Những người “gác voọc” trên đảo Cát Bà

VOV.VN - Loài voọc trên đảo Cát Bà trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng được đưa vào danh sách cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ thế giới.

Tại Hải Phòng, các cán bộ thuộc Vườn quốc gia Cát Bà đang ngày đêm nỗ lực để bảo tồn loài voọc khỏi sự tác động của con người và các hoạt động kinh tế, du lịch đang làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Nhân ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5.

Trước đây Vọoc là đã từng là một trong những loài có số lượng lớn nhất trên đảo.

Trong một ngày đầu hạ, chúng tôi có dịp được theo chân các cán bộ kiểm lâm và chuyên gia của dự án Bảo tồn voọc Cát Bà. Trước mắt chúng tôi, hòa chung với màu xanh của biển, đảo Cát Bà hiện lên hoang sơ, huyền ảo như chưa từng có dấu tích của con người.

Đưa chúng tôi qua các hang núi đá vôi, ông Nguyễn Huy Cầm-Phó trạm trưởng trạm kiểm lâm Cát Dứa, Hạt kiểm lâm VQG Cát Bà cho biết, voọc Cát Bà là loài linh trưởng hiếm nhất châu Á, đồng thời không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chỉ còn tồn tại duy nhất ở quần đảo Cát Bà. Theo thống kê, số lượng voọc Cát Bà cũng chỉ còn gần 60 cá thể, được phân bố rải rác tại các dãy núi đá vôi chạy dọc đường biển thuộc Vườn quốc gia Cát Bà.

“Voọc Cát Bà có sinh cảnh sinh sống thường trên các dãy núi đá vôi, đời sống của chúng thường ăn các loài cây trên vách đá. Điều kiện sống của chúng thường ngủ vào ban đêm tại các vách đá, hang động sau khi ăn uống và sinh hoạt trong thung lũng. Chính vì vậy, các hang ngủ của chúng thường nằm ngoài phía biển, con người thường xuyên có thể nhìn thấy”.

Voọc - loài linh trưởng hiếm nhất châu Á, đồng thời không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chỉ còn tồn tại duy nhất ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng).

Ông Cầm kể, trước đây voọc Cát Bà đã từng là một trong những loài có số lượng lớn nhất trên đảo. Thế nhưng với tập tính thường sinh sống tại các hang đá ven mặt biển, cộng với nạn săn bắt của người dân và những đối tượng xấu khiến số lượng voọc bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay, Hạt kiểm lâm Cát Bà đã lập thành các tổ đội kết hợp với người dân sống tại vùng đệm của vườn thường xuyên đi kiểm tra, phá bẫy, theo sát và nắm bắt tính cách của từng con voọc để từ đó có những phương pháp bảo vệ hợp lý.

Ông Cầm cho biết thêm: “Voọc gần như sinh sản quanh năm và mỗi lần sinh sản chỉ đẻ 1 con. Loài voọc này cũng có những tập tính là ngồi rất yên tĩnh, có thể không di chuyển trong thời gian 1 tiếng rưỡi đến 3 tiếng. Thế nên chúng tôi phải ngồi thi gan với con voọc để chờ nó về hang mới có thể kiểm tra lại số lượng đàn và cấu trúc đàn”.

Đã có nhiều năm công tác tại vườn quốc gia Cát Bà, ông Neahga Leonarg, Giám đốc dự án Bảo tồn voọc Cát Bà cho biết, qua các nghiên cứu loài voọc tại đảo Cát Bà có đặc điểm GEN gần giống với loài voọc đầu trắng ở miền nam Trung Quốc và được chia tách từ hàng triệu năm trước đây. Ngoài ra, loài voọc tại Cát Bà đã tự tiến hóa để thích nghi với môi trường sống trên các dãy núi đá vôi hiểm trở, cách xa với đất liền nên rất nhạy cảm với con người và có thể rời tổ đi nơi khác khi nghe được âm thanh lạ cách chúng hàng cây số. Vì vậy hiện dự án bảo tồn voọc đang gặp rất nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở, ý thức bảo vệ của người dân chưa cao, cùng với đó là các hoạt động kinh tế, du lịch đang làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

Vọoc Cát bà có sinh cảnh sinh sống thường trên các dãy núi đá vôi, đời sống của chúng thường ăn các loài cây trên vách đá và làm tổ tại các hang hướng về phía mặt biển.

Ông Neahga Leonarg chia sẻ: “Công việc bảo tồn trên đảo không chỉ bảo vệ riêng loài voọc Cát Bà mà là bảo tồn toàn bộ sinh cảnh sống của nó, trong sinh cảnh sống đó có rất nhiều sự đa dạng sinh học về rất nhiều những loài động vật khác. Mọi người cũng phải hiểu rằng khu vực đảo Cát Bà có vườn quốc gia là khu vực có sự đa dạng sinh học rất cao, có tầm quan trọng về mặt quốc tế và đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Được công nhận đồng nghĩa với việc công nhận một cách đặc biệt về mặt sinh thái học, môi trường và đa dạng sinh học. Vậy nên song song với việc làm công tác phát triển và làm du lịch cũng cần phải chú trọng và quan tâm đến công tác bảo tồn thiên nhiên”.

