Minh bạch tài chính - Điều kiện cần để doanh nghiệp huy động vốn

VOV.VN - Theo các chuyên gia, sự thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn khá phổ biến, khiến ngân hàng khó chấp nhận đưa vốn vào.

Hiện nay, để mở rộng sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đương nhiên là cần vốn. Để cổ phần hóa, huy động vốn trên thị trường chứng khoán hiệu quả, các doanh nghiệp cần nhà đầu tư.

Trong khi đó, các ngân hàng cũng cần đưa nguồn tiền ra để kinh doanh, các nhà đầu tư lớn cũng nỗ lực tìm kiếm cơ hội, đối tác trên thị trường chứng khoán. Nhưng nhiều trường hợp, bên cần vốn và bên đầu tư không gặp nhau, không tin nhau và không hợp tác với nhau chỉ vì thực trạng “thiếu minh bạch”, nhất là trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Về phía ngân hàng cũng khẳng định, không thiếu vốn cho doanh nghiệp vay nhưng quan trọng là báo cáo tài chính phải minh bạch. (Ảnh minh họa/KT)
Trong một hội nghị đánh giá về hiệu quả của Chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước và các địa phương thực hiện từ năm 2012 đến nay, đa số các doanh nghiệp nhận xét: ngân hàng và doanh nghiệp đã trở thành đối tác, vốn từ ngân hàng thực sự góp phần vào thành công của doanh nghiệp.

Về phía ngân hàng cũng khẳng định, không thiếu vốn cho doanh nghiệp vay. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp không vay được vốn từ ngân hàng, không được vay tín chấp hay phải chấp nhận vay với lãi suất cao. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cung không gặp cầu” này, trong đó có việc báo cáo tài chính không minh bạch.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn sử dụng hai hệ thống sổ sách: một để báo cáo thuế, một để làm việc với ngân hàng. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay rất nhiều. Cho nên, để tìm được nguồn vốn tốt, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chọn người làm tài chính tốt và trung thực, nhất là phải thống nhất một báo cáo tài chính.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương (Vietinbank) khẳng định: "Vấn đề minh bạch tài chính, chúng tôi không sợ khách hàng khó mà chỉ sợ khách hàng không thật, người không thật, việc không thật. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải có kỹ năng và hiểu biết nhất định để có một sự minh bạch về tài chính. Đây là điều kiện phải giải quyết cho được".

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu.(Ảnh: KT)
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng đồng tình với nhận định này. Theo ông Hiếu, sự thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn khá phổ biến. Điều này khiến ngân hàng khó chấp nhận đưa vốn vào. Niềm tin không được tạo dựng thì việc cho vay, nhất là cho vay tín chấp là rất khó khăn.

"Một trong những vướng mắc để ngân hàng cho vay tín chấp là phần lớn các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam không được kiểm toán. Có doanh nghiệp trình cho ngân hàng hai bộ báo cáo, một báo cáo thuế và một báo cáo của doanh nghiệp, hoàn toàn khác biệt" - chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu chỉ rõ.

Không chỉ ở kênh tín dụng ngân hàng - doanh nghiệp mà trên thị trường chứng khoán, các nhà tư vấn, môi giới, đầu tư cũng nhắc đi nhắc lại “tính minh bạch” trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng: "Để thị trường chứng khoán, vốn phát triển, chỉ cần 2 chữ “minh bạch”. Bản thân các doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường vốn, huy động được vốn trên thị trường chứng khoán thì cũng nằm ở sự minh bạch. Và để minh bạch được thì doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị, bao gồm cả quản trị phát triển, vận hành, rủi ro thật minh bạch, được tuân thủ tự nguyện và nghiêm túc".

Chính các nhà tư vấn tài chính cũng nhận xét rằng, yếu nhất của doanh nghiệp Việt hiện nay là tính minh bạch và trình độ quản trị. Xét ở góc độ nào đó, nếu làm tốt quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ minh bạch, trong đó bao hàm cả minh bạch tài chính. Làm được như vậy, thì các nhà tư vấn cũng mạnh dạn hơn trong lựa chọn doanh nghiệp Việt để giới thiệu cho các nhà đầu tư và việc giới thiệu ấy cũng dễ có kết quả.

