Phần lớn lao động Việt Nam ở nước ngoài không được bảo vệ

(VOV) -ILO đề nghị công đoàn Việt Nam đóng vai trò tích cực hơn trong bảo vệ người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Từ 25-27/2 tại Thanh Hóa, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề: “Vai trò của công đoàn trong công tác bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài”.

Theo Ban Chính sách Pháp luật thuộc TLĐLĐVN, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hiện nay phần lớn không được tổ chức công đoàn bảo vệ, do thiếu cơ chế và nguồn lực thực hiện. Đại diện TLĐLĐVN cũng thừa nhận, đây là một vấn đề đang tồn tại cần sớm được giải quyết trong thời gian tới.

Công đoàn có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp đỡ người lao động làm việc ở nước ngoài vượt qua những khó khăn cơ bản trước khi xuất cảnh, trong quá trình làm việc ở nước ngoài cũng như sau khi trở về nước. 

Ông Pong – Sul Ahn, chuyên gia cao cấp của ILO khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Người lao động vẫn phải trả những chi phí ngoài luồng để có thể đi làm việc ở nước ngoài. Song công việc họ sẽ làm khi đến nước tiếp nhận lại khác với loại hình công việc mà họ được thông tin trước khi xuất cảnh. Công đoàn có thể giúp người lao động tìm đến những tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có những đơn hàng tốt với chi phí phù hợp”.

Theo chuyên gia, mặc dù bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một thách thức đối với các tổ chức công đoàn, do năng lực hạn chế về tài chính, nhân lực và không thuộc các thỏa thuận ký kết giữa các chính phủ, song đây vẫn là một nhiệm vụ có thể thực hiện được. 

Ông Pong – Sul Ahn cũng cho biết thêm: “Cần phải sửa đổi lại luật pháp và vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ người lao động làm việc ở nước ngoài cần được luật hóa. Chương trình hợp tác giữa công đoàn Việt Nam và công đoàn các nước tiếp nhận lao động cũng cần được đẩy mạnh”.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hàng năm Việt Nam đưa khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo kế hoạch, Việt Nam dự định đẩy mạnh xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2013 – 2015, với mục tiêu mỗi năm đưa được 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là một chiến lược xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập đối với nhiều cá nhân và gia đình nghèo tại Việt Nam.

Hàng năm, người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài gửi về nước khoảng 1,8 đến 2 tỷ USD. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về cũng có nhiều đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với kỹ năng tay nghề, kiến thức, kinh nghiệm, nhận thức về văn hóa, xã hội học hỏi và tích lũy trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Sôi động thị trường lao động đầu năm
Hà Nội: Sôi động thị trường lao động đầu năm

(VOV) - Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, đã có 50 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng được 200 lao động. 

Hà Nội: Sôi động thị trường lao động đầu năm

Hà Nội: Sôi động thị trường lao động đầu năm

(VOV) - Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, đã có 50 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng được 200 lao động. 

Tăng cường chăm lo, bảo vệ người lao động
Tăng cường chăm lo, bảo vệ người lao động

(VOV) -Các hoạt động xã hội của công đoàn đã chăm lo tốt hơn đời sống của người lao động.

Tăng cường chăm lo, bảo vệ người lao động

Tăng cường chăm lo, bảo vệ người lao động

(VOV) -Các hoạt động xã hội của công đoàn đã chăm lo tốt hơn đời sống của người lao động.

5.400 lao động Việt Nam có thể trở lại Hàn Quốc làm việc
5.400 lao động Việt Nam có thể trở lại Hàn Quốc làm việc

(VOV) -Số lao động về nước đúng hạn kể từ 1/1/2010 trở lại đây và có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc.

5.400 lao động Việt Nam có thể trở lại Hàn Quốc làm việc

5.400 lao động Việt Nam có thể trở lại Hàn Quốc làm việc

(VOV) -Số lao động về nước đúng hạn kể từ 1/1/2010 trở lại đây và có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc.