Lao động làm việc phi pháp ở Hàn Quốc: Tước cơ hội của người khác

VOV.VN -Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng hãy về nước. Đó cũng là để giữ gìn hình ảnh đất nước, lao động Việt Nam ở nước ngoài...

VOV đã chuyển đến quý vị và các bạn phần 1 và 2 loạt phóng sự nhan đề: “Lao động Hàn Quốc vì sao không hồi hương?", phản ánh tình trạng nhiều lao động vì ham số tiền kiếm được tại nước sở tại đã bỏ trốn làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc bất chấp hết hạn hợp đồng lao động khiến phía bạn phải dừng tuyển lao động ở 49 quận, huyện trên cả nước.

Làm sao để duy trì được thị trường lao động tiềm năng này tiến tới chấm dứt tình trạng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc? Đây cũng là nội dung trong phần 3 loạt bài với nhan đề: “Đáp án nào cho việc làm mức lương cao?”. 

Lao động làm việc tại Hàn Quốc về nước xem thông tin tuyển dụng

Năm 2001, tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Anh Đức, sinh năm 1980, quê gốc thành phố Vinh, Nghệ An, trúng tuyển đi lao động tại Hàn Quốc. Trở về nước sau khi hết hạn hợp đồng lao động, anh Đức tìm được một công việc khá ưng ý là quản lý tại Công ty TNHH KJ.TEC một trăm phần trăm vốn Hàn Quốc.

Chia sẻ bí quyết tìm được một công việc ổn định với mức lương hấp dẫn tại quê nhà sau 4 năm làm việc ở xứ người, anh Đức cho biết: “Cái gắn bó với mình lâu dài nhất là mình phải có kiến thức, tay nghề. Mình cố gắng học được cái nghề bên Hàn Quốc. Đó là cơ khí hàn khuôn mẫu. Lúc đấy mình làm việc thậm chí còn làm không lấy công. Mình lân la theo họ xong mình học, họ thấy mình chăm chỉ, hiếu học, thế là họ bảo cho. Khi đấy mình cảm nhận được là không có chỗ nào, trường lớp nào họ dạy mình như thế cả và chỉ có đi làm mình theo họ, mình nhìn họ làm và họ sẽ bày chỉ cho mình tới nơi tới chốn. Cái đó là hữu hiệu nhất, hiệu quả nhất, sau này mình về Việt Nam có nghề trong tay”

Ông Kwon. Oh-Jin - Giám đốc điều hành Công ty TNHH KJ TEC tại Việt Nam, nơi anh Nguyễn Anh Đức được tuyển vào làm việc tại Việt Nam, với một công ty 100% vốn Hàn Quốc, công ty rất cần những người có kinh nghiệm làm việc tại Hàn Quốc như anh Đức.

“Điều mà công ty chúng tôi cần ở một người quản lý như anh Đức đã đi làm ở Hàn Quốc về chính là tư duy làm việc, trong thời gian làm ở Hàn, anh đã học hỏi tư duy quản lý của người Hàn Quốc cũng như về kĩ thuật và vận hành chúng như thế nào. Về Việt Nam, anh ấy đã thay mặt cho lãnh đạo Công ty Hàn Quốc để quản lý nhân sự là người Việt Nam và đảm nhiệm đối ngoại với tất cả khách hàng tại Việt Nam”, ông Kwon. Oh-Jin nói.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc phỏng vấn lao động

Hiện tại, với mức lương 40 triệu đồng/tháng, bằng với mức lương làm việc bên Hàn Quốc, anh Nguyễn Anh Đức có thể làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Một trường hợp khác cũng giống anh Đức là chị Nguyễn Thị Linh, ở Chương Mỹ, Hà Nội đã quyết định cùng chồng con trở về Việt Nam. Sau 10 năm làm việc tại Hàn Quốc, chị Linh đã tìm được việc làm và có mức lương xứng đáng.

“Tìm được công việc phù hợp cảm thấy thoải mái, lương 10 triệu. Không có gì vất vả lắm. Thích nhất gần gia đình, chỉ làm 8 tiếng để mình có thể chăm sóc con cái. Việc bây giờ dễ vì Hàn sang đầu tư nhiều. Mong các bạn ở Hàn học tiếng thì về dễ tìm việc. Những công việc so với mức lương bình thường tìm dễ. Em có nhiều kinh nghiệm quản lý bên đó rồi. Hiện tại làm phổ thông bình thường tầm 10-15 triệu. Mọi người biết Toppic dịch văn bản thì đi xa khoảng 15-20 triệu đồng”, chị Linh nói.