Ông Đỗ Trọng Quỳnh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho biết, chính sự minh bạch trong hoạt động, hạch toán mà Vinaconex đã thành công trong huy động vốn, tăng vốn hóa trên thị trường chứng khoán lên 9.000 tỷ đồng như hiện nay. Gần 10 năm qua, Vinaconex luôn nằm trong nhóm 30 doanh nghiệp có báo cáo tài chính minh bạch trên sàn chứng khoán.

Theo ông Quỳnh: "Các nhà đầu tư và doanh nghiệp phải hiểu nhau, tin nhau thì mới làm được. Doanh nghiệp muốn nhà đầu tư tin tưởng thì phải minh bạch. Một khi mà doanh nghiệp không hạch toán minh bạch thì không ai tin, không có đối tác và không có dòng tiền, không phát triển được. Cho nên, phải làm sao để hạch toán, làm việc đều hết sức minh bạch".

Tóm lại, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có thể tìm vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, vốn tín dụng từ ngân hàng và vốn huy động từ thị trường vốn - thị trường chứng khoán là 2 nguồn quan trọng. Để thuận lợi hơn trong vay vốn tín dụng, doanh nghiệp cần hoạt động công khai, minh bạch. Vì khi cho vay, ngân hàng phải luôn quan tâm đến rủi ro, quy trình xử lý nợ chặt chẽ nên công khai, minh bạch là điều quan trọng để tạo niềm tin.

Tương tự như vậy, trên thị trường vốn, các nhà đầu tư cũng cần thấy được sự minh bạch và có niềm tin để đưa vốn của mình vào phát triển doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EVN không được huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng
EVN không được huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng

VOV.VN - EVN không được huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng cũng như nhận đầu tư, góp vốn từ các công ty con của EVN.

EVN không được huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng

EVN không được huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng

VOV.VN - EVN không được huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng cũng như nhận đầu tư, góp vốn từ các công ty con của EVN.

EVN không được huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng
EVN không được huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng

VOV.VN -EVN được quyền sử dụng vốn của EVN để đầu tư ra ngoài EVN thuộc các ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể.

EVN không được huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng

EVN không được huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng

VOV.VN -EVN được quyền sử dụng vốn của EVN để đầu tư ra ngoài EVN thuộc các ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể.

Nghiêm cấm các ngân hàng cạnh tranh lãi suất huy động vốn ngoại tệ
Nghiêm cấm các ngân hàng cạnh tranh lãi suất huy động vốn ngoại tệ

VOV.VN - Các tổ chức tín dụng chủ động báo cáo hành vi cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định về mức lãi suất huy động bằng ngoại tệ.

Nghiêm cấm các ngân hàng cạnh tranh lãi suất huy động vốn ngoại tệ

Nghiêm cấm các ngân hàng cạnh tranh lãi suất huy động vốn ngoại tệ

VOV.VN - Các tổ chức tín dụng chủ động báo cáo hành vi cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định về mức lãi suất huy động bằng ngoại tệ.

Triệt phá vụ lừa đảo cực lớn bằng cách huy động vốn trên mạng
Triệt phá vụ lừa đảo cực lớn bằng cách huy động vốn trên mạng

Cho đến thời điểm bị bắt, Nguyễn Thị Minh Phương và đồng bọn đã chiếm đoạt gần 140 tỷ đồng bằng chiêu thức huy động vốn thông qua trang web hero8.org.

Triệt phá vụ lừa đảo cực lớn bằng cách huy động vốn trên mạng

Triệt phá vụ lừa đảo cực lớn bằng cách huy động vốn trên mạng

Cho đến thời điểm bị bắt, Nguyễn Thị Minh Phương và đồng bọn đã chiếm đoạt gần 140 tỷ đồng bằng chiêu thức huy động vốn thông qua trang web hero8.org.