Những nhà sư đón xuân ở Trường Sa

VOV.VN - Mùa Xuân này, 4 nhà sư ở tỉnh Khánh Hòa ra quần đảo Trường Sa làm Phật sự.

Ngôi chùa nhỏ Linh Quang nằm sâu trong núi, sát bên hồ Am Chúa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà vào những ngày cuối năm có nhiều phật tử vào ra. Họ đến chia tay Đại đức Thích Giác Văn, chuẩn bị ra đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa làm Phật sự.

Đại đức Thích Tâm Thanh là nhà sư thứ 6 của chùa Tòng Lâm Lô Sơn ra Trường Sa.

Tết này, Đại đức Thích Giác Văn bước sang tuổi 50, giữ tâm thanh tịnh trước ngày ra đảo. Cuối năm 2017, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa kêu gọi các chư tăng phát nguyện ra quần đảo Trường Sa thì Đại đức Thích Giác Văn tình nguyện ra đảo tu hành.

Thượng tọa Thích Bổn Chủng, Trụ trì chùa Linh Quang cho biết, ngôi chùa này có từ hàng trăm năm, thời kỳ chiến tranh bị bom đạn tàn phá vừa mới được phục dựng lại mấy năm nay. Thượng tọa có tâm nguyện ra quần đảo Trường Sa lo Phật sự nhưng chưa có dịp. Bây giờ có đệ tử là Đại đức Thích Giác Văn ra tu hành Phật pháp ngoài đó.

Trong khi đó, tại Chùa Tòng Lâm Lô Sơn, ở xã Vĩnh Phương, ngoại ô thành phố Nha Trang cũng có nhiều nhà sư ra đảo. Đại đức Thích Tâm Thanh, 25 tuổi là nhà sư thứ 6 từ ngôi chùa này ra quần đảo Trường Sa. Hiện nay, Chùa Tòng Lâm Lô Sơn có 2 vị Đại đức đang tu tập tại quần đảo Trường Sa, trong đó Đại đức Thích Tâm Thanh, xuất gia từ năm 14 tuổi.

Nhiều nhà sư đã phát nguyện ra quần đảo Trường Sa tu tập, giữ cho mạch nguồn Phật pháp vô biên trên quần đảo này. Chùa trên các đảo cũng đã được trùng tu, ngày càng khang trang hơn. Trên quần đảo Trường Sa hiện có 10 vị Đại đức, trong đó các vị trụ trì đã ở đảo từ 2 năm trở lên.

Nhà sư Thích Giác Văn và sư phụ trò chuyện trước giờ lên đường ra Trường Sa.

 Hòa thượng Thích Thiện Phước, Chánh Thư ký, Trưởng Ban Thông tin – Truyền thông Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa cho biết, các nhà sư phát nguyện ở lại đều thể hiện rõ tinh thần đạo pháp, làm những việc có ích cho đời, ban vui cứu khổ.

Giữa nơi đầu sóng ngọn gió, tiếng tụng kinh gõ mõ của các nhà sư vang vọng trong đêm trở thành chỗ dựa tâm linh cho quân và dân trên quần đảo Trường Sa của Tổ quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảo Trường Sa khắc phục hậu quả bão số 16 đón Tết Mậu Tuất
Đảo Trường Sa khắc phục hậu quả bão số 16 đón Tết Mậu Tuất

VOV.VN -Cơn bão số 16 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề với Trường Sa, nhất là cơ sở hạ tầng, diện tích rau và hơn 90% cây xanh bị đổ gãy.

Đảo Trường Sa khắc phục hậu quả bão số 16 đón Tết Mậu Tuất

Đảo Trường Sa khắc phục hậu quả bão số 16 đón Tết Mậu Tuất

VOV.VN -Cơn bão số 16 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề với Trường Sa, nhất là cơ sở hạ tầng, diện tích rau và hơn 90% cây xanh bị đổ gãy.

Cận cảnh: Các nhà sư đi khất thực trên đường phố ở cố đô Huế
Cận cảnh: Các nhà sư đi khất thực trên đường phố ở cố đô Huế

VOV.VN - Vào mỗi chủ nhật hàng tuần, các sư của chùa Huyền Không Sơn Thượng lại thực hiện nghi lễ Pháp khất thực trên một tuyến đường của cố đô Huế.

Cận cảnh: Các nhà sư đi khất thực trên đường phố ở cố đô Huế

Cận cảnh: Các nhà sư đi khất thực trên đường phố ở cố đô Huế

VOV.VN - Vào mỗi chủ nhật hàng tuần, các sư của chùa Huyền Không Sơn Thượng lại thực hiện nghi lễ Pháp khất thực trên một tuyến đường của cố đô Huế.