Nguy hại cồn pha nước, phơi nắng thành... rượu nấu

VOV.VN -Hậu quả của loại rượu được làm từ cồn công nghiệp pha nước rồi phơi dưới trời nắng đối với sức khỏe con người là khôn lường.  

Trao đổi với báo chí tại Hội thảo “Góp ý Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia” được tổ chức gần đây tại Hà Nội, Ths Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế khẳng định: Hiện có đến 80% lượng rượu được người dân sử dụng trong cộng đồng là rượu tự nấu, với số lượng từ 200 – 300 triệu lít mỗi năm.

Tuy nhiên, lượng rượu này không được kiểm soát về chất lượng, dẫn đến nhiều vụ ngộ độc và tử vong do uống rượu trôi nổi.

Cần dán nhãn mác cho rượu tự nấu

Rượu tự nấu – hay được người dân gọi là “rượu nút lá chuối”, “rượu cuốc lủi” vốn được người sử dụng rất ưa chuộng vì cho rằng “hợp khẩu vị”, “dân dã”, thậm chí là món quà quý biếu các đoàn công tác mỗi khi về vùng quê hoặc miền núi. Song vấn đề quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát quy trình sản xuất, vận chuyển, đưa ra thị trường của loại rượu này gần như bị buông lỏng.

Rượu tự nấu được bán phổ biến ở các phiên chợ vùng cao

Bà Vũ Thị Minh Hạnh khẳng định, Bộ Công thương và Bộ Y tế đã có những văn bản hướng dẫn về quản lý rượu tự nấu giống như thức ăn đường phố. Theo đó giao cho chính quyền địa phương quản lý. Song, thực tế là rất khó khăn khi thực thi các văn bản này.

“Chúng tôi đang cố gắng để đưa ra những quy định về tiêu chí rượu nấu, nồng độ andehit, quy trình sản xuất qua các bước, điều kiện vệ sinh an toàn… đối với rượu tự nấu. Nếu như cơ sở nấu để sử dụng tại nhà thì không sao, còn khi đã lưu thông ra thị trường, kể cả bán cho người bên cạnh, thì phải dán nhãn mác địa chỉ của mình.

Bà Vũ Thị Minh Hạnh
Trong trường hợp ai đó bị ngộ độc thì sẽ quy trách nhiệm, giống như với bánh kẹo thủ công. Hiện nay, ở rất nhiều tỉnh thành phía Nam, lâu lâu lại có một vụ ngộ độc rượu và chết vài ba người, nhưng chẳng quy chiếu được rượu nạn nhân uống xuất xứ từ đâu. Do đó trách nhiệm của người cung ứng rượu không được điều chỉnh, xử lý” – bà Vũ Thị Minh Hạnh khẳng định.

Cũng theo bà Minh Hạnh, hiện khoảng hơn 80% rượu sử dụng trong cộng đồng là rượu tự nấu. Vấn đề đáng lo ngại đối với loại rượu này là người nấu sử dụng men trôi nổi, không rõ nguồn gốc; thậm chí trong miền Nam, người dân sử dụng cồn công nghiệp pha vào nước rồi phơi dưới trời nắng khoảng 10 tiếng là thành rượu. Do đó, hậu quả của loại rượu trôi nổi này với sức khỏe con người là khôn lường, do không được khử độc trong quá trình sản xuất. 

Báo động tình trạng “trẻ hóa” tuổi uống rượu bia

BS. Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra những con số giật mình về tỉ lệ uống rượu bia ở học sinh hiện nay. Theo đó, gần một nửa nam giới trưởng thành của Việt Nam đã uống rượu bia ở mức nguy hại và tỷ lệ này tăng qua các năm, nhất là ở nam giới.

Nếu như năm 2010 chỉ có 25,1 % nam giới uống rượu bia ở mức độ có hại thì năm 2015 đã lên đến 44,2%. Đặc biệt, uống rượu bia ở lứa tuổi vị thành niên gia tăng rất nhanh. Theo điều tra gần 3.500 học sinh trên 50 trường của 13 tỉnh/thành phố trên toàn quốc cho thấy, có tới 48,6% em nam uốc cốc bia đầu tiên trước 14 tuổi và ở em gái là 37,7%.

Điều này cho thấy hành vi uống rượu bia đang ngày càng phổ biến ở tuổi vị thành niên và tuổi bắt đầu ruống rượu bia đang “trẻ hóa” nhanh chóng.

Bình luận về vấn đề này, Ths Vũ Thị Minh Hạnh cho rằng, xu thế trên không chỉ một mình Việt Nam gặp phải, mà xảy ra ở nhiều nước. Vấn đề ở chỗ cần phải nhìn thấy tác hại của vấn đề này, từ đó có chính sách để kiểm soát.

Về tác hại của rượu bia đối với lứa tuổi vị thành niên, bà Minh Hạnh phân tích: Về sức khỏe thể chất, não bộ của con người chỉ thực sự phát triển một cách đầy đủ khi 25 tuổi. Nếu sử dụng rượu bia trước độ tuổi này, thì sự kích ứng não bộ rất nhạy cảm, sẽ tác động đến trí tuệ, sức khỏe tinh thần, hệ thần kinh của các em sau này.

Các bạn trẻ sử dụng rượu bia sớm, có nghĩa nguy cơ lạm dụng càng cao, thời gian sống trong lạm dụng rượu bia càng dài, hậu quả dẫn đến các bệnh mãn tính và cấp tính cao hơn những người có thời gian sử dụng rượu bia ít hơn.

Ở độ tuổi trẻ em, do chưa trưởng thành đầy đủ nên khi sử dụng rượu bia rất dễ gây tổn thương, dễ tự sát hoặc quan hệ tình dục không có kiểm soát, suy giảm kết quả học tập. Nguy hại hơn, tuổi vị thành niên sử dụng rượu bia nhiều cũng dự báo cho một thế hệ tương lai của đất nước có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu ớt, thậm chí nhân cách bị ảnh hưởng.

Ths Vũ Thị Minh Hạnh nhấn mạnh, để hạn chế tình trạng này, cần cấm quảng cáo rượu bia vào những giờ nhạy cảm mà thanh thiếu niên dễ dàng tiếp cận; không đưa hình ảnh những “ngôi sao” sử dụng rượu bia, bởi các em dễ bắt chước thần tượng.

Ở Việt Nam cũng đã có khuyến cáo quy định người đủ 18 tuổi mới được sử dụng hoặc mua rượu bia. Nhưng trong thực tế, nhất là ở nông thôn, miền núi, điều này là không thể vì thậm chí có em nhỏ mới 9 tuổi đã bị bố bắt đi mua rượu. Hậu quả của những thói quen đó làm cho trẻ tiếp cận sớm với rượu bia hơn và dễ dàng đi vào “vết xe đổ” của người lớn.

“Do đó không có gì khác được phải có luật. Từ đó mới có hành lang pháp lý để thực hiện việc giám sát, chế tài cụ thể để xử lý vi phạm” – bà Vũ Thị Minh Hạnh nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cấm bán rượu bia sau 22h: Cần một cơ chế để người ta không dám uống
Cấm bán rượu bia sau 22h: Cần một cơ chế để người ta không dám uống

VOV.VN - Phải có một cơ chế tạo sức ép khiến người ta không thể uống được, bởi sẽ bị thải loại ra khỏi cuộc cạnh tranh ở cơ quan, doanh nghiệp.

Cấm bán rượu bia sau 22h: Cần một cơ chế để người ta không dám uống

Cấm bán rượu bia sau 22h: Cần một cơ chế để người ta không dám uống

VOV.VN - Phải có một cơ chế tạo sức ép khiến người ta không thể uống được, bởi sẽ bị thải loại ra khỏi cuộc cạnh tranh ở cơ quan, doanh nghiệp.

Ai giám sát và xử lý cán bộ, công chức uống rượu bia vào buổi trưa?
Ai giám sát và xử lý cán bộ, công chức uống rượu bia vào buổi trưa?

VOV.VN - Tại tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức uống rượu bia trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa.

Ai giám sát và xử lý cán bộ, công chức uống rượu bia vào buổi trưa?

Ai giám sát và xử lý cán bộ, công chức uống rượu bia vào buổi trưa?

VOV.VN - Tại tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức uống rượu bia trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa.

Việt Nam có tỷ lệ đàn ông uống rượu bia cao nhất thế giới
Việt Nam có tỷ lệ đàn ông uống rượu bia cao nhất thế giới

VOV.VN -Tỷ lệ nam giới Việt Nam trưởng thành uống rượu bia hiện cao nhất thế giới. Tuổi càng cao, nam giới Việt Nam có tần suất uống bia ngày càng tăng.

Việt Nam có tỷ lệ đàn ông uống rượu bia cao nhất thế giới

Việt Nam có tỷ lệ đàn ông uống rượu bia cao nhất thế giới

VOV.VN -Tỷ lệ nam giới Việt Nam trưởng thành uống rượu bia hiện cao nhất thế giới. Tuổi càng cao, nam giới Việt Nam có tần suất uống bia ngày càng tăng.