Luật hóa “quyền im lặng” phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam

VOV.VN - Đưa quy định “quyền im lặng” vào luật phải đảm bảo  cân bằng chống oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Việc có nên quy định “quyền im lặng” trong Dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) hay không đang thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và dư luận xã hội. Theo Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trần Văn Độ, việc quy định quyền im lặng vào luật là để bảo vệ người có khả năng bị oan sai. Tuy nhiên phải tùy theo tổ chức hệ thống tư pháp, tùy theo hệ thống luật sư, hình thức pháp luật để luật hóa “quyền im lặng” cho phù hợp thực tiễn của Việt Nam.

Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ (Ảnh: Thảo Nguyên)

Luật hóa “quyền im lặng” ở mức độ nào đó phù hợp 

** Vấn đề luật hóa “quyền im lặng” trong Dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm của ông về vấn đề nay như thế nào?

Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ: Pháp luật Việt Nam chưa trực tiếp qui định “quyền im lặng” của người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo. Nhưng những yếu tố thuộc về nội dung của quyền này đã được thể hiện ở chỗ này, chỗ kia, đặc biệt trong Bộ Luật Tố tụng hình sự. 

Ở đây, quy định “quyền im lặng” phải cụ thể 3 nội dung. Đó là, người bị buộc tội có quyền im lặng không khai báo; người phạm tội có quyền có luật sư khi khai báo, cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phải có trách nhiệm, nhiệm vụ giải thích cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quyền không khai báo. Cuối cùng nếu vi phạm những quy định trên thì những lời khai nhận của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không được coi là chứng cứ.

Tôi cho rằng, tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia, tùy theo tổ chức hệ thống tư pháp, tùy theo hệ thống luật sư, hình thức pháp luật để luật hóa “quyền im lặng” ở mức độ nào đó. Nhưng phải thể hiện được không làm oan người vô tội, không ngăn cản quá trình đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm cân bằng chống oan và bỏ lọt tội phạm. Bởi đấu tranh phòng, chống tội phạm là vì lợi ích của cộng đồng. 

Một xã hội, một hệ thống tư pháp của một quốc gia, một Nhà nước pháp quyền, vấn đề bảo vệ quyền con người được đặt lên rất cao như Hiến pháp của chúng ta đã quy định thì không xét xử oan người vô tội là vấn đề xã hội, là lợi ích cộng đồng. 

 Lời nhận tội chỉ là chứng cứ khi phù hợp với chứng cứ khác

** Theo ông, với hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam, “quyền im lặng” cần được quy định như thế nào trong Dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)?

Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ: Chúng ta quy định “quyền im lặng” là để bảo vệ người có khả năng bị oan. Tức là, ngăn chặn việc cơ quan tiến hành tố tụng không có chứng cứ nào cả mà bằng cách truy xét để có lời nhận tội, hay không lấy lời nhận tội làm chứng cứ duy nhất, mà lời nhận tội chỉ là chứng cứ khi phù hợp với chứng cứ khác. 

Khi sửa đổi Bộ Luật Tố tụng hình sự phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhấn vào việc người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không khai báo, quyền có luật sư hỗ trợ; bị can, bị cáo được thực hiện quyền im lặng và cơ quan tố tụng phải có trách nhiệm giải thích cho bị can, bị cáo quyền đó. 

Chúng ta cũng phải loại bỏ các thủ tục hành chính tư pháp phiền phức như có cần Giấy chứng nhận bào chữa không hay không; có cần hợp đồng thuê luật sư không… để bảo đảm luật sư có mặt trong những lần hỏi cung. Tất nhiên ở đây, luật sư phải có trách nhiệm để bảo vệ thân chủ của mình trên cơ sở pháp luật chứ không phải bằng mọi giá.

** Số lượng luật sư của Việt Nam tuy vài năm trở lại đây có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là chúng ta chưa xây dựng được đội ngũ luật sư công, theo ông liệu quy định “quyền im lặng” có khả thi?

Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ: Hiện nay mới có 20% vụ án hình sự có luật sư tham gia, nếu triển khai tích cực sẽ có thêm khoảng 10% nữa. Chúng ta không thể đáp ứng qui định mọi người đều có quyền có luật sư vì rõ ràng Việt Nam chưa thể bảo đảm được điều đó, dù có huy động cả hệ thống trợ giúp pháp lý. 

Cho nên, chúng ta có thể mở rộng những trường hợp buộc phải có luật sư tham gia như người bị truy cứu về tội đặc biệt nghiêm trọng để tránh để xảy ra hậu quả oan sai. Còn tất cả những người khác đều có quyền nhờ luật sư, trợ giúp pháp lý hoặc bất cứ ai như người thân, bạn bè để bảo đảm sự khách quan của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. 

Chúng ta cũng cần quy định, khuyến khích khai báo nếu phạm tội thì được giảm nhẹ, còn không khai báo thì có quyền im lặng. 

** Theo ông, nếu áp dụng “quyền im lặng” có hạn chế được oan sai như trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn?

Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ: Với phạm vi, giới hạn hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam chắc chắn sẽ hạn chế được án oan sai.

** Xin cảm ơn ông./.

“Không làm tốt quyền im lặng sẽ khiến vụ án bị kéo dài, bỏ lọt tội phạm”

Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Trương Trọng Nghĩa (Ảnh: Thảo Nguyên)
“Tôi đồng ý chống oan sai và chống bỏ lọt tội phạm quan trọng như nhau. Nhiều quốc gia trên thế giới khi quy định quyền im lặng người ta cũng suy nghĩ rất nhiều, nếu làm không tốt sẽ kéo dài vụ án, dẫn đến việc có khi bỏ lọt tội phạm.

Chúng ta phải nghĩ đến những nạn nhân và gia đình nạn nhân. Các luật sư ra tòa không chỉ bảo vệ cho bị can, bị cáo mà còn để bảo vệ quyền lợi cho những nạn nhân. Với nghi can trong một vụ giết người, nếu chúng ta không làm tốt quyền im lặng, không khéo chúng ta lại tạo ra một nạn nhân nữa như Nguyễn Thanh Chấn.

Hơn nữa, nếu áp dụng quyền im lặng thì sẽ giúp cho người dân bình tĩnh ngay khi bị cơ quan tố tụng tạm giam, tạm giữ, tránh việc bị dồn ép, bức cung.

Chúng ta thiết kế quyền này phải nghiên cứu trên cơ sở đồng bộ với hệ thống pháp luật của Việt Nam, có như vậy mới bảo đảm nguyên tắc tranh tụng đã được hiến định.

Có ý kiến lo lắng về thiếu luật sư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tương tự, nước Mỹ, nước Úc đều có khó khăn như vậy. Chúng ta phải bàn bạc với nhau để tháo gỡ vấn đề này. Theo tôi, Công an nên có một danh sách luật sư, bào chữa viên nhân dân để khi cần có thể liên hệ ngay để thực hiện bào chữa”./.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Trương Trọng Nghĩa

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kết luận vụ các cựu công an dùng nhục hình ở Phú Yên
Kết luận vụ các cựu công an dùng nhục hình ở Phú Yên

VOV.VN -Theo kết luận của cơ quan điều tra, ngoài 5 cựu công an đã hầu tòa, cựu Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa cũng bị đề nghị truy tố trước pháp luật.

Kết luận vụ các cựu công an dùng nhục hình ở Phú Yên

Kết luận vụ các cựu công an dùng nhục hình ở Phú Yên

VOV.VN -Theo kết luận của cơ quan điều tra, ngoài 5 cựu công an đã hầu tòa, cựu Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa cũng bị đề nghị truy tố trước pháp luật.