Xác định rõ công việc, đặt ra kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho bản thân- chính là kinh nghiệm được rút ra từ những người thành công như anh Đức, chị Linh. Trong thời gian lao động ở nước ngoài, ngay từ đầu người lao động cần xác định cần học hỏi công việc gì, ngành nghề gì phù hợp, và trau dồi, học hỏi thêm kinh nghiệm để khi kết thúc hợp đồng lao động có thể áp dụng, làm giỏi, làm tốt công việc đó ở quê nhà.

Về phía các Bộ, ban ngành từ địa phương đến Trung ương nên có nhiều giải pháp để người mỗi người lao động trước khi đi có mục tiêu rõ ràng. Ngoài việc đi lao động nước ngoài để phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, thì quá trình làm việc, cần làm gì, học gì trong dài hạn để khi về nước không bị lạc lõng, tìm được việc làm, có được mức lương ổn định, hợp lý – rất cần được xác định rõ.

Thực tế, những lao động đi làm việc ở Hàn Quốc chỉ làm lao động phổ thông. Họ chỉ biết làm việc ngày này qua tháng nọ mà không nghĩ đến phải tìm hiểu, học một nghề, phát triển nghề đó. Sau cả quãng tuổi trẻ 5 - 10 hay 20 năm sau, người lao động của chúng ta thu lợi được nhiều nhất là khoản tiền lương hàng tháng, chút ít ngoại ngữ và vẫn không có một nghề nghiệp nào trong tay, để sau khi về nước có thể sống bằng chính nghề nghiệp, kinh nghiệm đó. Và câu chuyện về nước thất nghiệp, hay lương thấp không chỉ là vòng luẩn quẩn với người lao động, mà còn là câu hỏi đặt ra với trách nhiệm của cả các bộ ban ngành chức năng của Việt Nam.

Theo ông Hồ Văn Hóa- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quỳnh Hậu, tỉnh Nghệ An, để người lao động đi làm ở Hàn Quốc trở về đúng thời hạn, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động khác, cùng với việc tăng cường tuyên truyền, tạo sự chuyển biến nhận thức cho người lao động, cần có những chính sách hợp lý hơn từ phía các ban ngành chức năng.

“Theo tôi nên chăng, Nhà nước có một chính sách cho nó phù hợp. Nếu Chính phủ quản lý lao động ngoài nước rồi các sở bây giờ cứ lao động ở Hàn Quốc mà đã không vi phạm kỷ luật cho về tiếp tục gia hạn thì không có ai vi phạm. Bởi vì ở bên kia nhu cầu họ vẫn cần lao động. Chính vì họ cần lao động lên họ mới bao che cho lao động của mình. Ở bên kia họ bao che cho họ chứ còn trục xuất thì dễ thôi cũng như ở tôi trên địa bàn ai ở đâu về Quỳnh Hậu chúng tôi biết hết có cho ở hay không là cái anh sở tại. Tại sao dân mình ở được là vì các doanh nghiệp của Hàn Quốc đang bao che, họ đang cần mà chính sách của mình có chỗ chưa phù hợp”, ông Văn Hóa nói.

Với những người trở về nước họ mong muốn được chuyển và đóng tiếp bảo hiểm sau thời gian lao động ở nước ngoài, tránh bị thiệt thòi. Theo ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, để hạn chế tình trạng lao động bất hợp pháp tại nước ngoài, thời gian tới đây, sẽ có nhiều giải pháp được triển khai như siết chặt quy định tuyển chọn lao động, nâng mức chế tài với doanh nghiệp có lao động bỏ trốn. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền, tác động đến những gia đình có con em đang sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc, động viên con em trở về.

“Chúng ta phối hợp với Hàn Quốc có chính sách tuyển lại các em đã về đúng hạn, hoặc các em thực hiện tốt hợp đồng, trong thời gian Hàn Quốc. Tới đây chúng ta bàn thêm với Hàn Quốc về có kiểm tra sát hạch tiếng hàn tay nghề, kinh nghiệm để công nhận các em để có thể các em có nguyện vọng sang Hàn Quốc thì có thể làm ở kĩ thuật viên chẳng hạn. Với người mong muốn làm việc ở trong nước thì tới đây chúng ta cũng phải bàn với Hàn Quốc có dự án hỗ trợ họ. Tất nhiên phụ thuộc nguyện vọng của người lao động, có cái miễn phí, có cái lao động phải bỏ 1 phần chi phí, đây là việc có lợi cho họ tham gia dự án này”, ông Nguyễn Gia Liêm nói.

