Nợ rừng khi nào mới trả?

VOV.VN - Món nợ “trồng rừng” trả lại màu xanh cho Tây Nguyên chưa biết khi nào mới trả xong.

Tình trạng loạn các dự án “ăn rừng” ở Tây Nguyên, khiến hàng trăm nghìn ha rừng ở khu vực này bị phá chỉ trong vài năm. Việc mất rừng đã có thể được hạn chế, nếu các dự án thực hiện nghiêm túc việc trồng bù rừng thay thế theo đúng quy định của pháp luật. Song, việc này ở Tây Nguyên đang gặp một loạt rào cản: thiếu vốn, tranh chấp đất đai… và cả sự thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương.

Với một loạt công trình thủy điện cùng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, dự án kinh doanh có sử dụng đất rừng, Đắc Nông - tỉnh phía Nam Tây Nguyên, là địa phương có diện tích rừng buộc phải trồng bù nhiều nhất, với hơn 8.000 ha. Nhưng 2 năm qua, toàn tỉnh mới trồng được vỏn vẹn 124 ha. 

 

Trọc lóc ở những khu tái định cư thuỷ điện Đồng Nai 3.

Ông Nguyễn Đức Luyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Nông, giãi bày, thông tư hướng dẫn trồng rừng thay thế của Bộ NN-PTNT ban hành năm 2013, thời gian quá gấp để địa phương trồng rừng với diện tích lớn: “Không chỉ chúng tôi mà cả các chủ rừng, các nhà đầu tư cũng đều rất bị động, không chủ động được các điều kiện cần và đủ để thực hiện trồng rừng thay thế. Và ở Đắc Nông cái khó là quỹ đất không xử lý được, vì đang tranh chấp, người dân đang quản lý sử dụng; qua kiểm kê rừng chúng tôi mới xác định chính thức là còn 50 nghìn ha nữa. Nếu thỏa thuận được đất thời gian cũng mất rất lâu, là phải xác định được các hành vi lấn chiếm để xử theo pháp luật, cái nào thì xử lý hành chính, cái nào thì khắc phục hậu quả, việc này không thể làm nhanh được. Và nếu như cứ làm, trồng rừng xuống dân lại ra phá, do đó hiệu quả không cao”.

Với Kon Tum, tỉnh dẫn đầu Tây Nguyên về trồng rừng thay thế, cũng chỉ trồng chưa được 400 ha trong tổng số gần 2.800 ha buộc phải trồng bù rừng.

Ông Nguyễn Kim Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum, cho biết, đó là tỉnh giao trách nhiệm trực tiếp cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ chủ động trồng rừng. Nếu để các chủ đầu tư tự trồng chưa biết khi nào mới có rừng: “UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo làm thử nghiệm rồi, Sở cũng đã giới thiệu đất cho một số đơn vị rồi, nhưng không làm được. Các doanh nghiệp không có chức năng và không có kinh nghiệm thực hiện về lâm nghiệp, trong khi thời gian trồng rừng phải dài tới 4 năm và nhiều rủi ro, thứ hai là diện tích manh mún ở vùng sâu vùng xa, do đó các đơn vị không thực hiện được”.

Đó chưa phải là lý do chính khiến các tỉnh Tây Nguyên chậm trễ trồng rừng thay thế để trả lại những diện tích rừng đã mất khi xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi... Nguyên nhân cơ bản là các địa phương không thu đủ nguồn vốn dành cho công tác này. Điển hình như tại Gia Lai, đến mùa mưa này, tỉnh chưa trồng được một ha rừng thay thế nào trong tổng diện tích phải trồng hơn 2.700 ha.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Đào Xuân Liên, cho biết, 2 năm qua liên tục hạn hán, các thủy điện hụt thu nên chậm nộp tiền trồng bù rừng. Còn các dự án công trình công cộng, an ninh quốc phòng… chiếm diện tích rừng lớn, tổng cộng trên 2000 ha, vẫn chưa thấy kế hoạch bổ sung vốn.

Ông Đào Xuân Liên nói : “Thủy lợi Ya Mơ một nghìn mấy trăm ha, không bố trí tiền giao tỉnh trồng làm sao được. Liên quan an ninh quốc phòng, đường Đông Trường Sơn, nói nhưng mà không bố trí vốn, kế hoạch không bố trí, tài chính không bố trí, tức là làm nhưng thiếu sự phối hợp, để bây giờ cứ chỉ qua chỉ lại, bảo tỉnh không hoàn thành? Mà nếu có bố trí cho 15 triệu đồng/ha thì cũng không thể trồng được”.

Những dự án đang triển khai mà còn như vậy thì rất nhiều dự án đã hoàn thành lại càng khó được bố trí vốn từ ngân sách để trồng bù rừng cho Tây Nguyên. Trong khi đó, suất đầu tư trồng rừng theo đơn giá Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha rừng phòng hộ, 10 triệu đồng cho 1 ha rừng sản xuất, là quá thấp không đủ để trồng rừng. 

Tại Đắc Lắc, mấy năm trước, nhờ có Dự án Flích (vốn vay từ Ngân hàng phát triển châu Á) hỗ trợ 1.000 USD cho 1 ha, mà mỗi năm tỉnh này trồng được trên 3.000 ha rừng. Năm nay, dự án Flích kết thúc, Đắc Lắc chỉ đặt kế hoạch trồng rừng 1.700 ha (trong đó vốn nhà nước trồng 50ha), nhưng đã sắp hết mùa mưa, toàn tỉnh mới trồng được khoảng 700ha.

