Nhiều công trình khoa học bị “đắp chiếu”, bỏ quên: Lãng phí quá lớn!

VOV.VN-Nếu công trình khoa học có hiệu quả kinh tế-xã hội thì sự đầu tư của Nhà nước là quá rẻ và chưa trả tiền xứng đáng cho tác giả nghiên cứu ra chúng.

Hiện nay, Việt Nam có trên 400 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của các tầng lớp nhân dân, trong những năm gần đây, số lượng các trường ĐH, CĐ công lập tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên, mặc dù được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về đất đai để xây dựng, đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và cung cấp ngân sách cho đào tạo nhưng nhiều trường hoạt động không hiệu quả.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do chất lượng giảng dạy không đáp ứng được yêu cầu xã hội vì thiếu đội ngũ giảng viên chất lượng cao có học hàm, học vị cao.

Mặc dù năm nào, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cũng tổ chức lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho hàng trăm nhà giáo nhưng vẫn không thể bù lấp đầy cho sự thiếu hụt giảng viên ở các trường ĐH, CĐ.

Ngoài sự thiếu hụt đội ngũ có học hàm, học vị cao ở các trường ĐH, CĐ, còn có một thực tế đáng buồn là hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu khoa học rất công phu của các GS, PGS đã được công bố rộng rãi nhưng vẫn đang bị “đắp chiếu” hoặc xếp vào “ngăn kéo”, chưa được đầu tư để ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.

Vì sao lại xảy ra thực trạng trên và chúng ta cần làm gì để khắc phục sự bất cập đó, phóng viên VOV.VN phỏng vấn GS, TSKH, Viện sĩ, NGND Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nguyên Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước.


GS, TSKH, Viện sĩ, NGND  Phạm Minh Hạc

Thiếu giảng viên có học hàm, học vị cao ảnh hưởng lớn đến giáo dục ĐH

PV: Thưa GS, trong những năm gần đây, số lượng các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cao là GS, PGS, Tiến sĩ công tác tại các cơ sở đào tạo còn rất ít. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?

GS Phạm Minh Hạc: Có thể nói, phần lớn số GS, PGS công tác tập trung ở Hà Nội nhiều nhưng ở các tỉnh, thành khác lại rất ít. Ví dụ như khoa Tâm lý giáo dục tại một trường ĐH ở Hà Nội có đến gần 20 GS, PGS nhưng cũng khoa này ở ĐH Sư phạm TP HCM chỉ có 1 đến 2 người.

Hiện nay, cả nước có hơn 400 trường ĐH, CĐ, trong đó có 300 trường là ĐH. Ở những vùng sâu, vùng xa như Phú Yên, Bạc Liêu, số lượng GS, PGS rất ít, thậm chí học vị Tiến sĩ cũng đếm trên đầu ngón tay.

Số lượng các trường ĐH, CĐ tăng lên nhanh chóng nhưng số GS, PGS còn ít, phân bổ không đồng đều đã cho thấy sự thiếu hụt lớn về đội ngũ giảng viên chất lượng cao cho các cơ sở đào tạo.

Với dân số hơn 90 triệu dân, Việt Nam chỉ có xấp xỉ 1,2 GS hoặc PGS trên/vạn dân (kể cả số GS, PGS đã mất hoặc đã nghỉ hưu), không quá 5,6% giảng viên đại học là GS hoặc PGS và 416 sinh viên/1 GS hoặc PGS. Trong khi đó, ở CHLB Đức, số lượng và cả chất lượng GS cao hơn Việt Nam nhiều (trong 1 vạn dân có 3 GS và cứ 59 sinh viên có 1 GS). Như vậy, đội ngũ GS, PGS ở nước ta, khá “mỏng” về số lượng và cả chất lượng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc ĐH, CĐ.

PV: Thưa GS, trước việc số lượng GS, PGS ở các tỉnh, thành phân bổ không đồng đều như hiện nay, ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

GS Phạm Minh Hạc: Trước kia, việc phong tặng chức danh GS, PGS đều được ghi trong giấy chứng nhận. Thế nhưng, hiện nay, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước chỉ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận cho các nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Nếu trường ĐH, CĐ nào cần GS, PGS phù hợp với các chương trình giảng dạy của trường thì sẽ phong chức danh cho họ sau.

Hiện nay, hầu như các trường ĐH, CĐ đều phải mời các GS, PGS đến trường giảng dạy theo hình thức thỉnh giảng trong thời gian 1 đến 4 tuần. Chính sự bất cập này đã khiến cho chất lượng giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ còn yếu kém.

Để thu hút đội ngũ GS, PGS về những vùng khó khăn giảng dạy thì cần phải có những chính sách ưu đãi của Nhà nước và nhà trường đối với họ. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cần có sự điều hành linh hoạt sử dụng đối với những GS, PGS trẻ hay ở độ tuổi 45 đến 50 về công tác, giảng dạy ở những vùng, miền khó khăn.

