Ký ức về chuyện lấy vũ khí của giặc trang bị cho ta

VOV.VN -Nhân vật đã ở tuổi "gần đất xa trời", nhưng vẫn xúc động khi kể về kỷ niệm những ngày toàn quốc kháng chiến.

Cụ Nguyễn Vạn Phúc, năm nay tròn 88 tuổi, tuy đã bị xuất huyết não nhẹ nhưng cụ vẫn rất minh mẫn, khi được hỏi về kỷ niệm sâu sắc nhất trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946, cụ vui vẻ kể: Tôi sinh ngày 30/4/1929 tại thị trấn Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi nước nhà độc lập tôi đang ở tuổi 16 đầy nhiệt huyết. Tuy chưa hiểu nhiều lắm về cách mạng, nhưng chúng tôi cũng muốn làm một điều gì đó cho đất nước mình sau bao năm bị đế quốc, thực dân xâm chiếm.

Cụ Nguyễn Vạn Phúc, nhà số 16, ngách 333/48, Xuân Lộc 2, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội 

Lấy súng  Nhật trang bị cho ta

Khi Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh, quân Tàu - Tưởng được phái vào nước ta với nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Nhật tuy thua, nhưng chúng vẫn rất tinh khôn, xảo quyệt lắm, những vũ khí trang bị quân sự đáng ra phải giao nộp cho quân Đồng minh thì chúng lại phá hủy hoặc chôn giấu. Tôi và anh Khuê ở bãi Phúc Xá quan sát ở phía thành Cửa Đông, thấy quân Nhật đưa súng đạn vào bao tải và đào nhiều hố chôn làm nhiều chỗ cách xa nhau vài chục mét, trong một nhà xe bỏ trống quân Nhật để cả đống súng ngắn còn nguyên vẹn… chúng tôi lựa lúc quân Tàu – Tưởng vắng mặt lén vào lấy súng đạn mà quân Nhật đang chuẩn bị giao nộp hoặc tẩu tán.

Một hôm, tôi và anh Đấu đang đi quan sát thì gặp hai anh Cảnh và Xuân. Anh Đấu tưởng đâu là bọn xấu đã lên tiếng: “bọn mày ở đâu mà dám đến khu vực của bọn tao?” Anh Cảnh trả lời “đi làm nhiệm vụ cả thôi”; anh Xuân vui vẻ nói: “ở xã dưới lên, lần đầu gặp hai bạn, hai bạn nên tạm vui vẻ để chúng mình hiểu nhau”. Chúng tôi ngồi lại rồi cùng bạn bạc tìm cách lấy súng đạn của Nhật để mang về trang bị cho tự vệ, nếu để cho Nhật giao cả cho Tàu – Tưởng hoặc tẩu tán mất thì phí quá.

Vài hôm sau, tôi nói với anh em, tôi lấy được 3 khẩu súng ngắn, 2 khẩu có ổ xoay gọi là xanh-sit-căng-chiên, 1 khẩu gọi là pô-ninh, khi bò được ra khỏi hàng rào thì gặp một ông lớn hơn mình 3-4 tuổi. Ông ấy bảo: cậu bán cho tôi, tôi mua về để trang bị cho anh em tự vệ Đội Cấn. Nếu cậu không bán cậu mang ra đầu phố có đồn công an họ thu mất đấy, vừa nói ông ấy đã dúi tiền vào tay tôi, tôi chỉ kịp hỏi, thế ông tên là gì? Ông ấy nói: Tên tôi là Trần Đương ở số 4, phố Sơn Tây. Có được 3 đồng bạc Đông Dương, tôi liền đi mua một bộ quần áo âu phục, cắt tóc xong dóng bộ âu phục vào trông oách như cậu con trai nhà giàu. Tuy vậy, tôi vẫn tiếc 3 khẩu súng ngắn đã bị ông Đương lấy mất.

Mấy hôm sau tôi quay về vườn hoa Quán Thánh, đang nói chuyện với cô bán hoa quả, chợt ông Đương dưới đường bước lên và hỏi: Phúc đấy à? Tôi trả lời: vâng. Ông lại hỏi “có còn khẩu súng nào không?”… cậu xem có nhiều nữa càng tốt, anh em tự vệ Đội Cấn thích súng lục lắm. Cậu xem có bao nhiêu tôi nhận cả. Tôi trả lời “vâng ạ!”

Kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến.