Theo ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục lâm nghiệp Đắc Lắc, ngay cả khi tìm đủ vốn nhiều đơn vị cũng khó trồng rừng vì đất tranh chấp. Như tại Công ty lâm nghiệp Cư Mlanh (huyện Ea Súp), kế hoạch trồng 100 ha mà 2 năm qua không thực hiện được. Công ty lâm lâm nghiệp Chư Pảh (huyện Ea H’leo) cũng chỉ trồng được 20 ha rừng trong tổng số 100 ha đã bố trí vốn.

Trồng rừng thay thế thì chậm trễ, việc trồng rừng phủ xanh cho những vùng bị phá trái phép cũng tràn ngập khó khăn. Món nợ “trồng rừng” trả lại màu xanh cho Tây Nguyên chưa biết khi nào mới trả xong. 

Ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục lâm nghiệp Đắc Lắc, nói: “Dự án mà để mất rừng buộc phải trồng phủ xanh lại, nhưng nói thật ngay cả các công ty lâm nghiệp có lực lượng chuyên trách mà quản không nổi, vẫn để mất rừng, nên cũng khó quy trách nhiệm. Đất dân lấn chiếm, bây giờ mình tổ chức trồng lại rừng, nhưng khi giải tỏa để trồng rừng thì dân kéo ra đánh công nhân. Nếu chính quyền mà can thiệp làm nghiêm sợ gây điểm nóng, mà làm nương tay thì dân “được đằng chân lân đằng đầu”. Đây là cái tồn tại khó khăn dai dẳng nhất mà bây giờ rất là nan giải; nói thì ai cũng nói được, mà triển khai làm thực tế thì cả vấn đề”.

Đến giữa năm nay, toàn vùng Tây Nguyên mới trồng được 1 nghìn ha rừng thay thế trong kế hoạch gần 16 nghìn ha buộc phải trồng bù. Việc trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất cũng không đáng kể so với những gì đã mất. Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, mỗi năm cả nước tăng thêm khoảng 2 triệu m3 gỗ từ rừng trồng, nhưng Tây Nguyên gần như không có đóng góp gì. Lâm nghiệp Việt Nam năm nay sẽ đạt ngưỡng xuất khẩu 7 tỷ USD, điều vô lý là sản phẩm của Tây Nguyên rất ít, dù chiếm tới 1/3 diện tích đất lâm nghiệp toàn quốc. Đây quả là cái giá quá đắt cho sự phát triển ở Tây Nguyên, mà nợ rừng chưa biết khi nào mới trả?  Món nợ này đang đòi hỏi sự chung tay của chính quyền địa phương với doanh nghiệp và các bộ ngành Trung ương, để sớm trả lại màu xanh cho Tây Nguyên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao không ngăn chặn được nạn phá rừng đầu nguồn?
Vì sao không ngăn chặn được nạn phá rừng đầu nguồn?

VOV.VN - Công tác quản lý và bảo vệ rừng tại vùng giáp ranh gặp rất nhiều khó khăn, trung bình mỗi nhân viên quản lý khoảng 700 ha rừng.

Vì sao không ngăn chặn được nạn phá rừng đầu nguồn?

Vì sao không ngăn chặn được nạn phá rừng đầu nguồn?

VOV.VN - Công tác quản lý và bảo vệ rừng tại vùng giáp ranh gặp rất nhiều khó khăn, trung bình mỗi nhân viên quản lý khoảng 700 ha rừng.

Họp HĐND tỉnh Bình Thuận: Nóng chuyện phá rừng và ô nhiễm môi trường
Họp HĐND tỉnh Bình Thuận: Nóng chuyện phá rừng và ô nhiễm môi trường

VOV.VN -Tình trạng phá rừng và ô nhiễm môi trường là hai vấn đề nóng được các đại biểu chất vấn tại kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Thuận khóa IX.

Họp HĐND tỉnh Bình Thuận: Nóng chuyện phá rừng và ô nhiễm môi trường

Họp HĐND tỉnh Bình Thuận: Nóng chuyện phá rừng và ô nhiễm môi trường

VOV.VN -Tình trạng phá rừng và ô nhiễm môi trường là hai vấn đề nóng được các đại biểu chất vấn tại kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Thuận khóa IX.

Tỉnh ủy Đắc Nông chỉ đạo làm rõ điểm nóng phá rừng
Tỉnh ủy Đắc Nông chỉ đạo làm rõ điểm nóng phá rừng

VOV.VN - Thường trực Tỉnh ủy Đắc Nông giao chỉ đạo các sở ngành liên quan thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Tỉnh ủy Đắc Nông chỉ đạo làm rõ điểm nóng phá rừng

Tỉnh ủy Đắc Nông chỉ đạo làm rõ điểm nóng phá rừng

VOV.VN - Thường trực Tỉnh ủy Đắc Nông giao chỉ đạo các sở ngành liên quan thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Xói lở bờ biển do khai thác cát và chặt phá rừng đầu nguồn?
Xói lở bờ biển do khai thác cát và chặt phá rừng đầu nguồn?

VOV.VN - Nguyên nhân gây xói lở bờ biển là do nạn khai thác cát quá mức, tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn làm suy giảm bùn cát từ thượng lưu. 

Xói lở bờ biển do khai thác cát và chặt phá rừng đầu nguồn?

Xói lở bờ biển do khai thác cát và chặt phá rừng đầu nguồn?

VOV.VN - Nguyên nhân gây xói lở bờ biển là do nạn khai thác cát quá mức, tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn làm suy giảm bùn cát từ thượng lưu.