“Phát thanh sẽ luôn là người sống sót cuối cùng”

VOV.VN - “Phát thanh sẽ luôn là người sống sót cuối cùng” là khẳng định của ông Dennis Wharton, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát thanh-Truyền hình Mỹ (NAB).

PV: Hiện nay Mỹ có trên 15.000 đài phát thanh với doanh thu 17,5 tỷ USD trong năm 2014. Những con số này nói lên điều gì về thực trạng của ngành công nghiệp phát thanh Mỹ, thưa ông?

Ông Dennis Wharton: Phát thanh vẫn là ngành kinh doanh phát triển mạnh và tạo ra nhiều lợi nhuận tại Mỹ. Trong số các đài phát thanh Mỹ thì khoảng 4.000 là đài phi thương mại, tức là đài công và 11.000 đài thương mại phát sóng AM và FM.  

Phóng viên VOV phỏng vấn Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát thanh-Truyền hình Mỹ Dennis Wharton. 

Các đài công hoạt động nhờ đóng góp tài chính của thính giả, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà tài trợ, và một phần nhỏ hỗ trợ của chính phủ, trong khi nguồn thu của các đài thương mại là quảng cáo của các doanh nghiệp. Do vậy mà có thể nói là hoạt động của các đài thương mại có liên quan mật thiết với tình hình kinh tế ở cả mức độ địa phương lẫn quốc gia.

Khoản doanh thu trên 17 tỷ USD từ quảng cáo trong năm qua chưa phải là cao vì nó phản ánh đúng thực trạng chưa hồi phục đầy đủ của kinh tế Mỹ. Tôi cho rằng tình hình kinh doanh của các đài thương mại sẽ tốt hơn rất nhiều vào năm tới do các hoạt động tranh cử tổng thống và Quốc hội.

PV: Vậy đâu là lợi thế cạnh tranh của phát thanh so với các loại hình truyền thông khác, hay nói một cách khác là phát thanh cần làm gì để tồn tại trong thời đại bùng nổ truyền thông hiện nay?

Ông Dennis Wharton: Điều tạo nên sự khác biệt của phát thanh so với các loại hình truyền thông và cung cấp nội dung khác chính là tính địa phương, tức là khả năng phục vụ một cộng đồng cụ thể nào đó, từ nhỏ đến lớn. Đây là yếu tố tối quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của phát thanh.

Tôi lấy ví dụ như đối với các đài địa phương thì những tin tức nội vùng là vô cùng quan trọng, chẳng hạn như thông tin về tình trạng khẩn cấp đang xảy ra tại khu vực đó như bão lũ, lốc xoáy, tắc đường, học sinh có được nghỉ học hôm nay do thời tiết xấu không, tình hình an ninh trật tự…Đó là những điều mà các phương tiện truyền thông khác như truyền hình hay báo mạng không thể bao quát được hết. Những người làm phát thanh địa phương sẽ hiểu rõ những gì mà thính giả của họ muốn nghe. 

Ông Denis cho rằng, điều tạo nên sự khác biệt của phát thanh so với các loại hình truyền thông và cung cấp nội dung khác chính là tính địa phương.

Cho dù là đài quốc gia hay địa phương thì chúng ta đều cần phải có nội dung hấp dẫn, nội dung mà thính giả muốn nghe, khiến họ phải bật đài để nghe, chẳng hạn như các ca khúc thịnh hành hay những tin tức ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Đối với cấp độ đài quốc gia thì đó là những tin tức về bầu cử, kinh tế…Nói tóm lại là chúng ta phải đảm bảo được 3 yếu tố: nội dung mà người nghe quan tâm, tính địa phương và tính giải trí.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tìm cách đa dạng hóa các loại hình cung cấp thông tin, đưa các chương trình phát thanh lên các thiết bị di động để đáp ứng nhu cầu nghe đài mọi lúc mọi nơi của thính giả, nhất là những thính giả trẻ.

Đó là lý do chúng tôi đang đẩy mạnh tích hợp các chương trình phát thanh FM vào điện thoại di động và máy tính bảng. Nhiều nhà mạng lớn của Mỹ như AT&T, T-Mobil, Sprint đã tích hợp chip FM vào điện thoại, tạo ra cơ hội kinh doanh khổng lồ cho các đài phát thanh.      

Ngoài nội dung thì một yếu tố khách quan nữa khiến phát thanh trở thành loại hình truyền thông hàng đầu nước Mỹ là người Mỹ di chuyển rất nhiều bằng ô tô. Chúng tôi gọi đây là nhóm “thính giả bất đắc dĩ” vì trên xe thì radio luôn là sự lựa chọn số 1.

PV:  Hiện nay, truyền thông đa phương tiện đang trở thành một xu thế, ông có cho rằng đây là phương hướng phát triển tất yếu của các hãng truyền thông? 

Trụ sở của Hiệp hội Phát thanh-Truyền hình Mỹ (NAB) tại Washington DC

Ông Dennis Wharton: Truyền thông đa phương tiện đang ngày một phổ biến tại Mỹ. Nhiều công ty truyền thông đang đẩy mạnh đưa các nội dung lên nhiều loại hình khác nhau như phát thanh, truyền hình, báo in và báo điện tử. Bằng cách này, chúng ta không những có thể tối đa hóa việc cung cấp nội dung, đảm bảo khai thác 100% lượng khán giả, thính giả và độc giả tiềm năng mà còn có thể mở rộng nguồn thu từ quảng cáo. 

PV:  Khi truyền hình trở nên phổ biến cách đây hơn nửa thế kỷ, người ta từng nói rằng ‘video sẽ giết chết radio’, nhưng thực tế thì phát thanh vẫn phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay. Đó là hiện tại, còn trong tương lai, ngành công nghiệp phát thanh sẽ phát triển như thế nào, thưa ông?

Ông Dennis Wharton: Hết lần này tới lần khác, người ta tuyên bố rằng radio đã tới ngày tàn sau khi điện ảnh, rồi đến truyền hình và bây giờ là internet được phát minh. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng radio luôn là “người sống sót cuối cùng”.

Hiện nay có tới gần 250 triệu người Mỹ nghe đài hàng tuần, con số kỷ lục từ trước tới nay, cho dù thời gian nghe đài có giảm đôi chút do sự cạnh tranh của các loại hình cung cấp nội dung khác. Chừng nào mà chúng ta đảm bảo được 3 yếu tố như tôi nói ở trên: nội dung hấp dẫn, tính địa phương và tính giải trí thì radio còn tồn tại và hưng thịnh, ít nhất là cho đến thế kỷ sau.      

Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát thanh Mỹ sống khỏe, có doanh thu quảng cáo rất cao
Phát thanh Mỹ sống khỏe, có doanh thu quảng cáo rất cao

VOV.VN - Sau hơn 50 năm, phát thanh Mỹ trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, hưởng doanh thu cao bất chấp cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình truyền thông khác.

Phát thanh Mỹ sống khỏe, có doanh thu quảng cáo rất cao

Phát thanh Mỹ sống khỏe, có doanh thu quảng cáo rất cao

VOV.VN - Sau hơn 50 năm, phát thanh Mỹ trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, hưởng doanh thu cao bất chấp cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình truyền thông khác.

Người làm nghề phát sóng phát thanh
Người làm nghề phát sóng phát thanh

VOV.VN -Càng tự hào hơn, người bạn đời cũng luôn sát cánh, cùng các con kế  tục nghiệp bố, góp phần nối dài cánh sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam

Người làm nghề phát sóng phát thanh

Người làm nghề phát sóng phát thanh

VOV.VN -Càng tự hào hơn, người bạn đời cũng luôn sát cánh, cùng các con kế  tục nghiệp bố, góp phần nối dài cánh sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam

VOV thúc đẩy hợp tác phát thanh-truyền hình với Myanmar và Ấn Độ
VOV thúc đẩy hợp tác phát thanh-truyền hình với Myanmar và Ấn Độ

VOV.VN -Đoàn công tác VOV thăm, làm việc với các cơ quan truyền thông của Myanmar và Ấn Độ để mở rộng và thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực phát thanh-truyền hình.

VOV thúc đẩy hợp tác phát thanh-truyền hình với Myanmar và Ấn Độ

VOV thúc đẩy hợp tác phát thanh-truyền hình với Myanmar và Ấn Độ

VOV.VN -Đoàn công tác VOV thăm, làm việc với các cơ quan truyền thông của Myanmar và Ấn Độ để mở rộng và thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực phát thanh-truyền hình.

Bác Hồ với Đài TNVN: Người sáng lập Đài phát thanh Quốc gia
Bác Hồ với Đài TNVN: Người sáng lập Đài phát thanh Quốc gia

VOV.VN - Ông Trần Lâm, giám đốc đầu tiên của Đài thường nói với thế hệ sau: “chúng ta tự hào vì có Bác Hồ là người sáng lập ra Đài Tiếng nói Việt Nam”

Bác Hồ với Đài TNVN: Người sáng lập Đài phát thanh Quốc gia

Bác Hồ với Đài TNVN: Người sáng lập Đài phát thanh Quốc gia

VOV.VN - Ông Trần Lâm, giám đốc đầu tiên của Đài thường nói với thế hệ sau: “chúng ta tự hào vì có Bác Hồ là người sáng lập ra Đài Tiếng nói Việt Nam”