Ngắm nhật thực hình khuyên trên toàn thế giới

Nhật thực dài nhất thiên niên kỷ thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên khắp thế giới, từ Việt Nam, Ấn Độ, Jordan tới Kenya.

>>Chiều nay, đón nhật thực dài nhất 1.000 năm

Hôm nay (15/1), hàng nghìn người dân ở một số quốc gia châu Phi và châu Á đã được chứng kiến hiện tượng nhật thực hình khuyên, biến vầng Thái Dương mà họ nhìn thấy hàng ngày thành một vòng tròn đỏ rực với quầng đen sậm bao quanh.

Tại Maldives - Ảnh AP

Nhật thực hình khuyên năm nay có hành trình bắt đầu từ cực Tây Nam của Cộng hòa Chad và miền Tây Trung Phi vào lúc 5 giờ 14 phút giờ GMT (12 giờ 14 phút giờ Việt Nam). Tiếp đến, nó đi qua các nước châu Phi khác là Uganda, Kenya và Somalia.

Tại Thượng Hải (Trung Quốc) - Ảnh AP

Quá trình Mặt Trăng che khuất Mặt Trời cũng có thể được chứng kiến rõ rệt tại khu vực Ấn Độ Dương và các nước châu Á là Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar và Trung Quốc.

Nhật thực kéo dài lâu nhất tại Ấn Độ Dương, với thời gian 11 phút 8 giây và kết thúc tại bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc, lúc 8 giờ 59 giờ GMT (15 giờ 59 giờ Việt Nam). Các nhà thiên văn học cho rằng đây có thể là trường hợp nhật thực dài kỷ lục trong vòng 1.000 năm tới.

Tại Mỹ Đình (Hà Nội) - ảnh Vnexpress

Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu diễn ra vào lúc 14h1 phút, cực đại đến 67,3% vào 15h48 và kết thúc vào 17h05.

Khu vực miền Trung độ che khuất của mặt trời vào khoảng 40-60%. Đà Nẵng nhật thực chỉ có khoảng 49,4% cực đại vào lúc 15h44

Ở các tỉnh miền Nam độ che khuất của mặt trời bị giảm chỉ khoảng 30-40%, nhưng vẫn lớn hơn nhiều lần nhật thực ngày 22/07/2009

Tại TP HCM nhật thực diễn ra vào lúc 14h17 đạt cực đại 38,1% vào 15h41 và kết thúc nhật thực vào 16h52.

Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Nhật thực hình khuyên xảy ra hàng năm khi Trái Đất ở vị trí gần nhất so với Mặt Trời và Mặt Trăng ở vị trí xa nhất so với địa cầu. Do đó, Mặt Trăng không đủ lớn để che khuất toàn bộ Mặt Trời./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên