Những sinh viên Hà Nội xả thân vì đường ống xăng dầu Bắc Nam

VOV.VN -Trên 328 nghìn m3 xăng dầu chảy qua Trường Sơn đã trộn lẫn máu xương của bao chiến sĩ, trong đó có nhiều sinh viên Hà Nội...

Trong kháng chiến chống Mỹ, nhiều sinh viên phải tạm gác chuyện học hành để vào Nam chiến đấu. Trong đó, có những sinh viên của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội tình nguyện lên đường tham gia xây dựng hệ thống đường ống xăng dầu từ miền Bắc vào tận đông Nam Bộ, kịp thời đưa xăng dầu phục vụ chiến trường miền Nam, góp phần tích cực cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Cuối tháng 3/1968, Mỹ tăng cường ném bom đánh phá các tuyến đường huyết mạch ở khu 4. Khu vực phà Bến Thủy - Nam Đàn - Linh Cảm được xem là tam giác lửa, bị bom Mỹ đánh dữ dội. Truông Bồn, Rú Trét, Ngã ba Đồng Lộc bị bom cày đi xát lại, việc vận chuyển xăng dầu vào Nam bị tắt, kế hoạch vận tải vũ khí, lương thực, quân nhu cho mùa khô có nguy cơ bị trì hoãn. Quân ủy trung ương quyết định làm đường ống đưa xăng dầu từ miền Bắc xuyên Trường Sơn vào tiếp cận đường 9 để cấp cho xe của Đoàn 559 vận tải vào Nam. Cả nước sục sôi khí thế chiến đấu, nhiều sinh viên xếp bút nghiên lên đường.

Thiếu tá Phan Văn Hợi, nguyên là sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, người thi công đường ống xăng dầu vượt sông Lam - phần việc khó khăn nhất để vượt qua tam giác lửa  Bến Thủy - Nam Đàn - Linh Cảm, nhớ lại: “Kéo được một đoạn thì đường ống chui vào đá, dây cáp chìm dưới phù sa không kéo được nữa. Nói thật lúc đó  anh em cán bộ kỹ thuật chúng tôi cũng bi quan lắm. Cho anh em ngồi nghỉ rồi tính, quyết tâm làm cho bằng được. Sau đó chúng tôi cho đi nửa chìm nửa nổi. Vừa hạn chế sức cản của nước, mà lực kéo cũng giảm đi. Chúng tôi cho thợ lặn xuống, vớt ống lên, rồi vớt dây cáp căng lên cho nó nổi. Đêm hôm đó chúng tôi kéo được 500 mét ống vượt sang bên này. Anh em rất phấn khởi. Vì chỗ đó là cửa tử. Nếu chúng tôi không làm đường ống vượt sông được thì coi như bế tắc”. 

Vượt sông Lam, 42 km đường ống qua “tam giác lửa” hoàn thành. Dòng xăng vào đến kho N2, Hà Tĩnh trong niềm vui vô tận của những người lính xăng dầu. Sau đó đường ống tiếp tục xuyên Trường Sơn, vượt qua Cổng trời Mụ Giạ sang kho Ka Vát, cấp xăng dầu kịp thời cho 5.000 xe của đoàn 559 tiếp tục vận tải đột kích vào Nam mùa khô 1968-1969.

Do yêu cầu của chiến trường, ta tiến hành thi công đường ống theo đường 18 sang Lào, bắt đầu từ Long Đại vào Cẩm Ly (Lệ Thủy, Quảng Bình) rồi vượt các đèo cao 400m, 700m, 900m đến bản Ra Mai gần sông Sê Păng Hiêng, đi tiếp vào bản Cò tỉnh Xanavakhet - Lào, xuống đường 9. Thi công dưới làn mưa bom của Mỹ, nhiều cán bộ, kỹ sư đã anh dũng hy sinh. Không nản chí, các kỹ sư trẻ của Đại học Bách khoa Hà Nội lại tính toán đưa ống trèo qua đỉnh Trường Sơn.

Thiếu tướng Hồ Sĩ Hậu - Nguyên Cục trưởng Cục kinh tế Bộ quốc phòng, chàng sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân ngày ấy nói: “Toàn bộ dọc từ sông Sê Băng Hiêng đến đỉnh 900 có thể đi được thì địch đã đánh nát hết rồi. Bọn tôi quyết định đưa ống lên đỉnh 911. Không vượt chỗ thấp nữa mà nhè chỗ cao nhất để vượt. Ở những điểm vực sâu, áp suất tăng rất dễ vỡ ống. Nhưng không tìm cách vượt qua đỉnh đó thì không thể đi được. Cuối cùng các kỹ sư chọn được cách vận hành tốt nhất, bơm được xăng qua đỉnh 911. Vượt qua đó cũng là vượt qua đỉnh Trường Sơn xuống bản Cò. Đó là thắng lợi hoàn toàn bất ngờ đối với người Mỹ”.

Để làm được điều bất ngờ ấy, công binh, thanh niên xung phong phải treo mình trên sườn núi để đưa ống lên. Trên đôi vai chiến sĩ, 7000 ống và hàng chục tấn thiết bị máy móc, bể cao su được đưa vào tuyến.

Thiếu tá Nguyễn Phúc Môn, kỹ sư thủy lực- cựu sinh viên Bách khoa thi công đường ống ngày ấy kể lại: “Mỗi ống nặng 38 -41 kg nhưng phải hai người mới đưa lên được. Một người dùng bao tượng gạo buộc ống lên vai, người kia buộc ngang thắt lưng để dùng tay bám vào cây rừng, kiệu cái ống lên. Có những chỗ ống thẳng đứng. Đưa được 1 cây số tương ứng 176 ống đã là kỳ công. Thế mà hàng ngàn cây số như để thấy được sự vất vả ấy là quá lớn”.

Cuối năm 1972, tuyến đường ống xăng dầu chiến lược đã thành một hệ thống từ biên giới Việt – Trung vào đến Cam Lộ (Quảng Trị) và sang nam đường 9 phía tây Trường Sơn, dài gần 3.280km với hơn 81.000 tấn nhiên liệu dự trữ. Đến tháng 11/1974, hai tuyến đường ống đông và tây Trường Sơn đã gặp nhau ở ngã ba biên giới Plây Khốc, Kontum, sau đó tiếp tục thi công ngày đêm vào Nam. Đêm 14/3/1975, dòng xăng về đến Bù Gia Mập- Bình Phước. Từ đây xăng được tiểu đoàn xe xitec 103 vận chuyển vào cụm kho Lộc Ninh để cấp cho các quân đoàn tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

Thiếu tá Phan Văn Hợi không quên được niềm vui sướng khi nhìn những đoàn xe no xăng thẳng tiến về Sài Gòn 40 năm trước: “Ngẩng mặt lên thấy xe của Quân đoàn 1 vào  như cua bò trên đồi. Vừa lo nhưng phấn khởi, mình vừa chuẩn bị xong, lực lượng họ vào là mình có xăng cấp. Bất kể ai, cầm tờ lệnh, cứ xin xăng đều cấp hết. Đến Bù Gia Mập , từng đoàn xe, từng đoàn xe đi không bao giờ hết xăng”. 

Chỉ trong vòng 7 năm, từ 1968 đến mùa xuân năm 1975, chúng ta đã làm nên một điều kỳ diệu: Xây dựng và vận hành hệ thống đường ống xăng dầu 4.990km từ biên giới Việt Trung đến tận miền đông Nam Bộ. Dòng sông ngầm ấy đã chảy bằng máu và lửa của lòng nhiệt tình, ý chí sắt đá, khát vọng độc lập tự do của cả một dân tộc vào với miền Nam thành đồng. Trên 328 nghìn mét khối xăng dầu chảy qua Trường Sơn đã trộn lẫn máu xương của bao chiến sĩ, trong đó có nhiều sinh viên Hà Nội đã gác lại chuyện học hành, đóng góp cả nhiệt tình tuổi xuân cho đất nước nở bừng hoa chiến thắng./. 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thành lập Ban liên lạc truyền thống Trường Sơn–đường HCM Cần Thơ
Thành lập Ban liên lạc truyền thống Trường Sơn–đường HCM Cần Thơ

VOV.VN - Hơn 70 hội viên được tập hợp chủ yếu từ hai lực lượng bộ đội và thanh niên xung phong.

Thành lập Ban liên lạc truyền thống Trường Sơn–đường HCM Cần Thơ

Thành lập Ban liên lạc truyền thống Trường Sơn–đường HCM Cần Thơ

VOV.VN - Hơn 70 hội viên được tập hợp chủ yếu từ hai lực lượng bộ đội và thanh niên xung phong.

Đoàn cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn giao lưu cùng Việt kiều Lào
Đoàn cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn giao lưu cùng Việt kiều Lào

VOV.VN - Tối 7/9/2014, tại thủ đô Vientiane, Lào, đoàn cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn đã có buổi giao lưu với bà con Việt kiều Lào.

Đoàn cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn giao lưu cùng Việt kiều Lào

Đoàn cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn giao lưu cùng Việt kiều Lào

VOV.VN - Tối 7/9/2014, tại thủ đô Vientiane, Lào, đoàn cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn đã có buổi giao lưu với bà con Việt kiều Lào.

Hào khí một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”
Hào khí một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

VOV.VN - Suốt 16 năm “đi không dấu, nấu không khói, xoi đường lập trạm, mở tuyến về Nam”, Bộ đội Trường Sơn đã làm nên hào khí một thời

Hào khí một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

Hào khí một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

VOV.VN - Suốt 16 năm “đi không dấu, nấu không khói, xoi đường lập trạm, mở tuyến về Nam”, Bộ đội Trường Sơn đã làm nên hào khí một thời

Đường Trường Sơn Đông huyền thoại hôm qua và hôm nay
Đường Trường Sơn Đông huyền thoại hôm qua và hôm nay

VOV.VN -Tiếp nối con đường huyền thoại, đường Trường Sơn Đông được đầu tư mở rộng đang làm thay đổi diện mạo cuộc sống người dân nơi con đường đi qua

Đường Trường Sơn Đông huyền thoại hôm qua và hôm nay

Đường Trường Sơn Đông huyền thoại hôm qua và hôm nay

VOV.VN -Tiếp nối con đường huyền thoại, đường Trường Sơn Đông được đầu tư mở rộng đang làm thay đổi diện mạo cuộc sống người dân nơi con đường đi qua