Kỳ vọng về Tổ hợp Không gian Khoa học tại Việt Nam

VOV.VN - Dự án với kỳ vọng trở thành thành phố du lịch khoa học, văn hóa của vùng Đông Nam Á đang dần hiện hữu.

Còn nhớ, lần gặp vợ chồng GS. Trần Thanh Vân vào những ngày giáp Tết Quý Mùi, 2 ông bà đã hết sức hào hứng khi giới thiệu với chúng tôi bản thiết kế Tổ hợp không gian khoa học, gần như vừa ráo mực của kiến trúc sư nổi tiếng nước Pháp Jean - Francois Milou.

Tổ hợp gồm: nhà mô hình vũ trụ, bảo tàng khoa học và đài quan sát thiên văn phổ thông, rộng 3,8ha được phối cảnh tuyệt đẹp, hài hòa giữa thiên nhiên thơ mộng, nằm trọn trong vòng ôm của dãy núi hùng vĩ, hướng mặt đón nắng gió đại dương...

Không chỉ nằm trên bản vẽ, trên những hồ sơ, giấy tờ mà dự án với kỳ vọng trở thành thành phố du lịch khoa học, văn hóa của vùng Đông Nam Á đang dần hiện hữu qua từng phần việc cụ thể, lớp lang. Và nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực để vận hành tổ hợp.


Làm thế nào để thực hiện được ở nước nhà?

Những ngày đầu tiên đặt chân đến nước Pháp, được tham quan rất nhiều những thành phố, trung tâm khoa học nổi tiếng, bước đầu làm quen các khái niệm về máy móc, cơ chế hoạt động và vận hành thiết bị của nhà vũ trụ, 2 cán bộ trẻ của Sở KHCN tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Trần Quang Sơn và ông Trần Đức Tùng, những người được “chọn mặt gửi vàng” để “học nghề” đã hết sức ngạc nhiên và hào hứng.

Với dân IT chuyên nghiệp như Nguyễn Trần Quang Sơn, kỹ sư công nghệ thông tin, thì những công nghệ hiện đại trên thế giới dù đã được học, được biết đến nhiều nhưng trực tiếp tai nghe, mắt thấy mới thực sự là điều ngạc nhiên.

“Rất ngạc nhiên về khả năng của máy móc thiết bị, tạo nên những hình ảnh chân thực, sống động, chính xác. Rất là thú vị. Mong muốn qua khóa đào tạo chúng tôi sẽ có đầy đủ năng lực để lĩnh hội được những kinh nghiệm của họ, để có thể đảm bảo để thực hiện được một quy trình hoàn chỉnh ở nước nhà” - kỹ sư Trần Quang Sơn chia sẻ.

Trong 2 tháng, 2 cán bộ của tỉnh Bình Định sẽ được học tập ở Không gian Khoa học TP. Rennes (Espace des Sciences de Rennes) và TP. của Khoa học và Công nghiệp (Cité des sciences et de l'Industrie). Đây chắc chắn là quãng thời gian lý thú, nhưng cũng không ít áp lực đối với 2 học viên khi điều kiện thời gian hạn hẹp nhưng đòi hỏi phải tiếp nhận lượng kiến thức, thông tin lớn.

 Bà Trần Thu Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định trò chuyện với phía Pháp

Những ngày ở Pháp, trong vai trò là nhà cố vấn, GS. Trần Thanh Vân với uy tín và ảnh hưởng của mình trong giới khoa học Pháp, đã giúp đoàn công tác đi đến đâu cũng nhận được sự đón tiếp trọng thị cũng như nhận được những chia sẻ quý báu của các thành phố, trung tâm và công viên khoa học. Cũng chính từ những buổi làm việc như vậy, những ý tưởng, những dự định, những mong muốn về một Tổ hợp không gian khoa học ở Việt Nam cũng dần được nên vóc, nên hình, chi tiết, cụ thể hơn.

