Người tự kỷ cũng cần được làm việc

VOV.VN -80% người tự kỷ trong độ tuổi lao động không thể tìm được việc làm trong khi họ vẫn có nhiều điểm mạnh.

Hiện nay, cộng đồng người tự kỷ vẫn chưa được nhiều người hiểu và quan tâm đúng mực. Nhiều người nhầm lẫn rằng tự kỷ là một căn bệnh không thể chữa được. Chính vì vậy, người tự kỷ đang gặp rất nhiều khó khăn để tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp. Với mục tiêu khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp tạo điều kiện cho người tự kỷ, bà Hoàng Ngọc Bích – Chủ tịch Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam cho biết: “Hiện nay trên thế giới, số người tự kỷ đang tăng cao. Trong khi đó, 80% người tự kỷ trong độ tuổi lao động lại không thể tìm được việc làm. Đây thực sự là một gánh nặng cho xã hội. Thực tế, vẫn có rất nhiều người tự kỷ có điểm mạnh như: quan sát, năng khiếu nghệ thuật và sự tập trung cao độ. Điều quan trọng là người tuyển dụng có thể hiểu được tài năng của người tự kỷ để họ thể hiện được sự vượt trội trong môi trường làm việc”.

Hình thức DNXH vì người tự kỷ ở Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng tại một số quốc gia khác (trong đó có các quốc gia Đông Nam Á), người tự kỷ đang được cả xã hội quan tâm và tạo điều kiện: Tại Philipines, các trung tâm đào tạo trẻ em tự kỷ làm đồ thủ công như vòng giấy, túi giấy; đồ thủ công mỹ nghệ hay than giấy. Tại Brunei, có nhiều trung tâm dạy cho trẻ tự kỷ kỹ năng đi làm, học nghề văn phòng, giặt là, rửa xe… Mỗi nghề lại phù hợp với khả năng của từng em. Đây là những ví dụ điển hình về cách sử dụng lao động là người tự kỷ từ các doanh nghiệp nước ngoài, điều mà Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.

Sản phẩm từ các em tại trung tâm tự kỷ Saori - Philipines.

Anh Nguyễn Đình Nguyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Tò He – một trong những doanh nghiệp xã hội điển hình sử dụng người tự kỷ cho rằng: Hiện nay hình thức này tại Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ nên việc đào tạo và sắp xếp công việc có thể phù hợp với năng lực của từng người là rất khó khăn vì ta còn thiếu kinh nghiệm và phương pháp bài bản. Để đưa người tự kỷ đến gần với cộng đồng không phải là chuyện một sớm một chiều, một người có thể làm được. Đó là cuộc hành trình dài cần sự đồng hành từ cộng đồng xã hội.

Trưng bày tranh của Nem - cậu bé tự kỷ có khả năng hội họa.

 Ngay cả trong các trường Y, Dược hiện nay, việc tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên về người tự kỷ còn nhiều hạn chế. Chia sẻ về vấn đề này, bạn Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Y nói: “Nhận thức của sinh viên về người tự kỷ còn hạn chế. Hệ thống y bác sỹ và các chuyên ngành về vấn đề này cũng chưa thực sự phát triển. Là một sinh viên của Đại học Y, tôi mong muốn có cơ hội cùng kết hợp, hỗ trợ các nhóm, ngành tổ chức các chương trình, hoạt động phát hiện và can thiệp sớm các trường hợp trẻ tự kỷ để giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và tìm cho mình hướng đi thích hợp.”

“Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác” là lời khẳng định đầy nhân ái từ xã hội đến các em mắc hội chứng tự kỷ. Đây là cũng lời cam kết đồng hành, nâng đỡ sự khác biệt để tạo nên một môi trường thân thiện, bao dung hơn cho tất cả mọi người.

Doanh nghiệp xã hội là một mô hình mới trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trẻ tự kỷ sẽ được hưởng chính sách dành cho người khuyết tật
Trẻ tự kỷ sẽ được hưởng chính sách dành cho người khuyết tật

Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng tài liệu hướng dẫn và tập huấn cán bộ triển khai xác định mức độ khuyết tật cho trẻ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ sẽ được hưởng chính sách dành cho người khuyết tật

Trẻ tự kỷ sẽ được hưởng chính sách dành cho người khuyết tật

Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng tài liệu hướng dẫn và tập huấn cán bộ triển khai xác định mức độ khuyết tật cho trẻ tự kỷ.

Doanh nghiệp xã hội: Đã có phận mà chưa có danh?
Doanh nghiệp xã hội: Đã có phận mà chưa có danh?

(VOV) -Nhiều năm qua, các DN này giúp nâng cao một số năng lực cho người dân và họ trở thành đối tác của chính DN.

Doanh nghiệp xã hội: Đã có phận mà chưa có danh?

Doanh nghiệp xã hội: Đã có phận mà chưa có danh?

(VOV) -Nhiều năm qua, các DN này giúp nâng cao một số năng lực cho người dân và họ trở thành đối tác của chính DN.