễn ra gay gắt…

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán và xâm nhập mặn vẫn còn diễn ra gay gắt…

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt
'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng… là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng… là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên

Nắng nóng, hạn hán ở Tây Nguyên sẽ kéo dài đến giữa năm
Nắng nóng, hạn hán ở Tây Nguyên sẽ kéo dài đến giữa năm

VOV.VN - Theo dự báo, El Nino tiếp tục ảnh hưởng và kéo dài tại Tây Nguyên đến giữa năm 2016.

Nắng nóng, hạn hán ở Tây Nguyên sẽ kéo dài đến giữa năm

Nắng nóng, hạn hán ở Tây Nguyên sẽ kéo dài đến giữa năm

VOV.VN - Theo dự báo, El Nino tiếp tục ảnh hưởng và kéo dài tại Tây Nguyên đến giữa năm 2016.

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn
Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Quốc hội bố trí 45.262 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi để chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Quốc hội bố trí 45.262 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi để chống hạn hán, xâm nhập mặn.