Qua các nghiên cứu cho thấy loài vọoc tại đảo Cát Bà có đặc điểm GEN gần giống với loài voọc đầu trắng ở miền nam Trung Quốc và được chia tách từ hàng triệu năm trước đây.

Ông Hoàng Văn Thập, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Bà cho biết, trước tình trạng loài voọc tại đảo Cát Bà chỉ còn lại gần 60 cá thể, vườn quốc gia Cát Bà đang kết hợp với nhiều tổ chức thế giới tập trung vào 3 mục tiêu chính là ổn định quần thể voọc thông qua tuyên truyền để người dân không săn bắn, thiết lập khu bảo vệ nghiêm ngặt, bảo đảm sinh cảnh thích hợp cho quần thể voọc đang tồn tại phát triển và tăng khả năng sinh sản cho loài voọc.

Đặc biệt Dự án bảo tồn voọc Cát Bà được triển khai vào cuối năm 2000 được Vườn thú Munster và Hội động vật về loài và quần thể (CHLB Đức) tài trợ đã thực hiện thành công hai chương trình “Người gác voọc” và Câu lạc bộ bảo vệ rừng ở các xã trên đảo Cát Bà. 

Nhờ có các chiến dịch hướng vào cộng đồng, nhận thức của người dân về voọc và bảo tồn voọc dần thay đổi. Từ nạn nhân của tình trạng săn bắn bừa bãi, đến nay loài voọc Cát Bà đã được bảo vệ, sinh sôi phát triển và trở thành biểu tượng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà như chia sẻ của ông Hoàng Văn Thập: “Từ khi được TP Hải Phòng quy hoạch chi tiết khu bảo vệ nghiêm ngặt cho loài voọc thì công tác bảo vệ của vườn đã rất tốt, người dân và các hoạt động khác rất hạn chế và không được tác động đến khu vực này.

Tuy nhiên công tác bảo tồn và phát triển đàn voọc lại gặp nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở, ý thức bảo vệ của người dân chưa cao, hoạt động kinh tế, du lịch ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái
Quần đảo Cát Bà hiện có đa dạng sinh học rất cao, quan điểm của chúng tôi là có phát triển đến mức độ nào chăng nữa thì chúng ta vẫn phải giữ lấy di sản thiên nhiên và đặc biệt là các tác động từ du lịch và các hoạt động dân sinh, kinh tế, xã hội khác đều phải tôn trọng, giữ gìn giá trị và bảo tồn thiên nhiên trên quần đảo Cát Bà”.

Bảo tồn voọc Cát Bà không chỉ là công việc của tổ chức, cá nhân mà là trách nhiệm, lương tâm của mọi người nhằm bảo vệ và phát triển về đa dạng sinh học để quần đảo Cát Bà mãi là viên ngọc xanh của vùng Đông Bắc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắt giữ xe khách vận chuyển 12 cá thể vọoc đen quý hiếm
Bắt giữ xe khách vận chuyển 12 cá thể vọoc đen quý hiếm

VOV.VN -Xe khách vận chuyển 12 cá thể vọoc đen quý hiếm là những cá thể Vọoc được ướp đông và buộc kín trong túi ni lông.

Bắt giữ xe khách vận chuyển 12 cá thể vọoc đen quý hiếm

Bắt giữ xe khách vận chuyển 12 cá thể vọoc đen quý hiếm

VOV.VN -Xe khách vận chuyển 12 cá thể vọoc đen quý hiếm là những cá thể Vọoc được ướp đông và buộc kín trong túi ni lông.

Phú Yên: Giải cứu 2 cá thể Vọoc chà vá chân xám
Phú Yên: Giải cứu 2 cá thể Vọoc chà vá chân xám

VOV.VN -Chiều ngày 26/2, Hạt Kiểm lâm thành phố Tuy Hoà tiến hành tiếp nhận 2 cá thể Voọc chà vá chân xám (tên khoa học Pygathrix cinerea).

Phú Yên: Giải cứu 2 cá thể Vọoc chà vá chân xám

Phú Yên: Giải cứu 2 cá thể Vọoc chà vá chân xám

VOV.VN -Chiều ngày 26/2, Hạt Kiểm lâm thành phố Tuy Hoà tiến hành tiếp nhận 2 cá thể Voọc chà vá chân xám (tên khoa học Pygathrix cinerea).

Đà Nẵng triển lãm ảnh về Vọoc chà vá chân nâu
Đà Nẵng triển lãm ảnh về Vọoc chà vá chân nâu

VOV.VN - Triển lãm trưng bày 120 tác phẩm ảnh nghệ thuật, mang đến cho người xem bức tranh toàn cảnh về đời sống của loài Vọoc chà vá chân nâu.

Đà Nẵng triển lãm ảnh về Vọoc chà vá chân nâu

Đà Nẵng triển lãm ảnh về Vọoc chà vá chân nâu

VOV.VN - Triển lãm trưng bày 120 tác phẩm ảnh nghệ thuật, mang đến cho người xem bức tranh toàn cảnh về đời sống của loài Vọoc chà vá chân nâu.