“Lao động hết hạn hợp đồng hãy về nước, trước hết là để giữ gìn hình ảnh đất nước, lao động Việt Nam ở nước ngoài, sau nữa là tạo cơ hội cho những người lao động khác được sang”. Đây là mong  muốn của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp. Chứng kiến cảnh những người lao động bất hợp pháp Việt Nam dù bị truy quét, dù phải sống cảnh chui nhủi ở xứ người vẫn không tắt niềm hi vọng vào cuộc mưu sinh để cải thiện cuộc sống, chúng ta không thể không thương cảm. Nhưng xét về lý, lao động bất hợp pháp là vi phạm pháp luật.

Điều này gây khó khăn cho sự quản lý của chính quyền sở tại, thậm chí còn gây nên nhiều hệ lụy, trong đó có việc làm mất cơ hội cho những người lao động Việt Nam sau này khi Chính phủ Hàn Quốc “đóng cửa” đối với lao động nhập cư. Để hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng này, giải pháp lâu dài nhất vẫn là tạo công ăn việc làm cho người dân.

Nhà nước nên có chiến lược đào tạo, phát triển, tận dụng mọi nguồn lực để hạn chế dòng chảy đi lao động nước ngoài, chủ yếu là thanh niên. Với những trường hợp hết hạn hợp đồng lao động lao, địa phương nên có kế hoạch tiếp nhận, tạo việc làm ổn định cho họ để họ yên tâm trở về./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lao động Việt phi pháp tại Hàn Quốc: Nỗi lòng người trong cuộc
Lao động Việt phi pháp tại Hàn Quốc: Nỗi lòng người trong cuộc

VOV.VN -Hiện có hơn 15.000 lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Nghệ An là 1 trong 5 tỉnh có số lượng nhiều nhất, tính đến hết năm 2017.

Lao động Việt phi pháp tại Hàn Quốc: Nỗi lòng người trong cuộc

Lao động Việt phi pháp tại Hàn Quốc: Nỗi lòng người trong cuộc

VOV.VN -Hiện có hơn 15.000 lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Nghệ An là 1 trong 5 tỉnh có số lượng nhiều nhất, tính đến hết năm 2017.

Lao động Việt Nam “gánh” chi phí cao khi đi xuất khẩu lao động
Lao động Việt Nam “gánh” chi phí cao khi đi xuất khẩu lao động

VOV.VN -Lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động vẫn đang gặp nhiều rủi ro về di cư lao động, chịu chi phí cao hơn so với các nước khác.

Lao động Việt Nam “gánh” chi phí cao khi đi xuất khẩu lao động

Lao động Việt Nam “gánh” chi phí cao khi đi xuất khẩu lao động

VOV.VN -Lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động vẫn đang gặp nhiều rủi ro về di cư lao động, chịu chi phí cao hơn so với các nước khác.

Bộ LĐTBXH khuyến cáo hạn chế đưa lao động đi làm việc ở Saudi Arabia
Bộ LĐTBXH khuyến cáo hạn chế đưa lao động đi làm việc ở Saudi Arabia

VOV.VN -Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng công việc giúp việc gia đình tại Saudi Arabia yêu cầu không cao, mức lương khá, song lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Bộ LĐTBXH khuyến cáo hạn chế đưa lao động đi làm việc ở Saudi Arabia

Bộ LĐTBXH khuyến cáo hạn chế đưa lao động đi làm việc ở Saudi Arabia

VOV.VN -Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng công việc giúp việc gia đình tại Saudi Arabia yêu cầu không cao, mức lương khá, song lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Sa thải lao động tuổi 35: Xu hướng tất yếu của kinh tế thị trường?
Sa thải lao động tuổi 35: Xu hướng tất yếu của kinh tế thị trường?

VOV.VN - Dù chưa có thống kê chính xác về số lao động bị sa thải ở độ tuổi 35, tuy nhiên, thực tế này vẫn đang diễn ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an sinh xã hội.

Sa thải lao động tuổi 35: Xu hướng tất yếu của kinh tế thị trường?

Sa thải lao động tuổi 35: Xu hướng tất yếu của kinh tế thị trường?

VOV.VN - Dù chưa có thống kê chính xác về số lao động bị sa thải ở độ tuổi 35, tuy nhiên, thực tế này vẫn đang diễn ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an sinh xã hội.

Chủ tịch huyện sai phạm, nhiều lao động mất việc làm
Chủ tịch huyện sai phạm, nhiều lao động mất việc làm

VOV.VN - Giám đốc Sở GD&ĐT, nguyên Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) ký 40 hợp đồng tuyển dụng lao động trái quy định khiến nhiều lao động mất việc làm.

Chủ tịch huyện sai phạm, nhiều lao động mất việc làm

Chủ tịch huyện sai phạm, nhiều lao động mất việc làm

VOV.VN - Giám đốc Sở GD&ĐT, nguyên Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) ký 40 hợp đồng tuyển dụng lao động trái quy định khiến nhiều lao động mất việc làm.