Viện KSND Tối cao góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự
Viện KSND Tối cao góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự

VOV.VN - Các đại biểu tập trung phân tích những quy định của Bộ luật hiện hành theo hướng bổ sung một số nội dung cho phù hợp yêu cầu của cải cách tư pháp

Viện KSND Tối cao góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự

Viện KSND Tối cao góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự

VOV.VN - Các đại biểu tập trung phân tích những quy định của Bộ luật hiện hành theo hướng bổ sung một số nội dung cho phù hợp yêu cầu của cải cách tư pháp

Tình tiết mới trong xét xử hung thủ vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn
Tình tiết mới trong xét xử hung thủ vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn

VOV.VN -Tòa án Bắc Giang vẫn chưa xếp lịch cụ thể xét xử “sát thủ” trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn do có tình tiết mới phát sinh.

Tình tiết mới trong xét xử hung thủ vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn

Tình tiết mới trong xét xử hung thủ vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn

VOV.VN -Tòa án Bắc Giang vẫn chưa xếp lịch cụ thể xét xử “sát thủ” trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn do có tình tiết mới phát sinh.

Đề nghị tuyên hủy 2 bản án “tồn” của ông Nguyễn Thanh Chấn
Đề nghị tuyên hủy 2 bản án “tồn” của ông Nguyễn Thanh Chấn

VOV.VN -TAND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với vụ án xét xử “sát thủ” trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn.

Đề nghị tuyên hủy 2 bản án “tồn” của ông Nguyễn Thanh Chấn

Đề nghị tuyên hủy 2 bản án “tồn” của ông Nguyễn Thanh Chấn

VOV.VN -TAND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với vụ án xét xử “sát thủ” trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn.

Truy tố nguyên 6 sĩ quan công an dùng nhục hình bức cung
Truy tố nguyên 6 sĩ quan công an dùng nhục hình bức cung

Ngoài bị can Nguyễn Thân Thảo Thành bị bắt tạm giam từ ngày 15/1/2013, năm bị can khác đang tại ngoại chờ ngày hầu tòa.

Truy tố nguyên 6 sĩ quan công an dùng nhục hình bức cung

Truy tố nguyên 6 sĩ quan công an dùng nhục hình bức cung

Ngoài bị can Nguyễn Thân Thảo Thành bị bắt tạm giam từ ngày 15/1/2013, năm bị can khác đang tại ngoại chờ ngày hầu tòa.

Công an dùng nhục hình làm chết nghi phạm: Cùng 1 hành vi, 2 tội danh
Công an dùng nhục hình làm chết nghi phạm: Cùng 1 hành vi, 2 tội danh

VOV.VN -Hai vụ án các cựu công đánh chết người ở Phú Yên và Hà Nội lại được xử lý theo hai tội danh khác nhau.

Công an dùng nhục hình làm chết nghi phạm: Cùng 1 hành vi, 2 tội danh

Công an dùng nhục hình làm chết nghi phạm: Cùng 1 hành vi, 2 tội danh

VOV.VN -Hai vụ án các cựu công đánh chết người ở Phú Yên và Hà Nội lại được xử lý theo hai tội danh khác nhau.

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Sát thủ Lý Nguyễn Chung chuẩn bị hầu tòa
Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Sát thủ Lý Nguyễn Chung chuẩn bị hầu tòa

VOV.VN - Sát thủ Lý Nguyễn Chung sau một thời gian trốn ở Đắk Lắk đã ra đầu thú cơ quan điều tra vào cuối năm 2013.

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Sát thủ Lý Nguyễn Chung chuẩn bị hầu tòa

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Sát thủ Lý Nguyễn Chung chuẩn bị hầu tòa

VOV.VN - Sát thủ Lý Nguyễn Chung sau một thời gian trốn ở Đắk Lắk đã ra đầu thú cơ quan điều tra vào cuối năm 2013.

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Khởi tố cựu thẩm phán TAND Tối cao
Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Khởi tố cựu thẩm phán TAND Tối cao

VOV.VN -Chủ tọa tòa phúc thẩm ông Phạm Tuấn Chiêm bị khởi tố, để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Khởi tố cựu thẩm phán TAND Tối cao

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Khởi tố cựu thẩm phán TAND Tối cao

VOV.VN -Chủ tọa tòa phúc thẩm ông Phạm Tuấn Chiêm bị khởi tố, để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.