Quốc hội với việc định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước

VOV.VN - Vai trò của Quốc hội cần được tăng cường hơn nữa trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng tài nguyên nước.

Sáng 12/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Quốc hội với việc định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước”. Hội thảo nhằm cung cấp thông tin cho Đoàn đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận và thúc đẩy thông qua Nghị quyết về quản trị nước tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 sẽ tổ chức tại Việt Nam vào tháng 3 năm tới. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự hội thảo.

Hội thảo Quốc hội với việc định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước (Ảnh: Minh Châm)
Các ý kiến tham luận tại hội thảo đã giới thiệu tổng quan về tài nguyên nước tại Việt Nam, những vấn đề đặt ra đối với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên nước; nội dung Hiệp định sông Mekong và quan điểm của Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong về quản trị nguồn nước xuyên quốc gia.

Các đại biểu thống nhất nhận định: Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn về tài nguyên nước. Đó là nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm nhiều vùng nước ngọt bị xâm nhập mặn; cạnh tranh khai thác sử dụng nước giữa các ngành, các đối tượng khai thác nguồn nước, giữa vùng thượng lưu và hạ lưu ngày càng gia tăng.

Ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Những thách thức này đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách với công tác quản lý nguồn nước, nhất là đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.

“Đây là vấn đề lớn. Mặc dù chúng ta cũng đang cố gắng nhưng trong thời gian tới đây là nhiệm vụ trọng tâm kể cả về mặt cơ chế chính sách và chỉ đạo điều hành. Thứ hai là vấn đề giải quyết hiệu quả mất cân đối nguồn nước giữa các mùa, các vùng, các lưu vực sông, suy kiệt dòng chảy hay khai thác quá mức. Trong đó có việc trước hết cần tập trung giải quyết việc phối hợp vận hành của hệ thống hồ chứa lớn nhằm đảm bảo mục tiêu phòng chống giảm lũ cho hạ du đồng thời đảm bảo yêu cầu điều hòa dòng chảy, cấp nước cho hạ du trong mùa cạn”, ông Bẩy cho biết thêm.

Tại kỳ họp thứ 3,  khóa XIII, Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước giúp hoàn thiện khung pháp lý về tài nguyên nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời thúc đẩy quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước. Theo các đại biểu, thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Theo đó, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tiếp tục giám sát việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước. Thông qua hoạt động giám sát và tiếp xúc cử tri, Quốc hội cần nghiên cứu, phát hiện các vấn đề phát sinh trong thực tế khai thác, sử dụng tài nguyên nước để kiến nghị xử lý kịp thời. Ông Đặng Thế Vinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho rằng: Quốc hội cần phát huy vai trò trong xây dựng các chính sách xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, coi đây là yếu tố thiết yếu trong phát triển bền vững, đồng thời cần triển khai các hoạt động thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong quản trị nguồn nước.

 “Trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế trên các diễn đàn khu vực và thế giới, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cần quan tâm, tích cực tham gia xây dựng các công ước, điều ước quốc tế liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững các lưu vực sông; Kêu gọi đàm phán, kí kết các thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước, hợp tác để giải quyết tranh chấp, bất đồng và xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước xuyên quốc gia”-Ông Đặng Thế Vinh nói.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách quản trị nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc tham gia thúc đẩy quản trị nguồn nước, đặc biệt là hỗ trợ nguồn lực để thực hiện công tác này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng phản đối ý kiến của Cục Quản lý Tài nguyên nước
Đà Nẵng phản đối ý kiến của Cục Quản lý Tài nguyên nước

VOV.VN-Đà Nẵng yêu cầu sửa đổi quy trình theo hướng lấy mực nước tại Trạm Thủy văn Ái Nghĩa ở mức 2,8m để làm mực nước khống chế.

Đà Nẵng phản đối ý kiến của Cục Quản lý Tài nguyên nước

Đà Nẵng phản đối ý kiến của Cục Quản lý Tài nguyên nước

VOV.VN-Đà Nẵng yêu cầu sửa đổi quy trình theo hướng lấy mực nước tại Trạm Thủy văn Ái Nghĩa ở mức 2,8m để làm mực nước khống chế.

Quản lý tài nguyên nước: “Cha chung không ai khóc”!
Quản lý tài nguyên nước: “Cha chung không ai khóc”!

VOV.VN-Do phân chia quyền quản lý nước ra quá nhiều cơ quan nên tính kết nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về nước không thống nhất.

Quản lý tài nguyên nước: “Cha chung không ai khóc”!

Quản lý tài nguyên nước: “Cha chung không ai khóc”!

VOV.VN-Do phân chia quyền quản lý nước ra quá nhiều cơ quan nên tính kết nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về nước không thống nhất.

Phê duyệt Khung chính sách Quản lý tài nguyên nước Mekong
Phê duyệt Khung chính sách Quản lý tài nguyên nước Mekong

VOV.VN -Khung chính sách thuộc Dự án "Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mekong" vay vốn WB.

Phê duyệt Khung chính sách Quản lý tài nguyên nước Mekong

Phê duyệt Khung chính sách Quản lý tài nguyên nước Mekong

VOV.VN -Khung chính sách thuộc Dự án "Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mekong" vay vốn WB.

Sử dụng tài nguyên nước: Mạnh được, yếu thua
Sử dụng tài nguyên nước: Mạnh được, yếu thua

VOV.VN - Xây dựng, quản lý, vận hành thủy điện và hồ chứa thủy lợi bất hợp lý đang gây nguy cơ mất an ninh nguồn nước.

Sử dụng tài nguyên nước: Mạnh được, yếu thua

Sử dụng tài nguyên nước: Mạnh được, yếu thua

VOV.VN - Xây dựng, quản lý, vận hành thủy điện và hồ chứa thủy lợi bất hợp lý đang gây nguy cơ mất an ninh nguồn nước.

Phải tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước về tài nguyên nước
Phải tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước về tài nguyên nước

VOV.VN-Có ý kiến đề nghị thành lập một Bộ mới có tên là Bộ Thủy lợi và Biến đổi khí hậu để quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.

Phải tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước về tài nguyên nước

Phải tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước về tài nguyên nước

VOV.VN-Có ý kiến đề nghị thành lập một Bộ mới có tên là Bộ Thủy lợi và Biến đổi khí hậu để quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.

Bịt "lỗ thủng" trong cơ chế quản lý tài nguyên nước
Bịt "lỗ thủng" trong cơ chế quản lý tài nguyên nước

VOV.VN-Trao đổi của phóng viên VOV với TS. Đinh Xuân Thảo xung quanh việc tổ chức lại Cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước

Bịt "lỗ thủng" trong cơ chế quản lý tài nguyên nước

Bịt "lỗ thủng" trong cơ chế quản lý tài nguyên nước

VOV.VN-Trao đổi của phóng viên VOV với TS. Đinh Xuân Thảo xung quanh việc tổ chức lại Cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước