Nợ nần khó giải quyết khi phá sản trường Thanh Nguyên

VOV.VN - Câu chuyện phá sản Trường Thanh Nguyên đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại tỉnh Bình Thuận, cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng.

Trường Thanh Nguyên được cho là làm ăn hiệu quả, nhưng do mập mờ trong các khoản nợ đã dẫn đến phá sản.
Câu chuyện phá sản Trường mầm non và tiểu học Thanh Nguyên đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại tỉnh Bình Thuận. Từ năm 2008 đến nay, ngoài số nợ chính thức lên đến 177 tỷ đồng mà Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết đã công nhận, bà Đoàn Thị Dung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Nguyên còn vay mượn của nhiều người khác để đầu tư xây dựng ngôi trường này. Tình trạng nợ nần phức tạp, khó giải quyết của lãnh đạo ngôi trường này cần có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng địa phương.
Hai hôm nay, bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng ở xã Trà Tân, huyện Đức Linh, Bình Thuận tiếp tục đến trường Thanh Nguyên yêu cầu bà Đoàn Thị Dung chuộc lại 2 cuốn sổ đất và sổ nhà của gia đình nhưng bất thành. 6 năm trước, vì cả nể việc chồng bà Dung từng là bạn chiến đấu ở Campuchia cùng chồng mình, bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã đưa cả sổ đất và sổ nhà cho bà Dung mượn mang đi thế chấp vay 600 triệu xây trường và hẹn 1 tháng sau sẽ trả.

Bà Đoàn Thị Dung - nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thanh Nguyên không chấp nhận quyết định tuyên bố phá sản cùa TAND TP Phan Thiết.
 "Cho mượn một tháng nhưng nay đã kéo dài 6 năm. Bây giờ chồng cũng bỏ nhà đi. Con học đại học năm thứ hai, tôi vô ra ở ngoài này bốn năm rưỡi không có làm ăn ra được, bây giờ con tôi cũng phải nghỉ học. Gia đình tôi lâm vào cảnh khốn khổ, vì chồng tôi quá tin vào bạn bè", bà Phượng bức xúc nói.
Từ khi nghe thông tin trường Thanh Nguyên bị phá sản, nhiều chủ nợ ở thành phố Hồ Chí Minh cũng ra Phan Thiết đòi các khoản nợ mà bà Dung chây lỳ suốt nhiều năm qua. Chị Trương Tuyết Mai, ở quận Phú Nhuận, cho biết: Năm 2008 chị quen biết bà Đoàn Thị Dung qua một người bạn. Sau khi mời chị Mai ra Phan Thiết xem dự án đang triển khai, bà Dung đã nhờ chị Mai huy động vốn giúp. Nay công ty phá sản, bà Dung cũng chưa trả nợ, chị Mai cùng những người cho mượn tiền chỉ biết ngồi khóc. "Hồi lúc mới xây trường, mới làm cái giàn bên dưới thôi, chị Dung nói là vài tháng nữa sẽ được vay ngân hàng. Cho nên mình vẫn cứ tin rồi đi huy động giùm cho, cuối cùng mình hại 4 người với tổng số tiền trên 3 tỷ đồng".
Một số giấy tờ do các chủ nợ cung cấp liên quan việc bà Dung mượn sổ đất, sổ nhà đi thế chấp và vay mượn tiền.
Còn bà Phạm Thị Đức (ở thành phố Hồ Chí Minh) thông qua ông Nguyễn Đức Quang cũng đã cho bà Dung vay hơn 9 tỷ đồng góp vào xây trường, nhưng vừa qua bà Đức không được Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết đưa vào nhóm chủ nợ chính thức khiến bà có nguy cơ mất hết số tiền đã lỡ cho vay. Bà Đức buồn rầu: "Tôi đưa cho ông Quang số tiền 9,1 tỷ để ông Quang đưa cho bà Dung. Những việc đó đều có chứng từ cả. Nhưng hiện giờ trong việc ông thưa kiện với bà Dung, tôi không hề có một cái gì minh chứng tôi là người trong công ty đó hết. Tôi rất là bức xúc".
Như vậy, đến nay số nợ mà bà Đoàn Thị Dung đi mượn để xây dựng trường Thanh Nguyên không dừng lại ở con số 177 tỷ đồng theo như công bố của tòa án Phan Thiết. Về phía mình, bà Đoàn Thị Dung nói hoạt động của trường Thanh Nguyên mỗi tháng thu về lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng. Bà Dung còn một mực khẳng định Công ty Thanh Nguyên không nợ nần như người ta tố cáo, nên không chấp nhận quyết định tuyên bố phá sản số 01 ngày 18/01/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết: 

