Những lớp học mầm non “nhiều không”

VOV.VN - Những lớp học giống như túp lều, vách tre nứa, gỗ tạm bợ, mục nát không điện, không nước, không nhà vệ sinh và không cả sân chơi.

Đã nhiều năm nay, những đứa trẻ ở 8/12 bản của xã vùng 3 đặc biệt khó khăn Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La vẫn phải học trong lớp học giống như túp lều, vách tre nứa, gỗ tạm bợ, mục nát.

Những lớp học như thế khiến mùa hè nắng nóng hầm hập, mưa dột tứ phía, mùa đông gió lùa lạnh thấu xương. Tại những lớp học này không điện, không nước, không nhà vệ sinh và không cả sân chơi.

Điểm trường Phụ Mẫu 1, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La- nơi học tập, sinh hoạt, vui chơi của 20 cô trò là những cột kèo xiêu vẹo, chỉ chờ một cơn bão mạnh là có thể đổ sập. Lớp học rộng chỉ hơn 40 m2. Do lớp học chật chội nên dù có bàn ghế cũng không đủ chỗ kê. Sân chơi chỉ là một góc rất nhỏ chỉ đủ cho 5 cháu nhỏ đứng, vào ngày mưa nền sân đất ướt nhão đất đỏ. Đến gian bếp, gọi là bếp nhưng trống hơ trống hoác, cột kèo xiêu vẹo. Nhà vệ sinh đằng sau được quây thêm cả ni lon mà vẫn không thể kín đáo.
Những lớp học như thế khiến mùa hè nắng nóng hầm hập, mưa dột tứ phía, mùa đông gió lùa lạnh thấu xương.

Bể nước để chứa nước không có nước vì thiếu xi măng. Mỗi lần đổ nước vào là chỉ vài giờ sau lại hết veo vì nước thấm ra ngoài. Đó là “công trình” được làm lên từ công đóng góp của những gia đình nghèo ở điểm trường Phụ Mẫu 1.

Cô giáo Phạm Thị Huyền, Hiệu phó trường mầm non Chiềng Yên, huyện Vân Hồ nói: “Mỗi một lần đến kiểm tra thấy cô và trò sinh hoạt trong lớp học nhỏ và chật chội, cơ sở vật chất vẫn chưa được đảm bảo trong lòng chúng tôi rất sót xa. Tôi mong muốn có một cơ sở được đảm bảo để cô, trò học hành và vui chơi”.

Lớp học mầm non tại bản Bướt không biết là lần thứ bao nhiêu phải dỡ đi dựng lại. Khung nhà bằng gỗ đã mục nát nhiều cột kèo. Không có điện, chẳng có nước cũng chẳng có sân chơi, chẳng có nhà vệ sinh vì thế điểm trường này học sinh cứ thưa dần. Ban đầu là 20 cháu, đến hết năm học chỉ còn hơn 10 cháu. Cái nghèo, cái khó cứ đeo đẳng mãi với người dân bản Bướt và tương lai của con em họ cứ mãi xa dần khi sự nghiệp giáo dục còn muôn vàn khó khăn.

Ông Hà Văn Hưng, Trưởng bản Bướt, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ nói: “Trường mầm non không kiên cố, chuyển đi chuyển lại nhiều lần nên rất khó khăn. Gỗ và tấm lớp đã cũ và vỡ hết. Chúng tôi kiến nghị với cấp trên xem xét, hỗ trợ làm nhà mầm non cho bản cho con em đi học cho yên tâm”.

Xã Chiềng Yên có 12 điểm trường mầm non, có tới 8 điểm trường hiện có cơ sở vật chất tạm bợ và không điện, không nước, không nhà vệ sinh và không có sân chơi. Các em đều có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên phải đưa đi dẫn về. Vào ngày mưa, ngày rét các lớp học  cứ thưa dần, do các em ở nhà. Chính quyền địa phương đã vận động, xin cấp trên hỗ trợ, song mòn mỏi nhiều năm nay vẫn chưa có dự án nào được triển khai.

Ông Hà Công Duyên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cho biết: “Với nguồn kinh phí của Nhà nước còn hạn hẹp, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp một phần kinh phí để trước mắt xây dựng tạm thời các lớp học cho các cháu. Kính mong các cấp chính quyền cũng như Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng các điểm trường”.

Trong điều kiện của huyện mới chia tách, nguồn vốn để xây dựng tại các điểm trường còn khó khăn nên Vân Hồ đang kêu gọi xã hội hóa xây dựng các điểm trường mầm non. Năm học mới sắp bắt đầu, Chiềng Yên rất cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội để sự nghiệp giáo dục nơi đây không còn cảnh nhiều không./.                          

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ 50 triệu đồng, xây dựng trường mầm non tư thục qui mô hơn 100 em
Từ 50 triệu đồng, xây dựng trường mầm non tư thục qui mô hơn 100 em

VOV.VN - Đây là nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đã giúp đỡ hàng trăm dự án giải quyết bài toán về vốn, tạo đà để thanh niên phát triển kinh doanh.

Từ 50 triệu đồng, xây dựng trường mầm non tư thục qui mô hơn 100 em

Từ 50 triệu đồng, xây dựng trường mầm non tư thục qui mô hơn 100 em

VOV.VN - Đây là nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đã giúp đỡ hàng trăm dự án giải quyết bài toán về vốn, tạo đà để thanh niên phát triển kinh doanh.

TP HCM: Nhiều khó khăn trong việc nâng chất lượng giáo dục mầm non
TP HCM: Nhiều khó khăn trong việc nâng chất lượng giáo dục mầm non

VOV.VN - Những khó khăn được đề cập là do khung giờ giữ trẻ chưa phù hợp với thời gian làm việc của công nhân

TP HCM: Nhiều khó khăn trong việc nâng chất lượng giáo dục mầm non

TP HCM: Nhiều khó khăn trong việc nâng chất lượng giáo dục mầm non

VOV.VN - Những khó khăn được đề cập là do khung giờ giữ trẻ chưa phù hợp với thời gian làm việc của công nhân

Giáo viên mầm non – Nghề chỉ dành cho phụ nữ
Giáo viên mầm non – Nghề chỉ dành cho phụ nữ

VOV.VN - Sự khéo léo, dịu dàng, kiên nhẫn của người phụ nữ khiến họ thích hợp với công việc cần “dỗ” nhiều hơn “dạy” này

Giáo viên mầm non – Nghề chỉ dành cho phụ nữ

Giáo viên mầm non – Nghề chỉ dành cho phụ nữ

VOV.VN - Sự khéo léo, dịu dàng, kiên nhẫn của người phụ nữ khiến họ thích hợp với công việc cần “dỗ” nhiều hơn “dạy” này

Đà Nẵng: Giáo viên mầm non đình công vì chế độ tiền lương
Đà Nẵng: Giáo viên mầm non đình công vì chế độ tiền lương

VOV.VN -Sáng 11/3, 24/33 giáo viên trường mầm non Bé Hạnh Phúc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đồng loạt đình công phản đối nhà trường.

Đà Nẵng: Giáo viên mầm non đình công vì chế độ tiền lương

Đà Nẵng: Giáo viên mầm non đình công vì chế độ tiền lương

VOV.VN -Sáng 11/3, 24/33 giáo viên trường mầm non Bé Hạnh Phúc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đồng loạt đình công phản đối nhà trường.