Sách giáo khoa hướng dẫn sử dụng phần mềm có hình “đường lưỡi bò”:

Phải quy rõ trách nhiệm để không xảy ra sai sót tương tự

VOV.VN -Earth Explorer là một trong những phần mềm sử dụng kèm theo hướng dẫn sách giáo khoa trong bài “Học địa lý thế giới” với 4 tiết học.

Thông tin phần mềm tin học Earth Explorer dành cho học sinh trung học cơ sở có hình ảnh “đường lưỡi bò” được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường 5 năm nay mới bị phát hiện khiến nhiều chuyên gia giáo dục và các nhà sử học ngạc nhiên, lo lắng. Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị dừng sử dụng phần mềm này trong dạy tin học nhưng nhiều chuyên gia cho rằng cần phải quy rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị để xảy ra vụ việc, nhằm tránh những sai sót tương tự trong sách giáo khoa.

Earth Explorer là một trong những phần mềm sử dụng kèm theo hướng dẫn sách giáo khoa trong bài “Học địa lý thế giới” với thời lượng 4 tiết học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép áp dụng từ năm 2007. Những người làm sách và tuyển chọn phần mềm đã không kiểm soát được nội dung của Earth Explorer nên suốt 5 năm qua, học sinh Việt Nam đã sử dụng phần mềm này để học tập mà không biết rằng bên trong có in “đường lưỡi bò” theo cách vẽ mang ý đồ riêng của Trung Quốc.

Phần mềm Earth Explorer hiện rõ "đường lưỡi bò" khi xem đường biên giới các quốc gia.  - Ảnh: Dân trí

Các chuyên gia giáo dục, nhà sử học cho rằng, đây là sai sót rất nặng nề, ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức về chủ quyền quốc gia. Dù bản đồ này chỉ để học sinh rèn luyện kỹ năng khai thác, sử dụng phần mềm máy tính để xem bản đồ thì sai sót này cũng là điều khó chấp nhận. 

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Văn Như Cương bày tỏ: "Tất cả mọi người dân ta đều biết cái chuyện lưỡi bò là như thế nào. Tôi không ngờ là chuyện này lại xảy ra trong sách của Bộ Giáo dục của Nhà Xuất bản Giáo dục. Tôi rất ngạc nhiên là bởi, chẳng lẽ thầy giáo chúng ta hay cán bộ giáo dục chúng ta lại không để ý đến những vấn đề chính trị rất quan trọng như thế. Tôi cho đây là một khuyết điểm nữa về vấn đề quản lý, nhất là trong những tài liệu giảng dạy. Như thế là quản lý hết sức lỏng lẻo và vô trách nhiệm".

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đình Lê, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lý do mà đơn vị cung cấp phần mềm này và thành viên tổ soạn thảo đưa ra để biện minh cho sai sót của mình như: các phần mềm chọn đều là miễn phí hoặc bản DEMO do không có tiền mua bản quyền, hoặc chỉ là một phần mềm minh họa... chỉ là ngụy biện. Bởi lẽ, vai trò của người soạn thảo, cơ quan quản lý là phải kiểm duyệt chặt chẽ nội dung sách và các phần mềm liên quan trước khi xuất bản, vì sản phẩm dành cho giáo dục khác với bất cứ sản phẩm tiêu dùng nào khác là liên quan đến nhận thức của người học.

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Văn Như Cương: "Tôi cho đây là một khuyết điểm nữa về vấn đề quản lý, nhất là trong những tài liệu giảng dạy. Như thế là quản lý hết sức lỏng lẻo và vô trách nhiệm".

Đồng tình với quan điểm này, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, đây là sai sót rất đáng trách của nhóm biên soạn và cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, cần phải quy rõ trách nhiệm đối với các cá nhân, đơn vị liên quan để tránh xảy ra những lỗi tương tự trong sách giáo khoa của Việt Nam.

"Cái sai đầu tiên là của nhóm biên soạn, nhưng quan trọng hơn, đứng về góc độ quản lý là của cơ quan phát hành, cơ quan thông qua và đã đưa vào chương trình. Vì thế tôi nghĩ rằng có lẽ trách nhiệm của cơ quan quản lý còn nặng nề hơn trách nhiệm của cơ quan soạn thảo. Còn những người soạn thảo thì phải tìm rõ xem nguyên nhân chính là gì, do họ thiếu cảnh giác, họ đơn giản, không loại trừ khả năng họ gài vào đấy. Nếu chúng ta không làm nghiêm thì sẽ dễ lặp lại những sai lầm như thế" - nhà sử học Dương Trung Quốc đưa ý kiến.

Từ vụ việc phần mềm tin học Earth Explorer có hình ảnh “đường lưỡi bò” được sử dụng trong học tập cho học sinh cho thấy, cơ quan quản lý nhà nước cần chấn chỉnh và quản lý nghiêm hoạt động xuất bản phẩm giáo dục, đặc biệt là những nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia. Quan trọng hơn, ngành Giáo dục và Đào tạo nên có chương trình bổ sung kiến thức cho học sinh về địa lý và lịch sử, trong đó phân tích “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ ra là phi pháp, xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Tất cả học sinh Việt Nam phải được học và nhận thức đúng đắn về chủ quyền quốc gia trên Biển Đông ngay từ trong trường học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm học giả Trung Quốc yêu cầu bỏ ‘đường lưỡi bò’
Thêm học giả Trung Quốc yêu cầu bỏ ‘đường lưỡi bò’

Nhiều bạn đọc của trang mạng Sina Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ học giả này.

Thêm học giả Trung Quốc yêu cầu bỏ ‘đường lưỡi bò’

Thêm học giả Trung Quốc yêu cầu bỏ ‘đường lưỡi bò’

Nhiều bạn đọc của trang mạng Sina Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ học giả này.

Tịch thu bản đồ in đường lưỡi bò của du khách Trung Quốc
Tịch thu bản đồ in đường lưỡi bò của du khách Trung Quốc

VOV.VN -2 du khách Trung Quốc mang bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” và ấn phẩm in thiếu hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào Việt Nam

Tịch thu bản đồ in đường lưỡi bò của du khách Trung Quốc

Tịch thu bản đồ in đường lưỡi bò của du khách Trung Quốc

VOV.VN -2 du khách Trung Quốc mang bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” và ấn phẩm in thiếu hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào Việt Nam

Không đóng dấu lên hộ chiếu có in “đường lưỡi bò”
Không đóng dấu lên hộ chiếu có in “đường lưỡi bò”

(VOV) - Việt Nam tạo điều kiện cho du khách Trung Quốc nhập cảnh, đồng thời thể hiện rõ chính kiến về vấn đề này.

Không đóng dấu lên hộ chiếu có in “đường lưỡi bò”

Không đóng dấu lên hộ chiếu có in “đường lưỡi bò”

(VOV) - Việt Nam tạo điều kiện cho du khách Trung Quốc nhập cảnh, đồng thời thể hiện rõ chính kiến về vấn đề này.

Nhiều học giả quốc tế chỉ trích yêu sách "đường lưỡi bò"
Nhiều học giả quốc tế chỉ trích yêu sách "đường lưỡi bò"

(VOV) - Mọi biện pháp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông chỉ thực sự có hiệu quả khi luật pháp quốc tế được tuân thủ và lòng tin trở lại.

Nhiều học giả quốc tế chỉ trích yêu sách "đường lưỡi bò"

Nhiều học giả quốc tế chỉ trích yêu sách "đường lưỡi bò"

(VOV) - Mọi biện pháp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông chỉ thực sự có hiệu quả khi luật pháp quốc tế được tuân thủ và lòng tin trở lại.

Yêu cầu dừng ngay bài giảng có “đường lưỡi bò”
Yêu cầu dừng ngay bài giảng có “đường lưỡi bò”

Bộ Giáo dục - Đào tạo thừa nhận trong phần mềm Earth Explorer có "đường lưỡi bò".

Yêu cầu dừng ngay bài giảng có “đường lưỡi bò”

Yêu cầu dừng ngay bài giảng có “đường lưỡi bò”

Bộ Giáo dục - Đào tạo thừa nhận trong phần mềm Earth Explorer có "đường lưỡi bò".

Loại bỏ bài học địa lý có “đường lưỡi bò”
Loại bỏ bài học địa lý có “đường lưỡi bò”

Thông tin từ các giáo viên tin học và một số chuyên viên công nghệ thông tin đều xác nhận có “đường lưỡi bò” trong phần mềm.

Loại bỏ bài học địa lý có “đường lưỡi bò”

Loại bỏ bài học địa lý có “đường lưỡi bò”

Thông tin từ các giáo viên tin học và một số chuyên viên công nghệ thông tin đều xác nhận có “đường lưỡi bò” trong phần mềm.