Tại Không gian Khoa học TP. Rennes, một không gian khoa học với quy mô có thể xem là gần gũi nhất, hay nói cách khác là hình mẫu để Việt Nam có thể học tập bao gồm một nhà chiếu vũ trụ kỹ thuật số với 100 chỗ ngồi, phòng Eureka, phòng thí nghiệm Merlin, phòng Trái đất.

Các hoạt động Không gian Khoa học TP Rennes bao gồm: triển lãm tương tác, thiên văn học, khoa học; xuất bản sách, báo, tạp chí; tổ chức các cuộc tranh luận, hội nghị, triển lãm, sự kiện, Festival khoa học; chế tạo các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho triển lãm và cung cấp cho các trường học, phòng thí nghiệm,…

Ông Michel Cabaret, Giám đốc Trung tâm, là một hướng dẫn viên cực kỳ nhiệt tình và chuyên nghiệp giúp chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khi được trải nghiệm những điều lý thú tại nơi này. Việc Trung tâm tiếp nhận 2 cán bộ Việt Nam đến học tập chính là cơ hội để Bình Định hiện thực hóa những kinh nghiệm của Không gian Khoa học TP Rennes tại Việt Nam.

Nếu như Không gian Khoa học TP. Rennes là hình mẫu gần gũi với tiêu chí của Tổ hợp không gian khoa học thì Công viên Futuroscope ở TP. Poitiers (cách thủ đô Paris 350km), một công viên giải trí với các chủ đề về khoa học, công nghệ, vui chơi lại là một cách nhìn dài, rộng, là hướng đi cho tương lai của Tổ hợp. Điểm tương đồng lớn nhất giữa 2 thành phố khi cùng hướng đến mục tiêu là thúc đẩy kinh tế địa phương theo hướng phát triển du lịch cũng như công nghệ.

Ông Philippe Jonvel, Giám đốc Đối ngoại và hợp tác phát triển của Công ty Futuroscope cho biết: Sau 5 năm xây dựng, đến năm 1988, Công viên Futuroscope chính thức đi vào hoạt động với chỉ hai nhà vui chơi chính, và trở thành công viên giải trí đầu tiên của Pháp. Cho đến nay, sau gần 30 năm hoạt động và không ngừng phát triển, Futuroscope trở thành công viên lớn thứ 2 của nước Pháp với hơn 60 ha, lượng khách đến tham quan trung bình 1,6-1,8 triệu người/năm.

Công viên được biết đến rộng rãi trong nước Pháp cũng như toàn châu Âu. 97% người Pháp đều biết đến công viên này và hơn một nửa trong số họ đã đến thăm công viên ít nhất một lần. Không chỉ biết đến với hoạt động giải trí khoa học, khu Technopole xây bên Futuroscope còn hội tụ khoảng 200 công ty làm về lĩnh vực tin học, công nghệ, đào tạo giáo dục và du lịch (1.900 phòng khách sạn).

Nơi này tập trung khoảng 10.600 nhân viên trong đó 6.800 nhân viên liên quan trực tiếp đến hoạt động của công viên Futuroscope và 400 nghiên cứu viên làm việc trong khoảng 13 viện nghiên cứu. Tổng doanh thu của Công viên đạt khoảng 80 đến 85 triệu euro một năm (đến từ doanh số bán vé, khách sạn, nhà hàng trong khu công viên, doanh số bán đồ lưu niệm...) và tổng lợi nhuận trước thuế khoảng 10 triệu euro một năm.

Với mục tiêu phát triển các khu vui chơi đi kèm với khám phá khoa học, được sắp xếp theo chủ đề riêng (khám phá thiên văn, tìm hiểu thiên nhiên, nghiên cứu về robot, giáo dục về ô nhiễm môi trường...) giúp cho người tham quan có thể vừa chơi vừa học về công nghệ và khoa học. Chính nội dung phong phú của công viên mà khách đến thăm thường cần 2 ngày để tham quan hết. Điều này góp phần kích thích dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi và du lịch quanh vùng Vienne.

Bên cạnh việc tham quan, học hỏi các mô hình, cách vận hành cũng như hướng phát triển của các trung tâm, thành phố, công viên khoa học thì điều rất thành công ở chuyến đi đó việc hợp tác, hỗ trợ đào tạo nhân lực lâu dài cũng được gợi mở.  

