Người chuyển giới: “Em đã khóc vì thực sự được là con gái”

VOV.VN -Ánh Phong, một người chuyển giới nữ, cảm giác như được “phẫu thuật lại lần hai”. Cô sung sướng và thấy tinh thần tự tin hơn vì từ đây được thực sự là con gái.

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã chính thức nhất trí hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam. Ngay sau khi Quốc hội thông qua điều luật này, cộng đồng những người chuyển giới đã bày tỏ sự vui mừng vì từ đây, họ chính thức được “bước ra ánh sáng”, được sống thật với giới tính của mình. Tuy nhiên, việc thực thi đến đâu vẫn còn là câu chuyện dài.

“Như được phẫu thuật lần hai”

Lê Ánh Phong, một người chuyển giới nữ
Lê Ánh Phong, quê Quảng Ngãi, hiện là họa sĩ công tác tại một đoàn nghệ thuật ở Hà Nội, một người chuyển giới từ nam thành nữ chia sẻ: “Biết thông tin này em rất mừng và ngay lập tức gọi điện cho mẹ và chị gái, vì họ là phụ nữ và rất hiểu em. Ba mẹ con đều khóc và chúc mừng em. Bản thân em nước mắt tuôn rơi nhưng miệng vẫn cười tươi vì sung sướng”.

Ánh Phong cảm giác như được “phẫu thuật lại lần hai”. Cô sung sướng và thấy tinh thần tự tin hơn vì từ đây được thực sự là con gái. Trước đây, đi tập aerobic hay vào nhà vệ sinh công cộng cô còn e ngại vì nhiều ánh mắt tò mò nhìn ngó. “Giờ đây em công khai là nữ rồi, là người con gái bình thường, được pháp luật, nhà nước bảo vệ. Em sẽ sống và làm việc tốt hơn để chứng minh rằng người chuyển giới cũng như bao người khác, có ích cho xã hội, để xã hội xóa bỏ kỳ thị” – Ánh Phong vui mừng nói.

La Lam, một người chuyển giới nữ đang học tại trường Sân khấu điện ảnh

La Lam, "nữ sinh" trường Sân khấu điện ảnh
cho biết, những người chuyển giới thường phải sang Thái Lan để phẫu thuật. Nếu Việt Nam được phép làm việc này, La Lam cũng sẽ chấp nhận phẫu thuật trong nước để tiết kiệm chi phí. La Lam mong muốn Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa các cơ sở y tế phẫu thuật chuyển đổi giới tính, cũng như cung cấp hooc-môn chính thức cho những người chuyển giới sử dụng, không dùng thuốc trôi nổi như hiện nay.

Bên cạnh đó, La Lam cũng bày tỏ lo lắng: “Hiện pháp luật đã cho phép, những người chuyển giới được chính thức bước ra xã hội. Tuy nhiên, người dân đã thực sự hiểu hết luật chưa và có thực sự đồng cảm với người chuyển giới hay không, bởi em biết nhiều người vẫn còn kỳ thị với người chuyển giới và cộng đồng LGBT”.

Vẫn chưa “phủ sóng” hết người chuyển giới

Tuy nhiên, theo cộng đồng người chuyển giới, nhiều người trong số họ chưa được thụ hưởng điều luật này, dường như họ vẫn còn chưa được quan tâm đầy đủ. Họ là những người chưa trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính vì nhiều lý do như sức khỏe, tài chính, hoặc những người phẫu thuật một phần.

Nguyễn Ngọc Tú (nickname Tú Lơ Khơ) cho biết, bản thân là một người chuyển giới nhưng không nằm trong đối tượng thụ hưởng quyền lợi từ điều luật mới này. Điều Ngọc Tú hy vọng nhất là tới đây, pháp luật Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến một bộ phận rất lớn những người chuyển giới chưa qua phẫu thuật giới tính.

