Nguy cơ lao động Việt Nam tự đánh mất việc làm ngay trong nước

VOV.VN - Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, lúc này chỉ còn một thị trường lao động và đây là cơ hội cũng như thách thức với lao động Việt Nam. 

Ngày 31/12/2015, Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Theo đó, 8 ngành nghề đầu tiên trong lĩnh vực lao động là: kế toán, kiến trúc sư, bác sĩ, điều dưỡng viên, nha sỹ, kỹ sư, nhân viên vận chuyển, nhân viên du lịch sẽ được tự do dịch chuyển trong khối ASEAN. Đây là cơ hội song cũng đặt ra những thách thức cho Việt Nam trong đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực và ổn định thị trường lao động.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nội dung này.

PV: Thưa ông, đâu là cơ hội và thách thức mà người lao động sẽ gặp phải khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào ngày 31/12 tới?

Ông Dương Đức Lân: Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội mở ra khả năng tìm việc làm rộng rãi, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, mà người lao động có thể tìm việc làm tại nhiều quốc gia. Lúc này chỉ còn một thị trường lao động và người lao động có cơ hội tìm việc ở cả 10 nước ASEAN.

Ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề

Tuy nhiên, người lao động nếu như không đảm bảo được yêu cầu tuyển dụng của các nước khác, thì khó tìm được việc làm và kỹ năng nghề mà không được công nhận ở các nước đó thì chỉ được trả lương như lao động phổ thông, nên sẽ thiệt thòi.

Chúng tôi mong muốn phải tạo ra được lực lượng lao động có kỹ năng nghề mà không chỉ có khả năng tìm việc ở Việt Nam, mà còn có khả năng tìm việc ở nhiều nước khác như: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan… những nước đang rất cần lao động có kỹ thuật trong một số lĩnh vực.

PV: Khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, lao động có tay nghề cao của các nước có thể đến Việt Nam làm việc và có ý kiến cho rằng nếu không chuẩn bị tốt, lao động của chúng ta có thể thua ngay trên sân nhà, vậy ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Dương Đức Lân: Đây đúng là một thách thức, bởi nếu chúng ta không đào tạo được lao động để làm việc trong các vị trí làm việc đó, thì đương nhiên phải thuê nước ngoài. Trong 10 nước ASEAN, người ta có thể dịch chuyển sang Việt Nam làm việc rất dễ dàng. Lúc đó chỉ còn một thị trường lao động đó là thị trường lao động ASEAN. Cho nên, lao động ở nước này hay lao động ở nước khác là rất dễ dàng.

Chính vì thế, chúng ta cần chủ động. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp phải thuê chuyên gia nước ngoài rất nhiều, nhưng những năm gần đây chúng ta đã thay thế được vị trí làm việc của rất nhiều chuyên gia, kể cả những vị trí kỹ thuật đòi hỏi hết sức phức tạp.

Tôi cũng tin tưởng trong bối cảnh của ASEAN, với cách làm của chúng ta, chúng tôi cũng không lo lắm. Bởi thực tế ra, nhiều lao động ở những vị trí đòi hỏi kỹ thuật cao, chất lượng cao thì các doanh nghiệp đánh giá lao động của Việt Nam đáp ứng được. Chúng ta chỉ yếu về kỹ năng mềm, như khả năng làm việc trong đội tổ, vấn đề kỷ luật lao động, ngoại ngữ… đây là những điểm chúng tôi sẽ tập trung.

Còn về kỹ năng nghề, kỹ thuật, chuyên môn, có thể nói nhiều người tuyển dụng lao động tương đối hài lòng, đương nhiên những chuyên gia có trình độ cao thì hiện nay chúng ta còn rất yếu. Thời gian tới chúng ta phải vươn lên, để làm sao đào tạo được lực lượng có kỹ năng nghề cao, có trình độ cao để trong quá trình hội nhập với ASEAN cũng như quốc tế, sẽ tận dụng được lợi thế của mình.