Bà Caroline Turré - phụ trách mảng Quan hệ Quốc tế của TP. Khoa học và Công nghiệp cam kết: “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn về kỹ thuật cũng như đón tiếp thực tập. Việc tham khảo các thiết kế kĩ thuật của các thí nghiệm là việc Cité des sciences có thể giúp Quy Nhơn”.

Với vai trò là cầu nối cho quan hệ Việt – Pháp, dự án khoa học này luôn nhận được sự quan tâm của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Pháp ông Nguyễn Ngọc Sơn. Ông cho biết: “Đây là ý tưởng hay, chúng ta bắt đầu từ những việc nhỏ sau dần sẽ phát triển lớn. Đại sứ quán có một bộ phận chuyên về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chúng tôi sẽ đóng vai trò tham mưu, hỗ trợ cho trong nước bằng sự nghiên cứu, tìm hiểu sẽ liên hệ với cơ sở bên Pháp để hỗ trợ các địa phương, bộ ngành trong nước thiết lập quan hệ hợp tác".

Chính thức khởi công tại TP Quy Nhơn

Sau chuyến khảo sát, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm chuyến đi và tình hình thực tế tại địa phương, tỉnh Bình Định đang gấp rút triển khai những hoạt động cụ thể. Bà Trần Thu Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ: "Chúng tôi xác định phải đi từng bước. Trước hết trong năm nay phải hoàn thiện việc xây dựng nhà mô hình vũ trụ với đường kính mái vòm 12m, có sức chứa 90 chỗ ngồi. Tìm kiếm đối tác cung ứng thiết bị, công nghệ trình chiếu kỹ thuật số giống như nhà mô hình vũ trụ tại Không gian Khoa học TP. Rennes. Xây dựng các không gian triển lãm các thí nghiệm tương tác xoay quanh nhiều chủ đề: toán học, vật lý, thiên văn học, hóa học…bằng cách áp dụng có chọn lọc, có thay đổi, có cải tiến. Sau đó mới tính đến việc mời các nhà đầu tư những khu vực xung quanh vui chơi giải trí, tạo cơ chế xã hội hóa thành khu Khoa học – Du lịch hấp dẫn".

Nhà chiếu hình vũ trụ tại TP Khoa học và Công nghiệp của Pháp

Vẫn biết rằng mọi sự so sánh đều là khập khiễng song không thể không nhắc tới câu chuyện kinh phí. Quay trở lại với câu chuyện về chiến lược phát triển khoa học với sự đầu tư kinh phí “khủng” ở nước Pháp (đơn cử là con số 150 triệu euro mà Chính phủ Pháp chi hàng năm để vận hành riêng TP. Khoa học và Công nghiệp tại Paris) thì nguồn kinh phí dự kiến là 170 tỷ đồng để xây dựng Tổ hợp Không gian Khoa học ở Việt Nam là rất nhỏ bé.

“Với mong muốn xây dựng Quy Nhơn trở thành thành phố khoa học liệu có quá tham vọng, liệu lãnh đạo tỉnh có đặt mình vào tình thế  “cưỡi lưng hổ?" - tôi hỏi bà Phó chủ tịch tỉnh.  

“Xây dựng tổ hợp là ước mơ của tỉnh Bình Định cũng như của mọi người dân Việt Nam. Chị nói cưỡi lên lưng hổ nhưng chúng tôi nghĩ mình đang bước tới. Chúng tôi có hào khí Quang Trung, cho nên có sự quyết tâm lớn. Tôi nghĩ nếu ta có ước mơ, có lòng quyết tâm sẽ thực hiện được » - bà Trần Thu Hà khẳng định.

