Ông Nguyễn Sỹ Dũng: Công an Hưng Yên đang hình sự hóa chuyện dân sự

VOV.VN - Việc Giám đốc công an Hưng Yên điều tra, truy tố các tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT quốc lộ 5 (Hưng Yên) là không đúng, không hiểu vấn đề.

Nhiều ngày qua, trạm thu phí QL5 có thời điểm phải xả trạm vì tài xế trả tiền lẻ khi qua trạm gây ùn tắc giao thông.

Sau khi tài xế lái xe, một số doanh nghiệp phản ứng trạm thu phí số 1 trên tuyến QL5 (Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên) trong những ngày vừa qua, ngày 7/9, trả lời phóng viên một số cơ quan báo chí, Đại tá Đỗ Đình Hào, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, cơ quan công an tỉnh đang điều tra làm rõ hành vi gây rối an ninh trật tự tại trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 (đoạn qua địa phận huyện Văn Lâm, Hưng Yên).

Đại tá Hào khẳng định công an tỉnh đã làm việc với một số lái xe. “Chúng tôi đang khẩn trương điều tra xem ai là người kích động các lái xe phản đối. Nếu đủ căn cứ sẽ tiến hành khởi tố về hành vi gây rối, kích động”.

Tiền có mệnh giá 500 đồng dùng qua trạm thu phí QL5.

Theo Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên, công an xác định có hành vi cố tình gây rối, mất an ninh trật tự của một số lái xe ở trạm thu phí quốc lộ 5. Việc này cần phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Sỹ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, việc điều tra, truy tố các tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT quốc lộ 5 (Hưng Yên) là không đúng, không hiểu vấn đề.

“Cái đó không cấu thành tội phạm. Nó phải nằm trong Bộ Luật hình sự quy định. Chỉ có những hành vi được quy định trong Bộ Luật hình sự mới cấu thành tội phạm, Giám đốc công an một tỉnh mà nói như vậy tôi cho là không nắm tốt Luật Hình sự. Anh không thể hình sự hóa một hành vi mà nó không thể cấu thành tội phạm”, TS Nguyễn Sỹ Dũng phân tích.

Ông Dũng cho rằng, Công an Hưng Yên điều tra việc dùng tiền qua trạm BOT quốc lộ 5 là không hiểu vấn đề.

Việc dùng tiền lẻ khi qua trạm thu phí không cấu thành tội phạm vì không được quy định trong Bộ luật Hình sự.

“Chúng ta phải xem động cơ là gì, động cơ mà người ta kêu gọi để chống lại bất công thì đó không thể cấu thành tội Hình sự. Còn động cơ kêu gọi để phá rối, để gây mất ổn định thì lúc ấy mới cấu thành tội hình sự.Tôi không nghĩ việc dùng tiền lẻ qua trạm thu nó cấu thành tội hình sự, động cơ phá rối mất mất trật tự thì mới cấu thành tội. Anh không thể hình sự hóa một hành vi không phạm luật. Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên trả lời như vậy tôi cho rằng không hiểu vấn đề, họ đang hình sự hóa câu chuyện dân sự".

Cùng quan điểm trên, Luật sư Trương Thanh Đức- Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, cho rằng việc công an Hưng Yên điều tra dấu hiệu vi phạm của người đưa tiền lẻ mục đích không vì người dân, hoàn toàn máy móc và lý thuyết.

Luật sư Trương Thanh Đức- Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico: Việc công an Hưng Yên điều tra dấu hiệu vi phạm của người đưa tiền lẻ mục đích không vì người dân, hoàn toàn máy móc và lý thuyết.

“Không nên hình sự hóa các quan hệ dân sự để cho sự việc phức tạp thêm. Thậm chí Bộ Luật Hình sự còn quy định cụ thể, làm chết người có thể là không có tội, nếu như đó là phòng vệ chính đáng, nếu như đó là tình thế cấp thiết. Mà tội giết người đặc biệt nghiêm trọng như thế, thế thì việc trả tiền lẻ này có dấu hiệu của việc gây rối, mất trật tự giao thông không? Nhưng nhìn vào sâu xa, bản chất của vấn đề thì người ta đã hành xử thứ nhất là đúng luật, dùng tiền lẻ hay tiền chẵn đều đúng luật cả. Tâm lý người ta không ai muốn mất thời gian, không muốn tắc đường, bị chậm mà chỉ muốn nhanh chóng để đi. Thế nhưng vì người ta thấy quá bức xúc, quá bất hợp lý, quá vô lý thì phải hành xử như vậy, phản ứng một cách ôn hòa, hợp pháp, nhẹ nhàng”, Luật sư Đức phân tích.

Theo Luậtt sư Trương Thanh Đức, cần phải giải quyết để tháo gỡ những xung đột ấy chứ đây hành động đó như là “đổ thêm dầu vào lửa”, gây ra căng thẳng.

“Bản thân tôi cũng sẽ sẵn sàng tiếp tục đứng ra phản đối bằng cách đấy. Tôi tin rằng các doanh nghiệp, tài xế cả nước đều sẵn sàng gây rối, vi phạm để bị xử lý nếu công an làm vụ việc trái lòng dân, trái nguyên tắc chung như vậy”, Luật sư Đức cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đi 500 m phải trả phí BOT toàn tuyến: Xem xét giảm phí nhiều loại xe
Đi 500 m phải trả phí BOT toàn tuyến: Xem xét giảm phí nhiều loại xe

VOV.VN - Bất cập tại dự án đầu tư QL91 và QL91B theo hình thức BOT đang được Bộ GTVT và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ từng bước tháo gỡ.

