Một số địa điểm quy hoạch chất thải rắn chưa hợp lý

(VOV) - Đặc biệt địa danh, tên gọi trong quy hoạch cần phải lưu ý điều chỉnh để tránh thắc mắc, khiếu kiện của người dân

Tiếp tục chương trình kỳ họp 6, sáng nay (6/12), UBND Thành phố trình HĐND Thành phố xem xét, thông qua Nghị quyết về quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. 85% đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội biểu quyết thông qua nghị quyết này. 

Các đại biểu cho ý kiến về Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050

Trước khi thông qua nghị quyết, các đại biểu đã cho ý kiến, kiến nghị về các nội dung quy hoạch xử lý chất thải rắn, trong đó đại biểu huyện Phúc Thọ, Từ Liêm, Sóc Sơn, Thanh Trì nêu ý kiến cho rằng một số điểm trong quy hoạch tiến hành xây dựng nhà máy xử lý chất thải, bãi chôn lấp, trạm trung chuyển còn chưa hợp lý, do  những nơi này đã có chủ trương trong tương lai trở thành đô thị. Đặc biệt là vấn đề địa danh, tên gọi trong quy hoạch cần phải lưu ý điều chỉnh để tránh thắc mắc, khiếu kiện của người dân cho việc triển khai dự án theo quy hoạch. Cụ thể, bãi rác Nam Sơn thực tế nằm trên ba xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ nhưng trong quy hoạch chỉ ghi là xã Nam Sơn, khi tiến hành mở rộng dân Bắc Sơn và Hồng Kỳ sẽ phản đối vì thế cần phải chuẩn lại về mặt địa danh. Quy hoạch cũng chưa chú trọng đến tổ chức vận hành, triển khai và hạ tầng giao thông hỗ trợ cho quy hoạch được đề cập chưa  nhiều. Đại biểu nêu một bãi chôn lấp rác Nam Sơn một ngày tiếp nhận khoảng 4.000 tấn rác gấp 3 lần so với thiết kế, mật độ xe vận chuyển đi lại vào khu bãi rác là rất lớn. Tuy nhiên hạ tầng giao thông là rất kém lại chỉ có duy nhất một con đường độc đạo. Bên cạnh đó, quy hoạch mới chỉ gói gọn trong tường rào của bãi rác, trong thực tế vẫn chưa có tường rào. Thêm nữa, vùng ảnh hưởng xung quanh các bãi chôn lấp, trạm trung chuyển cũng chưa được đề cập đến trong quy hoạch. Các đại biểu cho rằng đây là những vấn đề quan trọng đề thực hiện được quy hoạch. Ngoài ra, một số nơi có làng nghề truyền thống trong lĩnh vực trồng trọt và ăn uống (trồng rau an toàn và gói bánh trưng, bánh dầy) ở huyện Thanh Trì được thành phố công nhận làng nghề truyền thống việc xây nhà máy và bãi chôn lấp sẽ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm của làng nghề. Hơn nữa đây là còn là khu vực phân lũ của thành phố- được đại biểu băn khoăn nêu ý kiến.

Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn đến 2020 tầm nhìn 2050. Đối với chất thải rắn sinh hoạt, toàn thành phố chia thành 3 vùng thu gom và xử lý. Vùng 1 phía Bắc- đô thị lõi; Vùng 2 phía Nam sông Nhuệ; Vùng 3 phía Tây sông Nhuệ. Tổng cộng có 6 trạm trung chuyển diện tích 10ha, 17 khu xử lý chất thải rắn (theo công nghệ), diện tích 430,15ha.

Đối với chất thải rắn công nghiệp không nguy hại quy hoạch như với chất thải rắn sinh hoạt. Quy hoạch chất thải rắn công nghiệp nguy hại, có 6 trạm chung chuyển và  2 khu xử lý chất thải rắn nguy hại là Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Khu xử lý chất thải rắn Tiến Sơn, Hòa Bình.

Với chất thải y tế có 3 vùng thu gom xử lý chất thải rắn không nguy hại và 5 khu xử lý chất thải rắn nguy hại là: Cầu Diễn, Việt Hùng, Phù Đổng, Châu Can, Đồng Ké.

Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn xây dựng với 3 vùng và 26 khu chôn lấp; Quy hoạch xử lý bùn thoát nước 3 vùng với 3 khu chôn lấp Phú Thị, Chương Dương, Xuân Sơn (15-25ha). Ngoài ra còn có xử lý chất thải rắn nông nghiệp được phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và thu gôm trực tiếp hoặc điểm tập kết vận chuyển đến khu xử lý….

Các dự án được phân kỳ đầu tư theo nguyên tắc phù hợp các giai đoạn phát triển đô thị đã xác lập trong Quy hoạch chung Hà Nội 2030. Dự kiến, kinh phí đầu tư 6 trạm trung chuyển, 15 khu xử lý chất thải rắn đến năm 2050, 29 bãi chôn chất thải rắn xây dựng, bùn thoát nước từ 3 nguồn vốn vay ODA, xã hội hóa và ngân sách. Tổng nhu cầu vốn dự kiến đến năm 2030 là hơn 107.573 tỷ đổng. Kinh phí thu gom vận chuyển và xử lý khoảng 97.541 tỷ đồng từ vốn ngân sách và trình, thu phí./

Cũng trong sáng nay, HĐND Thành phố xem xét, thông qua Nghị quyết về quy hoạch nghĩa trang, nhà hỏa táng, nhà tang lễ thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội yêu cầu nghiêm túc kê khai tài sản, thu nhập
Hà Nội yêu cầu nghiêm túc kê khai tài sản, thu nhập

Việc kê khai bản khai tài sản, thu nhập năm 2012 phải hoàn thành trước ngày 31/12/2012.

Hà Nội yêu cầu nghiêm túc kê khai tài sản, thu nhập

Hà Nội yêu cầu nghiêm túc kê khai tài sản, thu nhập

Việc kê khai bản khai tài sản, thu nhập năm 2012 phải hoàn thành trước ngày 31/12/2012.

Hà Nội đề xuất tăng phí sử dụng hè, lề đường
Hà Nội đề xuất tăng phí sử dụng hè, lề đường

(VOV) - UBND TP Hà Nội đề nghị tăng thấp nhất 5.000 đồng và cao nhất là 35.000 đồng/m² tháng so với mức phí đang thực hiện.

Hà Nội đề xuất tăng phí sử dụng hè, lề đường

Hà Nội đề xuất tăng phí sử dụng hè, lề đường

(VOV) - UBND TP Hà Nội đề nghị tăng thấp nhất 5.000 đồng và cao nhất là 35.000 đồng/m² tháng so với mức phí đang thực hiện.

"Hà Nội không phân biệt đối xử trong thu hồi đất"
"Hà Nội không phân biệt đối xử trong thu hồi đất"

(VOV) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh khẳng định: Thành phố không phân biệt đối xử giữa người dân và doanh nghiệp.

"Hà Nội không phân biệt đối xử trong thu hồi đất"

"Hà Nội không phân biệt đối xử trong thu hồi đất"

(VOV) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh khẳng định: Thành phố không phân biệt đối xử giữa người dân và doanh nghiệp.