Người Việt dùng hàng Việt: Người dân không còn tâm lý “sính ngoại"

VOV.VN -Ông Tô Hoài Nam: "Nhìn vào giỏ hàng hóa khi người tiêu dùng đi mua sắm, có thể khẳng định người dân đã trở lại với hàng Việt"

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, sau 5 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đến thời điểm này có thể khẳng định cuộc vận động đã rất thành công. Sau 5 năm thực hiện cuộc vận động, nhận thức của người Việt Nam từ cán bộ công chức đến người dân từng bước thay đổi, không còn tâm lý sính ngoại khi chuẩn bị đi mua sắm một mặt hàng nào đó. Nhìn vào giỏ hàng hóa khi người tiêu dùng đi mua sắm, có thể khẳng định người dân đã trở lại với hàng Việt. Qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động đã tìm thấy đích đến của mình, hướng tới người tiêu dùng trong nước.

"Chỉ lô hàng đầu tiên là tốt, các lô sau chất lượng có vấn đề"

PV: Ông suy nghĩ gì về việc doanh nghiệp quan tâm như thế nào đến người Việt trong việc khuyến khích họ dùng hàng Việt Nam?

Ông Tô Hoài Nam: Về mặt tích cực, rõ ràng doanh nghiệp sau 5 năm thực hiện cuộc vận động đã quay trở lại, đã quan tâm nhiều hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, tiêu biểu như may mặc, thời trang, ăn uống, chăm sóc sức khỏe, các ngành về văn hóa...

Còn về nhược điểm, hàng hóa Việt Nam có nhược điểm đó là chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 
Tôi nhận thấy, khi người tiêu dùng quan tâm đến một mặt hàng nào đó thì chỉ những lô hàng sản xuất đầu tiên là tốt, còn những lô hàng sau thì lại có vấn đề về chất lượng. Đây là việc mà các đơn vị sản xuất kinh doanh của Việt Nam phải cần khắc phục ngay để giữ vững uy tín sản phẩm của mình.

PV: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, đối với doanh nghiệp, họ ít quan tâm đến thị trường trong nước, những sản phẩm tốt đều dành cho xuất khẩu?

Ông Tô Hoài Nam: Đối với sản phẩm xuất khẩu, thị trường nước ngoài khó tính hơn thị trường trong nước. Định hướng trong phát triển kinh tế của nhiều doanh nghiệp là ưu tiên cho xuất khẩu vì xuất khẩu thì  lợi nhuận cao hơn. Thị trường trong nước dễ tính hơn thị trường nước ngoài và nay có sự chênh lệch về chất lượng giữa hàng trong nước, hàng xuất khẩu cũng như hàng lậu, hàng không chính thống, có sức ép về giá.

Sản xuất hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với nhau bằng giá thì dứt khoát phải giảm bớt các tiêu chí khác. Điều này nói lên vì sao hàng hóa ở trong nước, hàng hóa vùng nông thôn chưa đáp ứng được mong mỏi người tiêu dùng. Giá cả và chất lượng có mối tương quan hữu cơ với nhau.

Hiện nay, hàng hóa Việt Nam có nhiều mặt hàng chất lượng tốt. Tất nhiên, không phải hàng hóa nào cũng tốt. Trên thực tế, các nước phát triển cũng không làm được điều đó.

Điều đáng mừng nhất là doanh nghiệp Việt đã quay lại với thị trường Việt và người dân Việt Nam đã quay lại dùng hàng Việt Nam. Đây chính là điều đáng mừng nhất, cơ sở để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có hiệu ứng.

Tuyên truyền luôn phải được ưu tiên đầu tiên

PV: Theo ông, trong 5 năm tới, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cần có cách tuyên truyền, vận động như thế nào để đạt hiệu quả tốt hơn?

Ông Tô Hoài Nam: Trong 5 năm vừa qua, việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về cuộc vận động này đã tốt, nhưng theo tôi trong 5 năm tiếp theo, càng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách đầy đặn,  thường xuyên hơn.

Cuộc vận động này mang tính tuyên truyền nên việc tuyên truyền luôn là tiêu chí được ưu tiên đầu tiên. Đối với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã có đề án nghiên cứu đáng giá tác động của tuyên truyền đối với cuộc vận động. Thông qua đề án, Hiệp hội đã thấy rõ được sự thành công của cuộc vận động chính là nhờ sự góp sức rất lớn của công tác tuyên truyền. 