Công trình khoa học của GS, PGS phải được ứng dụng vào đời sống

PV: Thưa GS, để được công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, nhiều người cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng là cần phải có các bài báo, công trình đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Ý kiến của GS về vấn đề này như thế nào?

GS Phạm Minh Hạc: Nhật Bản là một nước phát triển về kinh tế nhưng những nhân tài của họ không chạy đua để giành giải Nobel này, Nobel khác mà chỉ tập trung vào nghiên cứu, sản xuất... Nước này cũng luôn chú trọng để làm sao xây dựng đất nước hưng thịnh và có được nền giáo dục phát triển tốt nhất.

Còn Hàn Quốc là nước ở khu vực Đông Bắc Á cũng rất quan tâm đến việc thu hút nhân tài làm việc ở lĩnh vực giáo dục đào tạo, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nên thu nhập của những người có trình độ và người dân tương đối cao.

Theo tôi, việc một nghiên cứu sinh muốn trở thành PGS, GS là phải có bài đăng trên các báo, tạp chí quốc tế uy tín là cần thiết. Tuy nhiên, điều này không quan trọng bằng việc động viên lực lượng này đóng góp trí tuệ, công sức trong nhiều lĩnh vực cho phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng đất nước. Đặc biệt là ở từng vùng miền, địa phương khó khăn.

Việt Nam còn là một nước nghèo, thu nhập chưa được 2.000 USD/người nên cần tập trung đầu tư phát triển ở trong nước là chính chứ không nên quá coi trọng ưu tiên đến việc nhân tài phải có những bài, công trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí quốc tế.

Một bài báo, công trình được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín thì sẽ có nhiều người đọc và giới nghiên cứu biết đến. Tuy nhiên, nếu bài báo, công trình đó chỉ được công bố nhưng sau đó lại bị cất vào “ngăn kéo” thì chẳng có tác dụng gì. Hiện nay, ở nước ta, nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố rất hoành tráng nhưng đều bị “đắp chiếu” để đấy, không nhận được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để các GS, PGS, Tiến sĩ mở rộng nghiên cứu, ứng dụng trên thực tế cuộc sống nên chẳng có tác dụng phục vụ đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội.

Theo tôi, nếu công trình khoa học được công bố nhưng lại bị để trong “ngăn kéo”, “đắp chiếu” ở một chỗ nào đó thì sự đầu tư của Nhà nước là quá đắt. Còn ngược lại, công trình đó thực sự mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội thì sự đầu tư của Nhà nước lại là quá rẻ và chưa trả tiền xứng đáng cho những tác giả nghiên cứu, phát hiện ra chúng.

Theo tôi, trong giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, điều quan trọng nhất là các cơ quan quản lý của Nhà nước phải biết sử dụng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng có học hàm, học vị cao bằng cách quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để những công trình nghiên cứu khoa học của họ có thể phục vụ mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống nhân dân ở tất cả các vùng, miền trên cả nước.

PV: Xin cảm ơn GS!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà khoa học nữ gắn bó cả cuộc đời với các giống cây trồng
Nhà khoa học nữ gắn bó cả cuộc đời với các giống cây trồng

VOV.VN-Say mê nghiên cứu các loại cây trồng gắn bó với đời sống miền quê nên bà con nông dân thường gọi TS Hà Thị Thúy là nhà khoa học của nông dân...

Nhà khoa học nữ gắn bó cả cuộc đời với các giống cây trồng

Nhà khoa học nữ gắn bó cả cuộc đời với các giống cây trồng

VOV.VN-Say mê nghiên cứu các loại cây trồng gắn bó với đời sống miền quê nên bà con nông dân thường gọi TS Hà Thị Thúy là nhà khoa học của nông dân...

5 giảng viên trẻ đoạt giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2014“
5 giảng viên trẻ đoạt giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2014“

VOV.VN -Bộ GD-ĐT cũng sẽ trao tặng bằng khen cho sinh viên và nhóm sinh viên thực hiện 121 đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải Nhất, Nhì, Ba.

5 giảng viên trẻ đoạt giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2014“

5 giảng viên trẻ đoạt giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2014“

VOV.VN -Bộ GD-ĐT cũng sẽ trao tặng bằng khen cho sinh viên và nhóm sinh viên thực hiện 121 đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải Nhất, Nhì, Ba.

VOV giành 7 giải Báo chí về Khoa học và Công nghệ 2014
VOV giành 7 giải Báo chí về Khoa học và Công nghệ 2014

VOV.VN - Trong đó có 1 giải Nhất, 2 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.

VOV giành 7 giải Báo chí về Khoa học và Công nghệ 2014

VOV giành 7 giải Báo chí về Khoa học và Công nghệ 2014

VOV.VN - Trong đó có 1 giải Nhất, 2 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.

