Lãng phí ở các trạm y tế vùng cao Lai Châu

VOV.VN - Đầu tư trang thiết bị hiện đại trong khi số lượng và trình độ cán bộ ở các trạm y tế này hạn chế, nên không phát huy được hiệu quả, gây lãng phí.

Trạm y tế tuyến xã ở tỉnh biên giới Lai Châu có vai trò quan trọng trong việc khám chữa bệnh ban đầu, phòng chống dịch và là đầu mối thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế ở cơ sở. Tuy nhiên, việc tập trung đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị máy móc hiện đại ở các trạm y tế, trong khi số lượng và trình độ cán bộ ở các trạm y tế này hạn chế, nên không phát huy được hiệu quả, gây lãng phí.
(Ảnh minh họa)
Trạm y tế vùng ba xã Tả Lèng, huyện Tam Đường là nơi phục vụ công tác khám, điều trị và thực hiện công tác y tế dự phòng cho hơn 4.000 nhân khẩu, thuộc 13 bản đồng bào dân tộc Mông. Để đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế, trụ sở trạm y tế xã được đầu tư gần chục tỷ đồng gồm một nhà 2 tầng, 1 nhà cấp 4, với gần 20 phòng làm việc.
Ngoài các phòng làm việc chức năng thông thường như: phòng dược, phòng khám, phòng sản, phòng điều trị nội trú, còn có thêm nhiều phòng chức năng khác như: phòng tiểu phẫu, đông y, siêu âm - điện tim, truyền thông... Thế nhưng với số lượng 7 cán bộ trình độ trung cấp và chưa được bố trí các trang thiết bị y tế theo chức năng, thì mỗi tháng nơi đây cũng chỉ khám và cấp phát thuốc cho khoảng 700 lượt người, với các bệnh lý thông thường.
Y sĩ Phàn A Siu, Phó trạm trưởng Trạm Y tế xã Tả Lèng cho biết: “Ở trạm hiện nay mới chỉ phục vụ khám chữa bệnh thôi, cấp phát thuốc cho bệnh nhân mới lại làm một số chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Hiện trạm có nhiều phòng làm việc, nhưng chưa có máy móc như điện tim, siêu âm mà chỉ có trang thiết bị ban đầu phục vụ khám bệnh. Trạm kiến nghị hỗ trợ về chuyên môn, cho cán bộ đi đào tạo, có chuyên môn vững vàng về sẽ tốt hơn".
Trái ngược với Trạm y tế xã Tả Lèng, Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia xã San Thàng, thành phố Lai Châu vẫn là những ngôi nhà cũ được xây dựng từ những năm 1990. Tuy nhiên, tại đây lại được trang bị nhiều máy móc hiện đại như: máy siêu âm, điện tim, làm răng và máy xét nghiệm huyết học... có giá trị hàng tỷ đồng. Thế nhưng với trình độ trung cấp của 6 cán bộ, việc sử dụng các máy móc hiện đại này cũng chỉ là hãn hữu.
Bà Trần Thị Nga, Trạm trưởng Trạm y tế xã San Thàng cho biết: Khi được trang bị máy hỗ trợ điều trị hiện đại, cán bộ trạm cũng được đi tập huấn từ 2 đến 3 tháng để về sử dụng, nhưng mỗi tháng hệ thống các máy này cũng chỉ điều trị được cho từ 20 đến 30 bệnh nhân ở các bệnh lý thông thường và chủ yếu là do bác sỹ tăng cường tuyến trên thực hiện.
Bà Trần Thị Nga nói: "Trình độ chúng tôi chỉ là trung cấp thôi nên muốn có một bác sĩ về sử dụng các máy móc đấy sẽ phù hợp và tốt hơn. Chúng tôi chỉ làm răng đơn giản, còn máy làm răng phức tạp thì chúng tôi không làm vì các hóa chất để hàn răng kinh phí rất đắt. Còn máy siêu âm thì nên tăng cường một bác sỹ ở trên một tuần hai buổi xuống đây siêu âm, chúng tôi sẽ thông báo lịch cho dân".
Lai Châu là tỉnh biên giới có địa bàn rộng và 20 dân tộc sinh sống. Do là tỉnh nghèo, đời sống vật chất của nhân dân còn nhiều khó khăn, vì vậy việc đầu tư cơ sở vật chất, cũng như trang thiết bị khám chữa bệnh cho tuyến y tế cơ sở được địa phương đặc biệt quan tâm.
Bằng nhiều nguồn vốn từ các chương trình, dự án, các trạm y tế ở địa phương được đầu tư hàng trăm máy móc, trang thiết bị y tế và công nghệ thông tin hiện đại để phục vụ cho công tác khám và điều trị, nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng trang thiết bị này còn hạn chế, tần suất sử dụng thấp và nhiều nơi để lâu máy hỏng không có nguồn để sửa chữa.
Ông Bùi Tiến Thanh, Phó Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cho biết: Ngoài 29 trung tâm y tế, trung tâm dân số và kế hoạch hóa gia đình và phòng khám khu vực ở cơ sở, hiện Lai Châu có 108 trạm y tế tuyến xã. Địa phương cũng đã đầu tư xây dựng gần 60 trạm y tế đạt chuẩn. Các trạm y tế cũ cũng đã từng bước được sửa chữa, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, hiệu quả khám chữa bệnh chưa cao và nguyên nhân chính là do trình độ cán bộ y tế cơ sở còn hạn chế.
Ông Bùi Tiến Thanh chia sẻ: "Theo yêu cầu trong thời gian tới và nguy cơ thách thức về các dịch bệnh lây truyền qua biên giới, an toàn thực phẩm và các nhu cầu ngày càng cao của nhân dân là chất lượng về các dịch vụ; ngành Y tế sẽ có kế hoạch nâng cao chất lượng về các dịch vụ, để sử dụng có hiệu các trang thiết bị đã được đầu tư tại y tế cơ sở. Một là đào tạo trình độ, nâng cao cập nhật kiến thức thường xuyên ngắn ngày và dài ngày; hai là ngành Y tế cũng xin chủ trương đào tạo liên thông lên đại học cho điều dưỡng, y sĩ lên bác sĩ, đang xin y kiến của Bộ Giáo dục, cũng như Bộ Y tế và Ban chỉ đạo Tây Bắc".
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hệ thống y tế tuyến xã ở Lai Châu là cần thiết, nếu phát huy được hiệu quả sẽ giảm thiểu việc bệnh nhân chuyển tuyến, bởi đường xá đi lại xa và khó khăn. Tuy nhiên, với việc đầu tư không phù hợp với thực tế ở địa phương và không phát huy được hiệu quả như hiện nay, thì việc này đang gây lãng phí cho ngân sách Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Nam: Nữ trưởng trạm y tế xã tẩm xăng tự thiêu trong ca trực
Quảng Nam: Nữ trưởng trạm y tế xã tẩm xăng tự thiêu trong ca trực