Tú cho biết, là một người chuyển giới nam nhưng Tú không có ý định phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn. Được bác sỹ tư vấn kỹ càng, Tú nhận thấy việc phẫu thuật bộ phận sinh dục từ nữ sang nam tốn kém hơn rất nhiều và tỷ lệ thành công ở mức thấp hơn từ nam sang nữ. Mặt khác, phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn đồng nghĩa với việc phải hy sinh đi nhiều năm tháng tuổi thọ, rất rủi ro. Tuy nhiên, nếu không phẫu thuật thì lại không được pháp luật thừa nhận Tú là nam giới.

Ông Lương Thế Huy (giữa) trò chuyện cùng những người chuyển giới

Ông Lương Thế Huy - Giám đốc Chương trình Quyền LGBT (quyền cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới) của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho biết, Điều 37 có ghi “đã phẫu thuật chuyển giới”, nhưng không ghi rõ chuyển giới hoàn toàn hay chuyển giới một phần.

“Đây là không gian để chúng ta vận động thêm. Thông thường, những bạn chuyển giới nam chỉ cắt ngực. Vậy một người mới cắt ngực được gọi là đã phẫu thuật chuyển giới hay chưa, vì rõ ràng đây là một phần của phẫu thuật chuyển đổi giới tính? Do đó cần có quyền chính xác của luật chuyên ngành về chuyển đổi giới tính, làm sao để luật cởi mở hơn” - ông Lương Thế Huy nói.

Ông Liễu Anh Vũ, cán bộ chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng nhấn mạnh điều luật thông qua vẫn còn nhiều bất cập, như trường hợp người chuyển giới không muốn có sự can thiệp y học, hay mong muốn nhưng chưa có điều kiện để phẫu thuật. Những người này thường bị ảnh hưởng đến lòng tự trọng khi họ bị kiểm soát để xác định là nam hay nữ, điều đó coi như sự xúc phạm về thân thể. Do đó, khi ban hành luật về chuyển giới cũng cần xem xét vấn đề này.

Giúp thay đổi nhận thức của xã hội

PGS.TS Phạm Quỳnh Phương (Viện nghiên cứu Văn hóa - Viện Hàn lâm

PGS.TS Phạm Quỳnh Phương
KHXH Việt Nam) đánh giá: “Điều 37 của Bộ luật dân sự (sửa đổi) thể hiện sự tiến bộ, rất quan trọng đối với xã hội Việt Nam. Chúng ta đã phải trăn trở với câu hỏi tại sao có một bộ phận người dân phải sống ngoài pháp luật, không được công nhận. Điều luật này ra đời đã tạo nên làn sóng vỡ òa trong cảm xúc thực sự, không chỉ người chuyển giới, mà cả cộng đồng LGBT, những người ủng hộ cho quyền của người chuyển giới.

Điều luật đã thực sự quan tâm đến quyền con người, ít nhất cho đến thời điểm này, một bộ phận người chuyển giới đã đạt được mong ước bấy lâu của mình; tạo ra cái nhìn về một Việt Nam tự do, bình đẳng, quan tâm đến quyền con người hơn rất nhiều. Việc vận động luật đối với những người quan tâm đến quyền con người đã đạt được những thành tựu nhất định”.

Theo PGS.TS Phạm Quỳnh Phương, bằng việc thông qua Bộ luật này, thế giới có cái nhìn khá tích cực về Việt Nam. Trước đây chúng ta đã được đánh giá tích cực về quyền của người đồng tính, giờ thực sự quan tâm đến quyền của người chuyển giới. Quốc hội đã được rất nhiều người trong cộng đồng bày tỏ sự cảm ơn, vì với họ, đây thực sự là bức tranh mới; không chỉ cho lịch sử của cộng đồng LGBT, mà còn là lịch sử đấu tranh cho quyền con người, tự do, bình đẳng ở Việt Nam. Chỉ là một điều luật, nhưng đã làm thay đổi cả cách nhìn của xã hội, quá trình nhận thức cũng như ảnh hưởng của Việt Nam trên thế giới.