Lấy xe và máy chữ Pháp đưa về chiến khu

Một hôm, cả 4 người chúng tôi cùng nhau tìm cách lọt vào khu vực Tây mũ đỏ ở  dãy nhà 2 tầng, 10 gian, bảo vệ Dinh Toàn quyền Decoux. Trước cửa vào Dinh có 2 vọng gác, một bên là quân ta, một bên là quân Pháp. Chúng tôi đến đầu đường vào vườn Bách Thảo, nhận thấy để vào được bên trong chúng tôi cần phải vượt qua hàng rào dây thép đan mắt cáo chắn sau nhà 10 gian khoảng chừng 8 – 9m.

Quá nửa đêm, nhân lúc vắng vẻ không người qua lại, anh Xuân bò trước, phát hiện hàng rào có điện, anh Cảnh bò sát tìm chỗ chúng cài điện gỡ ra không cho rơi xuống đất, anh Đấu gỡ mối buộc các cọc chôn nâng cao khỏi mặt đất, tôi chui vào trước, còn các anh từ từ chui vào sau. Chẳng mấy chốc chúng tôi đã vào dãy nhà 10 gian, phòng số 2 bên dưới, cửa sổ vẫn mở, ánh sáng hắt ra cả phía trước và sau. Phía trước có tiếng chân người đi giày đinh hướng về phía dãy nhà.

Anh Xuân khom lưng xuống, tôi đứng lên, trèo qua cửa sổ, bên trong cửa thấy có cái bàn, trên bàn có máy chữ, hai bên có hai giường buông màn, bên trong có người ngủ. Tôi trèo lên bàn dài nhanh chóng bước xuống nền gạch, nép vào sau cánh cửa phòng, không để ánh điện chiếu bóng người ra phía trước, chờ cho tên lính gác đi về phía cuối dãy nhà, tôi liền bê cái máy chữ đưa qua cửa sổ cho anh Cảnh. Nhìn vào giường hai tên lính vẫn ngủ say sưa, không thấy khẩu súng nào để bên. Tôi ra hiệu rút lui, khi tên lính gác sắp quay đầu đi về phía chúng tôi. Màn đêm vẫn tĩnh mịch, chúng tôi đã gặp may, không bị lộ. Chiếc máy chữ lấy được chúng tôi đã đưa lên cho ông Trần Đương. Hôm sau ông Đương bảo các cậu lấy được cái máy chữ này là có phần thưởng lớn đấy.

Vào khoảng 21 giờ 30, tôi cùng anh Đấu và Xuân đi trên hè phố vắng theo vườn hoa cột cờ lên phía chùa một cột, đến một khu nhà, nay là nhà số 42, Trần Phú. Cổng mở, cửa nhà xe cũng mở, bên trong có chiếc xe mô tô 3 bánh, đứng ngoài nhìn rất rõ. Chúng tôi nảy ra ý định lấy chiếc xe này, tôi và anh Xuân đứng gác bên ngoài anh Đấu vào trong xem xét. Chúng tôi cùng nhau nhanh chóng đẩy xe ra ngoài và đi xuống đường nhựa. Ba chúng tôi chẳng ai biết lái xe, anh Đấu ngồi cầm lái, tôi và anh Xuân đẩy, may quá trên đường không gặp lính Tây nào nên không phải đối phó.

Mấy chục phút sau, xe đã được đưa đến chỗ ông Đương để ông ấy giải quyết. Ông Đương nói: “hay quá, chiếc xe này sẽ đưa lên chiến khu, ông hẹn chiều hôm sau sẽ báo cáo lên cấp trên. Hôm sau gặp lại, ông Đương nói chiếc xe này là của tên Đại diện liên lạc Việt – Pháp, nó đang bắt ta phải tìm để trả lại cho nó, chưa rõ trên có ý kiến như thế nào.

Sáng hôm sau, tôi và anh Đấu đang ngồi trên ghế đá, cạnh miếu thờ trên núi Thái Hòa, vườn Bách Thảo thì một người của Ty Niêm phóng đến hỏi: “bọn mày lấy chiếc mô tô 3 bánh phải không?” Anh công an đi cùng với tên kia nói: Hai cậu đi theo tôi! hai chúng tôi đành đi theo anh công an. Chúng tôi bị tạm giữ để điều tra theo yêu cầu của Ty Niêm phóng.