Tài năng trẻ “8X”: Dấn thân vào niềm đam mê nghiên cứu khoa học
Tài năng trẻ “8X”: Dấn thân vào niềm đam mê nghiên cứu khoa học

VOV.VN -Vì niềm đam mê, nhà khoa học trẻ Lê Thị Lan Phương đã có những ý tưởng độc đáo và dám thực hiện những công trình nghiên cứu khó khăn…

Tài năng trẻ “8X”: Dấn thân vào niềm đam mê nghiên cứu khoa học

Tài năng trẻ “8X”: Dấn thân vào niềm đam mê nghiên cứu khoa học

VOV.VN -Vì niềm đam mê, nhà khoa học trẻ Lê Thị Lan Phương đã có những ý tưởng độc đáo và dám thực hiện những công trình nghiên cứu khó khăn…

Các nhà khoa học hiến kế phát triển Ninh Thuận
Các nhà khoa học hiến kế phát triển Ninh Thuận

VOV.VN - TS Trần Du Lịch: Ninh Thuận cần tập trung vào 3 nhóm ngành lớn là nông -ngư nghiệp, du lịch và công nghiệp chế biến.

Các nhà khoa học hiến kế phát triển Ninh Thuận

Các nhà khoa học hiến kế phát triển Ninh Thuận

VOV.VN - TS Trần Du Lịch: Ninh Thuận cần tập trung vào 3 nhóm ngành lớn là nông -ngư nghiệp, du lịch và công nghiệp chế biến.

Hơn 300 đề tài đoạt giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” 2014
Hơn 300 đề tài đoạt giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” 2014

VOV.VN -Đây là  những đề tài được nghiên cứu công phu, sáng tạo phong phú, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả.

Hơn 300 đề tài đoạt giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” 2014

Hơn 300 đề tài đoạt giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” 2014

VOV.VN -Đây là  những đề tài được nghiên cứu công phu, sáng tạo phong phú, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả.

Một người Việt trở thành Viện sĩ Viện Khoa học Điện LB Nga
Một người Việt trở thành Viện sĩ Viện Khoa học Điện LB Nga

VOV.VN -GS – TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã được bầu làm thành viên chính thức của Viện

Một người Việt trở thành Viện sĩ Viện Khoa học Điện LB Nga

Một người Việt trở thành Viện sĩ Viện Khoa học Điện LB Nga

VOV.VN -GS – TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã được bầu làm thành viên chính thức của Viện

Nhà khoa học nữ suốt đời đi tìm giống lúa mới
Nhà khoa học nữ suốt đời đi tìm giống lúa mới

(VOV)-PGS.TS Nguyễn Thị Trâm luôn trăn trở để có giống lúa mới cho năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu thay đổi của Việt Nam.

Nhà khoa học nữ suốt đời đi tìm giống lúa mới

Nhà khoa học nữ suốt đời đi tìm giống lúa mới

(VOV)-PGS.TS Nguyễn Thị Trâm luôn trăn trở để có giống lúa mới cho năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu thay đổi của Việt Nam.

Việt Nam xây tặng Lào Trung tâm Thư viện tư liệu Viện Khoa học xã hội
Việt Nam xây tặng Lào Trung tâm Thư viện tư liệu Viện Khoa học xã hội

VOV.VN-Dự án khởi công từ năm 2012 với tổng mức đầu tư  hơn 154 tỷ đồng do  Chính phủ Việt Nam tài trợ, trong đó vốn đối ứng của Lào hơn 3,7 tỷ đồng.

Việt Nam xây tặng Lào Trung tâm Thư viện tư liệu Viện Khoa học xã hội

Việt Nam xây tặng Lào Trung tâm Thư viện tư liệu Viện Khoa học xã hội

VOV.VN-Dự án khởi công từ năm 2012 với tổng mức đầu tư  hơn 154 tỷ đồng do  Chính phủ Việt Nam tài trợ, trong đó vốn đối ứng của Lào hơn 3,7 tỷ đồng.

Những phát minh khoa học và công nghệ đột phá năm 2014
Những phát minh khoa học và công nghệ đột phá năm 2014

VOV.VN - Nổi bật đối với lĩnh vực cơ khí chế tạo là việc lần đầu tiên Việt Nam hạ thuỷ và xuất khẩu giàn khoan HRD ra nước ngoài.

Những phát minh khoa học và công nghệ đột phá năm 2014

Những phát minh khoa học và công nghệ đột phá năm 2014

VOV.VN - Nổi bật đối với lĩnh vực cơ khí chế tạo là việc lần đầu tiên Việt Nam hạ thuỷ và xuất khẩu giàn khoan HRD ra nước ngoài.

Nhiều nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2014
Nhiều nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2014

VOV.VN -GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên là cá nhân tiêu biểu nhận giải thưởng Kovalevskaia 2014.

Nhiều nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2014

Nhiều nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2014

VOV.VN -GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên là cá nhân tiêu biểu nhận giải thưởng Kovalevskaia 2014.