PV: Đổi mới công tác tuyên truyền là việc làm cần thiết, tuy nhiên đối với vùng nông thôn, thành thị phải sử dụng công cụ khác nhau để tuyên truyền, vận động. Đối với trình độ, lứa tuổi thì cũng phải sử dụng các công cụ, cách thức tuyên truyền khác nhau, thưa ông?.

Ông Tô Hoài Nam: Người Việt Nam sản xuất hàng hóa thì phải làm thế nào để người tiêu dùng Việt Nam mua hàng Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam thường hay suy nghĩ mang tính định hướng hơi thiên lệch sang lợi ích kinh tế, nhưng về mặt lâu dài muốn tạo được yếu tố bền vững thì phải nhìn xa hơn là chủ nghĩa yêu nước và lòng tự tôn dân tộc. Bản thân người tiêu dùng cũng phải nhận thức được để tạo nên sự cân bằng của hàng Việt, do doanh nghiệp Việt sản xuất.

Phải nhận thức sâu sắc việc người Việt dùng hàng Việt

PV: Theo ông, cuộc vận động đang gặp phải những khó khăn, trở ngại gì, đặc biệt từ phía nhà sản xuất?.

Ông Tô Hoài Nam: Có lẽ trở ngại từ phía các doanh nghiệp. Để sản xuất ra hàng hóa đảm bảo chất lượng, vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe và giá thành tốt thì doanh nghiệp phải làm nhiều việc đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh. Trách nhiệm này thuộc về doanh nghiệp và Nhà nước.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không chỉ đem lại quyền lợi cho mình doanh nghiệp mà nó còn đem lại quyền lợi cho người tiêu dùng và toàn dân tộc. Vì thế Nhà nước cũng phải tham gia. Đối với doanh nghiệp, khó khăn nhất là công nghệ và đầu ra cho sản phẩm, chất lượng, giá thành đối với thị trường nội địa.

PV: Theo ông, để cuộc vận động đi vào chiều sâu, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng thì cần phải có những giải pháp như thế nào?.

Ông Tô Hoài Nam: Muốn đi vào chiều sâu, đến nay người tiêu dùng, đặc biệt người tiêu dùng trẻ thường hướng đến lợi ích kinh tế của hàng hóa, còn ý nghĩa sâu sắc khi sử dụng hàng Việt chưa được coi trọng.

Đầu tiên, về lâu dài phải tuyên truyền, giáo dục để thế hệ trẻ nhận thức được ý nghĩa sâu sắc người dân Việt Nam dùng hàng Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn mang lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước và đó mới là bền vững.

Các doanh nghiệp cũng phải đổi mới bằng cách cải tiến cách quản lý, công nghệ và đặc biệt quan tâm đến thị hiếu của người trong nước và trân trọng người tiêu dùng hơn.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để người Việt dùng hàng Việt: Phải vận động người dân với cường độ cao
Để người Việt dùng hàng Việt: Phải vận động người dân với cường độ cao

VOV.VN - Ông Nguyễn Thiện Nhân: Truyền thông phải tuyên truyền có sức thuyết phục, sát với từng đối tượng và tuyên truyền liên tục

Để người Việt dùng hàng Việt: Phải vận động người dân với cường độ cao

Để người Việt dùng hàng Việt: Phải vận động người dân với cường độ cao

VOV.VN - Ông Nguyễn Thiện Nhân: Truyền thông phải tuyên truyền có sức thuyết phục, sát với từng đối tượng và tuyên truyền liên tục

“Tuần hàng Việt Nam” tại Pháp: Thêm cơ hội hàng Việt vào châu Âu
“Tuần hàng Việt Nam” tại Pháp: Thêm cơ hội hàng Việt vào châu Âu

VOV.VN -Sự kiện này nhằm quảng bá, tăng cường xuất khẩu trực tiếp hàng Việt Nam vào các hệ thống phân phối của châu Âu.

“Tuần hàng Việt Nam” tại Pháp: Thêm cơ hội hàng Việt vào châu Âu

“Tuần hàng Việt Nam” tại Pháp: Thêm cơ hội hàng Việt vào châu Âu

VOV.VN -Sự kiện này nhằm quảng bá, tăng cường xuất khẩu trực tiếp hàng Việt Nam vào các hệ thống phân phối của châu Âu.

