Nên ưu tiên điều trị bệnh đục thể thủy tinh và tật khúc xạ

(VOV) - “Kế hoạch hành động toàn cầu” là bước ngoặc quan trọng trong công cuộc phòng chống mù lòa tại Việt Nam.

“Kế hoạch hành động toàn cầu” với mục tiêu phòng chống mù lòa và các bệnh về suy giảm thị lực cho hơn 50 triệu người trên khắp thế giới đã được Hội đồng Y tế thế giới (WHA) thông qua trong cuộc họp thường niên của Hội Đồng Y tế thế giới tại Geneva, Thụy Sỹ được tổ chức từ ngày 20-28/5/2013.

Theo đó, kế hoạch này sẽ được thực hiện trong 5 năm tới được thông qua với mục tiêu giảm 25% tỉ lệ mù lòa có thể phòng tránh được và các bệnh về suy giảm thị lực trong tổng số khoảng 228 triệu người trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Để triển khai kế hoạch này tại Việt Nam, Quỹ Fred Hollows (Australia) cam kết sẽ cùng với các tổ chức PCML khác tại Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bệnh viện Mắt Trung ương, các đơn vị chăm sóc mắt tại các tỉnh, thành sẽ thúc đẩy giúp mục tiêu của “Kế hoạch hành động toàn cầu” sớm được triển khai tại Việt Nam.

Ông Huỳnh Tấn Phúc, Giám đốc Quỹ Fred Hollows tại Việt Nam cho biết: “Kế hoạch hành động toàn cầu” là bước ngoặc quan trọng trong công cuộc phòng chống mù lòa tại Việt Nam. Quỹ Fred Hollows tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ dưới mọi hình thức nhằm sớm hiện thực hóa các mục tiêu của kế hoạch đề ra.

Theo ông Huỳnh Tấn Phúc, “Kế hoạch hành động toàn cầu” năm 2013 ở Việt Nam  chủ yếu tập trung điều trị các ca đục thủy tinh thể và tật khúc xạ, con đường ngắn nhất để giảm thiểu số ca mù lòa xuống 25%.

Mục tiêu mới của “Kế hoạch hành động toàn cầu” lần này mang lại hy vọng lớn về một Việt Nam không còn nhiều người chịu cảnh mù lòa một cách không đáng có, qua đó tạo cơ hội đến trường cho hàng ngàn em nhỏ, trả lại cuộc sống chủ động cho hàng vạn người trong độ tuổi lao động, giảm thiểu gánh nặng kinh tế cho hàng triệu hộ gia đình và cho xã hội, tích cực đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Hiện ước khoảng 80% số người mù trên toàn thế giới cần được phòng tránh và chữa trị kịp thời. Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù lòa, trong đó khoảng 500.000 người bị mù cả hai mắt và 23.000 trẻ em, khoảng gần 3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị tật khúc xạ cần chỉnh kính, số mù tồn đọng do đục thể thủy tinh mỗi năm từ 150.000 đến 200.000 người, bên cạnh đó các bệnh mắt khác có chiều hướng tăng như võng mạc đái tháo đường, bệnh glôcôm, nhược thị...

Mới đây, Quỹ Fred Hollows cũng vừa công bố một nghiên cứu về lợi ích kinh tế của việc đầu tư vào phòng chống mù lòa có thể phòng tránh được. Theo đó, cứ 1 đô la đầu tư cho phòng chống mù lòa có thể phòng tránh được sẽ giúp tăng 4 đô la giá trị kinh tế do việc thoát khỏi mù lòa. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc đầu tư vào công tác chữa trị mù lòa là một trong những lĩnh vực đầu tư hiệu quả nhất về mặt chi phí trong các loại hình đầu tư công, đặc biệt khi so sánh với đầu tư về giáo dục tiểu học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tư vấn các bệnh về mắt
Tư vấn các bệnh về mắt

Khách mời là các bác sĩ đến từ Bệnh viện Mắt Trung ương: PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân - Trưởng khoa Kết - Giác mạc; Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh, bác sĩ chuyên khoa Giác mạc

Tư vấn các bệnh về mắt

Tư vấn các bệnh về mắt

Khách mời là các bác sĩ đến từ Bệnh viện Mắt Trung ương: PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân - Trưởng khoa Kết - Giác mạc; Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh, bác sĩ chuyên khoa Giác mạc

Tư vấn các bệnh về mắt
Tư vấn các bệnh về mắt

Từ 14h ngày 28/3, các bác sĩ đến từ Bệnh viện Mắt Trung ương: PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân - Trưởng khoa Kết - Giác mạc; Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh, bác sĩ chuyên khoa Giác mạc đã giải đáp hầu hết câu hỏi của độc giả

Tư vấn các bệnh về mắt

Tư vấn các bệnh về mắt

Từ 14h ngày 28/3, các bác sĩ đến từ Bệnh viện Mắt Trung ương: PGS. TS. BS Phạm Thị Khánh Vân - Trưởng khoa Kết - Giác mạc; Ths.BS Vũ Thị Tuệ Khanh, bác sĩ chuyên khoa Giác mạc đã giải đáp hầu hết câu hỏi của độc giả