Những người lỡ cho bà Đoàn Thị Dung vay mượn tiền xây trường đang lo lắng tột độ.
"Những khoản tiền chính xác để tính ra, chúng tôi tính là 40 tỷ đồng. Và những khoản nợ này chúng tôi có thế chấp tài sản là gần như hết rồi. Nếu như nói thiếu nợ mà dẫn tới phá sản thì không có đâu!",
Ông Lương Quốc Bảo, thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Nguyên (góp vốn 30%) nghi ngờ có sự mập mờ trong quá trình vay nợ và thu chi của giám đốc Đoàn Thị Dung. Thời điểm mới xây trường, khi vay ngân hàng VP Bank 20 tỷ đồng, bà Dung có thông qua thành viên công ty; nhưng lúc vay ông Nguyễn Đức Quang và các cá nhân khác với các khoản tiền “khủng” lớn gấp nhiều lần tài sản của công ty - thì lại không thông qua các thành viên, trong khi lúc đó đầu tư xây trường chỉ cần vài chục tỷ. Bà Dung đã dùng vào việc gì hay chuyển đi đâu cũng cần các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người liên quan. 

 "Tôi đề nghị các cấp xem xét lại hoặc kiểm toán vào xem. Nếu thực sự bà Dung đã vay của một số người bên ngoài như thế nào mà khoản tiền lên đến 150 tỷ thì cũng xác minh làm rõ số tiền dư 120 tỷ đi về đâu, thì nó sẽ ra hết. Mời kiểm toán vào kiểm tra quá trình xây dựng trường từ ban đầu như thế nào, thiết bị vật tư ra sao, là mình làm rõ ngay thôi", ông Lương Quốc Bảo lên tiếng.
Sau vụ xô xát xảy ra ngày 23/3 giữa quản tài viên thi hành án phá sản và nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Nguyên, đến nay do tính chất nợ nần còn nhiều phức tạp, nên việc thi hành quyết định phá sản đối với Công ty Thanh Nguyên vẫn chưa có tín hiệu gì khả quan. Tỉnh Bình Thuận cũng đang rối bời trước các hệ lụy khi chủ đầu tư của ngôi trường tư thục thuộc hàng tốp đầu của tỉnh bị tuyên bố phá sản./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trường Thanh Nguyên phá sản: Đảm bảo hoạt động của trường
Trường Thanh Nguyên phá sản: Đảm bảo hoạt động của trường

VOV.VN - Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận cho biết quan điểm vẫn giữ nguyên hoạt động của trường Thanh Nguyên, không tiến hành việc điều chuyển học sinh

Trường Thanh Nguyên phá sản: Đảm bảo hoạt động của trường

Trường Thanh Nguyên phá sản: Đảm bảo hoạt động của trường

VOV.VN - Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận cho biết quan điểm vẫn giữ nguyên hoạt động của trường Thanh Nguyên, không tiến hành việc điều chuyển học sinh

Bình Thuận: Trường Thanh Nguyên không chấp nhận phá sản
Bình Thuận: Trường Thanh Nguyên không chấp nhận phá sản

VOV.VN - Vụ phá sản và giải thể Trường mầm non - tiểu học Thanh Nguyên diễn biến phức tạp khi công ty chủ quản của trường không chấp nhận phá sản.

Bình Thuận: Trường Thanh Nguyên không chấp nhận phá sản

Bình Thuận: Trường Thanh Nguyên không chấp nhận phá sản

VOV.VN - Vụ phá sản và giải thể Trường mầm non - tiểu học Thanh Nguyên diễn biến phức tạp khi công ty chủ quản của trường không chấp nhận phá sản.

Trường Thanh Nguyên phá sản: Cần bảo vệ quyền lợi của học sinh
Trường Thanh Nguyên phá sản: Cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

VOV.VN - Tỉnh Bình Thuận yêu cầu Chi cục Thi hành án và TAND TP Phan Thiết đảm bảo cho học sinh trường Thanh Nguyên hoàn thành chương trình năm học

Trường Thanh Nguyên phá sản: Cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

Trường Thanh Nguyên phá sản: Cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

VOV.VN - Tỉnh Bình Thuận yêu cầu Chi cục Thi hành án và TAND TP Phan Thiết đảm bảo cho học sinh trường Thanh Nguyên hoàn thành chương trình năm học