Đi 500 m phải trả phí BOT toàn tuyến: Xem xét giảm phí nhiều loại xe

Đi 500 m phải trả phí BOT toàn tuyến: Xem xét giảm phí nhiều loại xe

VOV.VN - Bất cập tại dự án đầu tư QL91 và QL91B theo hình thức BOT đang được Bộ GTVT và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ từng bước tháo gỡ.

VN trong tuần: 6 dự án BOT giao thông phê duyệt sai hơn 451 tỷ đồng
VN trong tuần: 6 dự án BOT giao thông phê duyệt sai hơn 451 tỷ đồng

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước phản hồi kết luận của TTCP; Khởi tố nguyên Phó Thống đốc NHNN; U22 Việt Nam không liên quan nghi vấn bán độ tại SEA Games 29...

VN trong tuần: 6 dự án BOT giao thông phê duyệt sai hơn 451 tỷ đồng

VN trong tuần: 6 dự án BOT giao thông phê duyệt sai hơn 451 tỷ đồng

VOV.VN -Ngân hàng Nhà nước phản hồi kết luận của TTCP; Khởi tố nguyên Phó Thống đốc NHNN; U22 Việt Nam không liên quan nghi vấn bán độ tại SEA Games 29...

Bất cập từ các trạm BOT: Ưu tiên lợi ích nhà đầu tư hay vì dân?
Bất cập từ các trạm BOT: Ưu tiên lợi ích nhà đầu tư hay vì dân?

VOV.VN - Ưu tiên lợi ích của nhà đầu tư hay lợi ích của nhân dân? Bởi đằng sau đó là lòng dân; là sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô.

Bất cập từ các trạm BOT: Ưu tiên lợi ích nhà đầu tư hay vì dân?

Bất cập từ các trạm BOT: Ưu tiên lợi ích nhà đầu tư hay vì dân?

VOV.VN - Ưu tiên lợi ích của nhà đầu tư hay lợi ích của nhân dân? Bởi đằng sau đó là lòng dân; là sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô.

Bộ Giao thông vận tải đã “phù phép” các dự án BOT như thế nào?
Bộ Giao thông vận tải đã “phù phép” các dự án BOT như thế nào?

VOV.VN - Sự bất hợp lý của hàng loạt dự án BOT trách nhiệm đầu tiên là Bộ GTVT khi cố biến các dự án BOT không khả thi thành khả thi để thực hiện.

Bộ Giao thông vận tải đã “phù phép” các dự án BOT như thế nào?

Bộ Giao thông vận tải đã “phù phép” các dự án BOT như thế nào?

VOV.VN - Sự bất hợp lý của hàng loạt dự án BOT trách nhiệm đầu tiên là Bộ GTVT khi cố biến các dự án BOT không khả thi thành khả thi để thực hiện.

Kết luận thanh tra BOT giao thông: Phê duyệt sai hàng trăm tỷ đồng   ​
Kết luận thanh tra BOT giao thông: Phê duyệt sai hàng trăm tỷ đồng ​

VOV.VN - TTCP vừa chỉ ra hàng loạt sai phạm tại các dự án BOT giao thông: trạm thu phí có khoảng cách bất hợp lý, mức phí cao, không đi cũng bị đè ra thu phí.

Kết luận thanh tra BOT giao thông: Phê duyệt sai hàng trăm tỷ đồng   ​

Kết luận thanh tra BOT giao thông: Phê duyệt sai hàng trăm tỷ đồng ​

VOV.VN - TTCP vừa chỉ ra hàng loạt sai phạm tại các dự án BOT giao thông: trạm thu phí có khoảng cách bất hợp lý, mức phí cao, không đi cũng bị đè ra thu phí.

Khi BOT đặt hiệu quả tài chính trên tác động xã hội
Khi BOT đặt hiệu quả tài chính trên tác động xã hội

VOV.VN - “Dự án không khả thi là chuyện bình thường, nếu không khả thi thì đừng làm, hay dự án ít khả thi thì phải có sự hỗ trợ".

Khi BOT đặt hiệu quả tài chính trên tác động xã hội

Khi BOT đặt hiệu quả tài chính trên tác động xã hội

VOV.VN - “Dự án không khả thi là chuyện bình thường, nếu không khả thi thì đừng làm, hay dự án ít khả thi thì phải có sự hỗ trợ".

BOT “mọc nhiều như nấm”: Ai chịu gánh nặng nhất?
BOT “mọc nhiều như nấm”: Ai chịu gánh nặng nhất?

VOV.VN -Chính những người dân nghèo chứ không phải ai khác là đối tượng đang phải chịu nhiều thiệt thòi nhất do các dự án BOT mọc lên nhiều như “nấm sau mưa”.

BOT “mọc nhiều như nấm”: Ai chịu gánh nặng nhất?

BOT “mọc nhiều như nấm”: Ai chịu gánh nặng nhất?

VOV.VN -Chính những người dân nghèo chứ không phải ai khác là đối tượng đang phải chịu nhiều thiệt thòi nhất do các dự án BOT mọc lên nhiều như “nấm sau mưa”.