Lao động Việt Nam tại Thái Lan có nguy cơ cao bị phạt hoặc bắt giam

VOV.VN -Bộ Lao động Thái Lan, cho biết, hiện tại mới chỉ có 12 lao động quốc tịch Việt Nam đăng ký lao động một cách hợp pháp tại Thái Lan.

Thái Lan đã ký kết với Việt Nam trao đổi lao động trong hai ngành đó là xây dựng và đánh bắt cá, tuy nhiên lao động Việt Nam không mấy hứng thú đối với hai ngành nghề này.

“Hiện tại, theo số liệu thống kê chưa chính thức mà chúng tôi có, lao động Việt Nam tại Thái Lan rơi vào khoảng trên dưới 50.000 người và đa phần đều là bất hợp pháp. Chính vì thế lao động Việt Nam có nguy cơ cao bị xử lý theo pháp luật” – ông Sombat Nivesra Phó vụ trưởng Vụ Tuyển dụng lao động, Bộ Lao động Thái Lan nói.

Lao động Việt Nam chủ yếu làm các nghề như bán hàng rong, phục vụ quán ăn hay làm tại các xưởng may gia công.

Theo bà Anusree Tubsuwan, thành viên thường trực Văn phòng Chính phủ phụ trách lao động thì hiện tại Thái Lan chưa có kế hoạch mở rộng thêm ngành nghề hợp tác lao động với phía Việt Nam. Trước mắt, Thái Lan muốn giải quyết xong vấn đề lao động với các nước lân cận như Lào, Myanmar và Campuchia.

Hiện tại, số lượng lao động Việt Nam sang Thái Lan làm việc chủ yếu theo con đường du lịch và ở lại. Họ chủ yếu làm các ngành nghề như bán hàng rong, phục vụ quán ăn hay làm việc trong các xưởng may. Số lượng lao động này chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc và Thủ đô Bangkok.

Thái Lan sắp “mạnh tay” với lao động bất hợp pháp

Chính phủ Thái Lan đang gấp rút tiến hành cấp phép cho các lao động tới từ nước ngoài có nguyện vọng làm việc tại Thái Lan, hạn chót là tới 31/3 năm nay.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động Thái Lan, trên cả nước có hơn 3,8 triệu lao động nước ngoài trong đó số lượng đi theo các chương trình hợp tác là 615.000 người. Tuy nhiên, đa phần lại là các lao động tự do không có tay nghề. Số lượng lao động có tay nghề cao chỉ là hơn 155.000 người, chiếm tỷ lệ rất thấp. Chính vì vậy, việc đẩy cấp phép cho lao động giúp cơ quan chức năng có thể quản lý được tốt hơn cũng như có những phân bổ phù hợp hơn đối với nhu cầu việc làm trong xã hội.

Số lượng lao động nước ngoài tới Thái Lan làm việc chủ yếu tới từ ba nước có đường biên giới chung là Lào, Campuchia và Myanmar. Tuy nhiên phần lớn số lao động này tới Thái Lan làm việc theo con đường bất hợp pháp.

Theo ông Adul Saengsiew Kaew, Bộ trưởng Lao động Thái Lan, nước này sẽ không kéo dài thêm thời gian đăng ký lao động nữa mà chỉ tiến hành hợp pháp hóa cho các lao động bất hợp pháp cho tới hết ngày 31/3.

Giấy tờ cần thiết để một lao động có thể làm việc hợp pháp tại Thái Lan.

“Theo số lượng đăng ký, hiện tại còn khá nhiều trường hợp chưa được giải quyết. Đối với những lao động chưa đăng ký, người sử dụng lao động sẽ phải đăng ký và hoàn tất trước ngày 31/3. Chính phủ sẽ tăng cường thêm nhân viên, tăng cường thời gian làm việc để hoàn thành đúng với kế hoạch đã vạch ra. Sau ngày 31/3, nếu phát hiện ra các trường hợp lao động bất hợp pháp sẽ tiến hành xử lý theo đúng quy định”.

Người lao động nước ngoài xếp hàng dài chờ đăng ký thủ tục làm việc.

Cũng theo Bộ Lao động Thái Lan, hiện tại vẫn còn khoảng 880.000 trường hợp lao động nước ngoài đã tiến hành đăng ký nhưng chưa thể hoàn tất được các thủ tục. Chính vì thế, số lao động này sẽ vẫn được làm việc ở Thái Lan cho tới hết ngày 30/6.

Theo quy định mới trong luật lao động của Thái Lan, các trường hợp lao động bất hợp pháp có thể bị phạt tới 3000 USD và 5 năm tù trong khi đó, những người sử dụng lao động có thể bị phạt tới 24.000 USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tháo gỡ khó khăn trong tuyển dụng lao động Việt Nam sang Séc
Tháo gỡ khó khăn trong tuyển dụng lao động Việt Nam sang Séc

VOV.VN - CH Séc có nhu cầu lớn về lao động nước ngoài. Phía Séc cũng muốn tuyển dụng nhân công từ Việt Nam.

Tháo gỡ khó khăn trong tuyển dụng lao động Việt Nam sang Séc

Tháo gỡ khó khăn trong tuyển dụng lao động Việt Nam sang Séc

VOV.VN - CH Séc có nhu cầu lớn về lao động nước ngoài. Phía Séc cũng muốn tuyển dụng nhân công từ Việt Nam.

Thái Lan thúc đẩy việc cấp phép cho lao động Việt Nam
Thái Lan thúc đẩy việc cấp phép cho lao động Việt Nam

VOV.VN - Trong đợt đăng ký việc làm này Thái Lan sẽ chỉ thúc đẩy cấp phép hoạt động cho các lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực đánh cá và xây dựng.

Thái Lan thúc đẩy việc cấp phép cho lao động Việt Nam

Thái Lan thúc đẩy việc cấp phép cho lao động Việt Nam

VOV.VN - Trong đợt đăng ký việc làm này Thái Lan sẽ chỉ thúc đẩy cấp phép hoạt động cho các lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực đánh cá và xây dựng.

Lao động Việt Nam thiếu cả thầy lẫn thợ
Lao động Việt Nam thiếu cả thầy lẫn thợ

VOV.VN - Trước đây thì chúng ta hay nói câu “thừa thầy, thiếu thợ”, nhưng xem tỷ lệ thì chúng ta thiếu cả thầy, cả thợ nhưng thiếu thợ nhiều hơn.

Lao động Việt Nam thiếu cả thầy lẫn thợ

Lao động Việt Nam thiếu cả thầy lẫn thợ

VOV.VN - Trước đây thì chúng ta hay nói câu “thừa thầy, thiếu thợ”, nhưng xem tỷ lệ thì chúng ta thiếu cả thầy, cả thợ nhưng thiếu thợ nhiều hơn.