Một nữ trạm trưởng trạm y tế xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn, Quảng Nam đã tự thiêu tại nhà vệ sinh của cơ quan ngay trong ca trực.

Quảng Nam: Nữ trưởng trạm y tế xã tẩm xăng tự thiêu trong ca trực

Quảng Nam: Nữ trưởng trạm y tế xã tẩm xăng tự thiêu trong ca trực

Một nữ trạm trưởng trạm y tế xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn, Quảng Nam đã tự thiêu tại nhà vệ sinh của cơ quan ngay trong ca trực.

Bắt giữ kẻ xông vào trạm y tế đâm chết đối thủ
Bắt giữ kẻ xông vào trạm y tế đâm chết đối thủ

Ngày 2/9, Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết đã vận động Phạm Văn Tuân (SN 1985, ở Lê Chân, Hải Phòng) ra đầu thú vì hành vi giết người.

Bắt giữ kẻ xông vào trạm y tế đâm chết đối thủ

Bắt giữ kẻ xông vào trạm y tế đâm chết đối thủ

Ngày 2/9, Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết đã vận động Phạm Văn Tuân (SN 1985, ở Lê Chân, Hải Phòng) ra đầu thú vì hành vi giết người.

'Yêu râu xanh' vào trạm y tế cưỡng bức nữ nhân viên
'Yêu râu xanh' vào trạm y tế cưỡng bức nữ nhân viên

Thấy nữ nhân viên trạm y tế trực một mình, đối tượng xông vào dùng vũ lực hòng cưỡng bức, nhưng nạn nhân kháng cự quyết liệt, “yêu râu xanh” phải bỏ cuộc.

'Yêu râu xanh' vào trạm y tế cưỡng bức nữ nhân viên

'Yêu râu xanh' vào trạm y tế cưỡng bức nữ nhân viên

Thấy nữ nhân viên trạm y tế trực một mình, đối tượng xông vào dùng vũ lực hòng cưỡng bức, nhưng nạn nhân kháng cự quyết liệt, “yêu râu xanh” phải bỏ cuộc.

Một ngày ở trạm y tế xã hội hóa đầu tiên tại Việt Nam
Một ngày ở trạm y tế xã hội hóa đầu tiên tại Việt Nam

VOV.VN - Đột phá trong XHH y tế với mục tiêu hướng tới tất cả người dân được chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất từ tuyến cơ sở.

Một ngày ở trạm y tế xã hội hóa đầu tiên tại Việt Nam

Một ngày ở trạm y tế xã hội hóa đầu tiên tại Việt Nam

VOV.VN - Đột phá trong XHH y tế với mục tiêu hướng tới tất cả người dân được chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất từ tuyến cơ sở.

Vụ cháu bé tử vong sau tiêm vaccine: Lãnh đạo trạm y tế lên tiếng
Vụ cháu bé tử vong sau tiêm vaccine: Lãnh đạo trạm y tế lên tiếng

VOV.VN - Trạm y tế xã được đầu tư, y bác sĩ có chuyên môn - đó là lời khẳng định của ông Phùng Quang Minh - Trưởng phòng y tế huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Vụ cháu bé tử vong sau tiêm vaccine: Lãnh đạo trạm y tế lên tiếng

Vụ cháu bé tử vong sau tiêm vaccine: Lãnh đạo trạm y tế lên tiếng

VOV.VN - Trạm y tế xã được đầu tư, y bác sĩ có chuyên môn - đó là lời khẳng định của ông Phùng Quang Minh - Trưởng phòng y tế huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.