PV: Ngành dạy nghề Việt Nam đã có những chuẩn bị như thế nào để đào tạo nguồn nhân lực cho hội nhập, thưa ông?

Ông Dương Đức Lân: Chúng ta đã rất chủ động trong việc này. Từ năm 2011 đến nay, Đảng, Nhà nước đã liên tục có văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng như đột phá về chất lượng dạy nghề. Chúng ta đã có Chiến lược dạy nghề giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ra Quyết định 371, cho phép chuyển giao các chương trình đào tạo của nước ngoài, cũng như đào tạo giáo viên của nước ngoài vào Việt Nam. Quyết định 761, lựa chọn các trường nghề chất lượng cao để tập trung đầu tư trở thành các trường nghề chất lượng cao…. Có thể nói, trong giai đoạn này rất nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước tập trung cho tăng cường chất lượng nguồn nhân lực nói chung và cho dạy nghề nói riêng.

Đối với lĩnh vực dạy nghề, để thực hiện chủ trương đó, chúng tôi đã tập trung rất mạnh. Thứ nhất là cố gắng thực hiện đột phá về chất lượng dạy nghề. Hiện nay có khoảng 500 nghề trung cấp và cao đẳng, chúng tôi cũng lực chọn ra khoảng 120 nghề để tập trung đầu tư, trong đó có 34 nghề sẽ tập trung đầu tư để đạt trình độ của các nước tiên tiến, thông qua việc chuyển giao các chương trình tiên tiến của nước ngoài.

Chẳng hạn hiện nay chúng tôi đã chuyển giao chương trình 12 nghề tiên tiến của Úc, phía bạn đang kiểm tra các điều kiện giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện về giáo viên để tổ chức chuẩn bị dạy thử và đến năm 2018 sẽ có khoảng 1.200 em học trình độ cao đẳng ra trường sẽ có 2 bằng (một bằng của Việt Nam, một bằng của Úc.

Sắp tới, chúng tôi sẽ chuyển giao 14 nghề nữa với Đức, là nước dạy nghề rất có uy tín trên thế giới. Thông qua chương trình như vậy để theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, chúng ta sẽ dạy những chương trình tiên tiến này cho khoảng 34 nghề và sẽ tổ chức ở các trường có điều kiện để các em tốt nghiệp ra có 2 bằng là của Việt Nam và bằng của các nước tiên tiến đó. Bằng đó sẽ được công nhận ở tất cả các nước ASEAN, cũng như nhiều nước khác trên thế giới.

Đây là cơ hội tốt để chúng ta sẵn sàng, chủ động tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên châu Á-Thái Bình Dương (TPP). Trong sân chơi đó, chúng ta cố gắng để làm thế nào để tương đồng với các nước đó, để tận dụng các lợi thế trong hội nhập và trong cạnh tranh.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về dạy nghề, học nghề
Cần thay đổi nhận thức của xã hội về dạy nghề, học nghề

VOV.VN -Bộ LĐTBXH sẽ phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức về dạy nghề và học nghề, giúp thanh niên có nhận thức đúng về định hướng nghề nghiệp

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về dạy nghề, học nghề

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về dạy nghề, học nghề

VOV.VN -Bộ LĐTBXH sẽ phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức về dạy nghề và học nghề, giúp thanh niên có nhận thức đúng về định hướng nghề nghiệp

Chỉ dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc
Chỉ dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc

VOV.VN - Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và có khả năng thu nhập cao hơn sau học nghề.

Chỉ dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc

Chỉ dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc

VOV.VN - Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và có khả năng thu nhập cao hơn sau học nghề.

"Hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực"
"Hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực"

VOV.VN -Đánh giá của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ tổng kết, trao giải Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc năm 2015.

"Hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực"

"Hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực"

VOV.VN -Đánh giá của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ tổng kết, trao giải Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc năm 2015.