Mấy tháng sau, tôi và anh Đấu được giao nhiệm vụ nấu cơm cho Tiểu đoàn bộ, Tiểu đoàn 102, cũng ở đây tôi gặp được đồng chí Vũ Yên tiểu đoàn trưởng (sau này là thiếu tướng), Trung đoàn Thủ Đô. Đồng chí Vũ Yên (quen bố tôi) nhớ mặt tôi và hỏi tại sao vào đây? Tôi kể lại chi tiết cho đồng chí ấy nghe. Gần tối hôm ấy đồng chí Lê Thản (chính trị viên tiểu đoàn) cho gọi tôi lên và giao nhiệm vụ làm liên lạc cho tiểu đoàn bộ. Hôm đó là ngày 3/2/1947 ngày thành lập Đảng ta và cũng là ngày nhập ngũ của tôi.

70 năm đã trôi qua, tôi đã ở vào cái tuổi “gần đất xa trời”, nhưng những kỷ niệm sâu sắc trước ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp như vẫn còn vang vọng đâu đây khiến tôi bồi hồi xúc động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh sống động về những ngày tháng toàn quốc kháng chiến
Hình ảnh sống động về những ngày tháng toàn quốc kháng chiến

Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đi vào lịch sử dân tộc, một mốc son sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh giữ vững độc lập tự do.

Hình ảnh sống động về những ngày tháng toàn quốc kháng chiến

Hình ảnh sống động về những ngày tháng toàn quốc kháng chiến

Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đi vào lịch sử dân tộc, một mốc son sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh giữ vững độc lập tự do.

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Lễ kỷ niệm cấp quốc gia Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2016) diễn ra sáng 18/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Lễ kỷ niệm cấp quốc gia Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2016) diễn ra sáng 18/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.

70 năm trước: Đài TNVN truyền lệnh Toàn quốc kháng chiến
70 năm trước: Đài TNVN truyền lệnh Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN -Để khắp nơi nhận mệnh lệnh cùng lúc, cùng hành động, ta quy ước khi Đài phát câu “Đồng bào chú ý! Cuộc kháng chiến toàn quốc đã bắt đầu” là hiệu lệnh Tiến công.

70 năm trước: Đài TNVN truyền lệnh Toàn quốc kháng chiến

70 năm trước: Đài TNVN truyền lệnh Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN -Để khắp nơi nhận mệnh lệnh cùng lúc, cùng hành động, ta quy ước khi Đài phát câu “Đồng bào chú ý! Cuộc kháng chiến toàn quốc đã bắt đầu” là hiệu lệnh Tiến công.

“Tầm vóc, ý nghĩa của Ngày Toàn quốc kháng chiến soi rọi tương lai”
“Tầm vóc, ý nghĩa của Ngày Toàn quốc kháng chiến soi rọi tương lai”

VOV.VN - Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, tầm vóc lớn lao, ý nghĩa sâu sắc của sự kiện lịch sử vĩ đại này đang soi rọi vào công cuộc đổi mới và hội nhập.

“Tầm vóc, ý nghĩa của Ngày Toàn quốc kháng chiến soi rọi tương lai”

“Tầm vóc, ý nghĩa của Ngày Toàn quốc kháng chiến soi rọi tương lai”

VOV.VN - Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, tầm vóc lớn lao, ý nghĩa sâu sắc của sự kiện lịch sử vĩ đại này đang soi rọi vào công cuộc đổi mới và hội nhập.

Đồng bào Nam bộ với Ngày Toàn quốc kháng chiến
Đồng bào Nam bộ với Ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - 70 năm trôi qua, tinh thần của Ngày toàn quốc kháng chiến vẫn vang vọng trong trái tim của đồng bào Nam bộ.

Đồng bào Nam bộ với Ngày Toàn quốc kháng chiến

Đồng bào Nam bộ với Ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - 70 năm trôi qua, tinh thần của Ngày toàn quốc kháng chiến vẫn vang vọng trong trái tim của đồng bào Nam bộ.

Trưng bày tư liệu về Bác Hồ viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Trưng bày tư liệu về Bác Hồ viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Tại di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Vạn Phúc đang diễn ra trưng bày chuyên đề tư liệu về sự kiện Bác viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Trưng bày tư liệu về Bác Hồ viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Trưng bày tư liệu về Bác Hồ viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Tại di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Vạn Phúc đang diễn ra trưng bày chuyên đề tư liệu về sự kiện Bác viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Bài viết của Chủ tịch nước kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến
Bài viết của Chủ tịch nước kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN -Bài học về phát huy sức mạnh toàn quốc kháng chiến, kháng chiến toàn dân, toàn diện đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 

Bài viết của Chủ tịch nước kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

Bài viết của Chủ tịch nước kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

VOV.VN -Bài học về phát huy sức mạnh toàn quốc kháng chiến, kháng chiến toàn dân, toàn diện đến nay vẫn còn nguyên giá trị.