Dự kiến, trung tuần tháng 6 này, những hạng mục đầu tiên của dự án Tổ hợp Không gian Khoa học sẽ chính thức được khởi công. Theo mường tượng của tôi, trong tương lai không xa, năm 2018 thôi, đó không chỉ là những tòa nhà với những hình khối mềm mại, hài hòa với thiên nhiên, với biển trời Quy Nhơn thơ mộng mà thực sự là một công trình ý nghĩa, tạo nên một điểm đến khoa học hấp dẫn thu hút sự tham gia của đông đảo thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và người dân. Và biết đâu, những phát kiến khoa học vĩ đại lại được nuôi dưỡng từ chính nơi này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp phải là nhà đầu tư lớn nhất cho khoa học công nghệ
Doanh nghiệp phải là nhà đầu tư lớn nhất cho khoa học công nghệ

VOV.VN -Tiến sỹ Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH-CN quốc gia cho biết tại Giao lưu trực tuyến về sách khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2014.

Doanh nghiệp phải là nhà đầu tư lớn nhất cho khoa học công nghệ

Doanh nghiệp phải là nhà đầu tư lớn nhất cho khoa học công nghệ

VOV.VN -Tiến sỹ Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH-CN quốc gia cho biết tại Giao lưu trực tuyến về sách khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2014.

Bài học từ những thành phố khoa học của nước Pháp
Bài học từ những thành phố khoa học của nước Pháp

VOV.VN -Những mô hình không gian khoa học rất hữu ích cho việc phát triển giáo dục khoa học đại chúng.

Bài học từ những thành phố khoa học của nước Pháp

Bài học từ những thành phố khoa học của nước Pháp

VOV.VN -Những mô hình không gian khoa học rất hữu ích cho việc phát triển giáo dục khoa học đại chúng.

Việt Nam có nhiều thành tựu khoa học tương xứng với thế giới
Việt Nam có nhiều thành tựu khoa học tương xứng với thế giới

VOV.VN - Việt Nam có nhiều thành tựu và sản phẩm khoa học có vị trí xứng đáng trong khu vực và thế giới.

Việt Nam có nhiều thành tựu khoa học tương xứng với thế giới

Việt Nam có nhiều thành tựu khoa học tương xứng với thế giới

VOV.VN - Việt Nam có nhiều thành tựu và sản phẩm khoa học có vị trí xứng đáng trong khu vực và thế giới.

Bảo vệ cây di sản cần hướng dẫn khoa học
Bảo vệ cây di sản cần hướng dẫn khoa học

VOV.VN -Cũng như những di sản khác, việc vinh danh đồng nghĩa với quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong đời sống hôm nay. 

Bảo vệ cây di sản cần hướng dẫn khoa học

Bảo vệ cây di sản cần hướng dẫn khoa học

VOV.VN -Cũng như những di sản khác, việc vinh danh đồng nghĩa với quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong đời sống hôm nay. 

Thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc
Thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc

VOV.VN- Viện trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước...

Thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc

Thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc

VOV.VN- Viện trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước...

Những “Hai Lúa” ứng dụng khoa học trong sản xuất
Những “Hai Lúa” ứng dụng khoa học trong sản xuất

VOV.VN - Tỉnh Tiền Giang có nhiều nhân tố điển hình, nhiều mô hình sáng kiến, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất cho năng suất cao.

Những “Hai Lúa” ứng dụng khoa học trong sản xuất

Những “Hai Lúa” ứng dụng khoa học trong sản xuất

VOV.VN - Tỉnh Tiền Giang có nhiều nhân tố điển hình, nhiều mô hình sáng kiến, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất cho năng suất cao.

Đầu tư cho ý tưởng khoa học công nghệ chính là đầu tư mạo hiểm
Đầu tư cho ý tưởng khoa học công nghệ chính là đầu tư mạo hiểm

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân, một trong các biểu hiện mạo hiểm là có thể đầu tư cho 5-10 dự án, nhưng chỉ có 1 dự án thành công.

Đầu tư cho ý tưởng khoa học công nghệ chính là đầu tư mạo hiểm

Đầu tư cho ý tưởng khoa học công nghệ chính là đầu tư mạo hiểm

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân, một trong các biểu hiện mạo hiểm là có thể đầu tư cho 5-10 dự án, nhưng chỉ có 1 dự án thành công.