Hàng Việt chiếm ưu thế tại hội chợ công thương ĐBSCL
Hàng Việt chiếm ưu thế tại hội chợ công thương ĐBSCL

VOV.VN - Các gian hàng bày bán rất nhiều sản phẩm nội địa đều thu hút khách hàng đến tham quan, mua sắm.

Hàng Việt chiếm ưu thế tại hội chợ công thương ĐBSCL

Hàng Việt chiếm ưu thế tại hội chợ công thương ĐBSCL

VOV.VN - Các gian hàng bày bán rất nhiều sản phẩm nội địa đều thu hút khách hàng đến tham quan, mua sắm.

92% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến hàng Việt
92% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến hàng Việt

VOV.VN - Đồng thời, trên 63% người tiêu dùng khẳng định lựa chọn hàng Việt Nam để mua sắm trong quá trình sử dụng, tiêu dùng.

92% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến hàng Việt

92% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến hàng Việt

VOV.VN - Đồng thời, trên 63% người tiêu dùng khẳng định lựa chọn hàng Việt Nam để mua sắm trong quá trình sử dụng, tiêu dùng.

 300 gian hàng tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao
300 gian hàng tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao

VOV.VN -Hội chợ giới thiệu với người tiêu dùng các sản phẩm Việt Nam, các đặc sản vùng miền và các sản phẩm truyền thống của các địa phương trên toàn quốc.

 300 gian hàng tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao

300 gian hàng tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao

VOV.VN -Hội chợ giới thiệu với người tiêu dùng các sản phẩm Việt Nam, các đặc sản vùng miền và các sản phẩm truyền thống của các địa phương trên toàn quốc.

Cách ngắn nhất đưa hàng Việt ra thế giới
Cách ngắn nhất đưa hàng Việt ra thế giới

VOV.VN - Tổ chức các hội chợ, triển lãm, tuần hàng Việt Nam tại nước sở tại được đánh giá là một kênh hữu hiệu.

Cách ngắn nhất đưa hàng Việt ra thế giới

Cách ngắn nhất đưa hàng Việt ra thế giới

VOV.VN - Tổ chức các hội chợ, triển lãm, tuần hàng Việt Nam tại nước sở tại được đánh giá là một kênh hữu hiệu.

47% người dân thủ đô sẵn sàng lựa chọn dùng hàng Việt
47% người dân thủ đô sẵn sàng lựa chọn dùng hàng Việt

VOV.VN -Tỷ lệ người tiêu dùng Thủ đô sẵn sàng lựa chọn hàng Việt tăng từ 28% năm 2011 lên 47% năm 2013.

47% người dân thủ đô sẵn sàng lựa chọn dùng hàng Việt

47% người dân thủ đô sẵn sàng lựa chọn dùng hàng Việt

VOV.VN -Tỷ lệ người tiêu dùng Thủ đô sẵn sàng lựa chọn hàng Việt tăng từ 28% năm 2011 lên 47% năm 2013.

Để người Việt dùng hàng Việt: Tẩy chay hàng ngoại 'dởm'
Để người Việt dùng hàng Việt: Tẩy chay hàng ngoại 'dởm'

VOV.VN - Để người Việt dùng hàng Việt, điều quan trọng là phải đẩy lùi được hàng Trung Quốc, hàng nước ngoài kém chất lượng

Để người Việt dùng hàng Việt: Tẩy chay hàng ngoại 'dởm'

Để người Việt dùng hàng Việt: Tẩy chay hàng ngoại 'dởm'

VOV.VN - Để người Việt dùng hàng Việt, điều quan trọng là phải đẩy lùi được hàng Trung Quốc, hàng nước ngoài kém chất lượng

100% cơ quan, đơn vị sẽ mua sắm công bằng hàng Việt
100% cơ quan, đơn vị sẽ mua sắm công bằng hàng Việt

VOV.VN - Đến năm 2020, 100% cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước ưu tiên mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước khi mua sắm công.

100% cơ quan, đơn vị sẽ mua sắm công bằng hàng Việt

100% cơ quan, đơn vị sẽ mua sắm công bằng hàng Việt

VOV.VN - Đến năm 2020, 100% cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước ưu tiên mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước khi mua sắm công.