Ông Lương Thế Huy chia sẻ thêm: Phía Hiệp hội phẫu thuật nhi Việt Nam đã từng phát biểu y tế Việt Nam có đủ điều kiện và cơ sở vật chất để thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính, tuy nhiên là không được phép. Theo nghiên cứu, một bệnh viện nổi tiếng của Thái Lan cho biết, riêng bệnh viện này cứ 2 ngày có 1 người Việt Nam đến phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn; 1 ngày có khoảng 3 bệnh nhân Việt Nam đến chuyển đổi một phần.

Như vậy, con số hàng ngàn ca phẫu thuật mỗi năm là không hề nhỏ. Nếu Việt Nam cho phép thực hiện phẫu thuật chuyển giới trong nước, nguồn tiền của người bệnh sẽ không chảy ra nước ngoài và người chuyển giới sẽ tiết kiệm được kinh phí, đồng thời y học nước nhà cũng sẽ có bước phát triển mới./. 

Điều 37, Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã được thông qua quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người chuyển giới đang sống “ngoài vòng phủ sóng”
Người chuyển giới đang sống “ngoài vòng phủ sóng”

VOV.VN -Người chuyển giới ở nước ta ngày càng thể hiện rõ rệt hơn nhưng chưa được công nhận, thực chất họ sống ngoài vòng phủ sóng như người vô hình.

Người chuyển giới đang sống “ngoài vòng phủ sóng”

Người chuyển giới đang sống “ngoài vòng phủ sóng”

VOV.VN -Người chuyển giới ở nước ta ngày càng thể hiện rõ rệt hơn nhưng chưa được công nhận, thực chất họ sống ngoài vòng phủ sóng như người vô hình.

Hợp pháp quyền đổi giới tính tại Việt Nam: Người chuyển giới nói gì?
Hợp pháp quyền đổi giới tính tại Việt Nam: Người chuyển giới nói gì?

VOV.VN -Một người chuyển giới cho biết: “Hy vọng việc này sẽ thúc đẩy xã hội có cái nhìn đúng đắn và công bằng hơn với những người chuyển giới”.

Hợp pháp quyền đổi giới tính tại Việt Nam: Người chuyển giới nói gì?

Hợp pháp quyền đổi giới tính tại Việt Nam: Người chuyển giới nói gì?

VOV.VN -Một người chuyển giới cho biết: “Hy vọng việc này sẽ thúc đẩy xã hội có cái nhìn đúng đắn và công bằng hơn với những người chuyển giới”.

Khó có buồng giam giữ riêng cho người chuyển giới, đồng tính
Khó có buồng giam giữ riêng cho người chuyển giới, đồng tính

VOV.VN -Theo ĐBQH, Luật tạm giữ, tạm giam nên quy định người đồng tính, người chuyển giới phải được giam giữ riêng.

Khó có buồng giam giữ riêng cho người chuyển giới, đồng tính

Khó có buồng giam giữ riêng cho người chuyển giới, đồng tính

VOV.VN -Theo ĐBQH, Luật tạm giữ, tạm giam nên quy định người đồng tính, người chuyển giới phải được giam giữ riêng.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Thực thi quyền chuyển giới vẫn phải chờ luật
Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Thực thi quyền chuyển giới vẫn phải chờ luật

VOV.VN -Bộ luật Dân sự thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính là điểm hết sức tiến bộ. Tuy nhiên để thực thi quyền này phải chờ một luật riêng quy định.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Thực thi quyền chuyển giới vẫn phải chờ luật

Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Thực thi quyền chuyển giới vẫn phải chờ luật

VOV.VN -Bộ luật Dân sự thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính là điểm hết sức tiến bộ. Tuy nhiên để thực thi quyền này phải chờ một luật riêng quy định.

Người đồng tính, người chuyển giới có thể được giam giữ riêng
Người đồng tính, người chuyển giới có thể được giam giữ riêng

VOV.VN - Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định người đồng tính, người chuyển giới có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng.

Người đồng tính, người chuyển giới có thể được giam giữ riêng

Người đồng tính, người chuyển giới có thể được giam giữ riêng

VOV.VN - Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định người đồng tính, người chuyển giới có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng.