Phát triển công tác phòng chống bệnh Glôcôm trong cộng đồng

Sáng nay (11/3), Bệnh viện Mắt TW phối hợp với Quỹ Fred Hollows tổ chức mít tinh hưởng ứng “Ngày thế giới phòng chống bệnh Glôcôm” (12/3).

Glôcôm đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây nên mù loà ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Glôcôm ở Việt Nam, dân gian gọi là bệnh thiên đầu thống) là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh gây nên đau nhức và mất thị lực vĩnh viễn không thể hồi phục nếu không được điều trị kịp thời.

Theo điều tra cuả Chương trình phòng chống mù loà WHO cho thấy, 47% bệnh nhân Glôcôm thuộc về châu Á, hơn 75% trong số đó bị glôcôm góc đóng. Các nước Đông Nam Á vào năm 2010 sẽ có khoảng 4,2 triệu bệnh nhân Glôcôm, và vào năm 2020 thì con số này sẽ tăng lên khoảng 6 triệu.

Đa số người mù trên thế giới hiện nay sống ở các nước đang phát triển, đặc biệt trong nhân dân vùng nông thôn, nơi thiếu các dịch vụ chăm sóc mắt hoặc khó tiếp cận tới các dịch vụ đó.

Tại Việt Nam, việc điều trị và phòng chống Glôcôm còn gặp phải nhiều hạn chế hầu hết là do ý thức cuả bệnh nhân chưa cao. Theo PGS.TS. Vũ Thị Thái – Trưởng khoa Glôcôm: “Nhiều bệnh nhân mắc bệnh glôcôm khi nhập viện trong tình trạng muộn, thị lực rất thấp vì vậy nguy cơ mù loà cao. Cũng có nhiều bệnh nhân đến điều trị nhưng không tuân thủ hướng dẫn cuả thầy thuốc và phác đồ điều trị nên nguy cơ tái phát cũng rất cao”.

Chính vì lý do đó, tại mít tinh chủ yếu thuyết trình về chủ đề: “Bệnh glôcôm và công tác phòng chống mù loà do Glôcôm trong cộng đồng.

Trong đó nêu rõ, bệnh nhân glôcôm rất cần được phát hiện sớm bệnh, được theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ để có thể kiểm soát được diễn biến cuả bệnh. Tuyên truyền phòng chống mù loà do bệnh glôcôm ở cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới phòng chống mù loà ở các tuyến trung ương, xã, huyện, tỉnh với các hoạt động cụ thể như: Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn chẩn đoán, phát đồ điều trị, quy trình chăm sốc theo dõi lâu dài ở bệnh nhân Glôcôm, thiết kế mẫu sổ theo dõi, sổ hẹn, lịch hẹn khám lại, tờ rơi tuyên truyền.

Đào tạo bổ xung chuyên đề Glôcôm cho các bác sỹ, điều dưỡng tại bệnh viện tỉnh, huyện. Tập huấn cho cán bộ cuả trạm xá xã ….

Vì nguyên sinh bệnh chưa rõ ràng nên không thể phòng ngưà mắc bệnh Glôcôm, nên khi thấy có biểu hiện khác lạ về mắt, người dân cần phải đến các trung tâm y tế để được phát hiện kịp thời và điều trị thích hợp. Mục tiêu cuả “Thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy” nhằm thanh toán những trường hợp mù loà có thể phòng và tránh được trong đó có bệnh Glôcôm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên