Quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng phải sát quyền lợi người dân

VOV.VN - Dân cư hai bên bờ sông Hồng không phải gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế, có khả năng cải tạo nhà và tìm chỗ ở mới.

Phường Tứ Liên là một trong 5 phường của quận Tây Hồ nằm trong không gian thoát lũ sông Hồng, trên địa bàn phường gồm 6 khu dân cư năm ngoài đê và 1 khu dân cư trong đê. Tuy nhiên, từ khi xã Tứ Liên chuyển thành phường Tứ Liên thì tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến thực trạng công trình xây dựng nhà ở ngày càng tăng, mật độ dân cư khu vực ngoài đê sông Hồng ngày càng lớn, kéo theo đó là những khó khăn trong công tác quản lý về trật tự xây dựng.

Tài nguyên đất hai bên bờ sông Hồng bị bỏ quên lãng phí.

Theo ông Lê Văn Thủy- Phó Chủ tịch phường Tứ Liên, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực tế trên là quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều chậm được thực hiện, kéo theo đó các quy hoạch về sử dụng đất đối với khu vực ngoài đê cũng bị ảnh hưởng.

Mặt khác, đối với vùng ngoài đê hiện chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết nên khó có cơ sở phân định pháp lý rõ ràng khi thực hiện đầu tư xây dựng. Cho nên, việc quản lý  thoát lũ của chính quyền thực hiện theo mốc đê bối (đê phân lũ) để làm mốc phân định.

Thực tế, tất cả các hộ dân ở trong đê bối mặc dù được cấp  sổ đỏ đầy đủ nhưng khi xây dựng công trình nhà ở phải thực hiện thỏa thuận.

Cũng theo ông Thủy, kết quả rà soát 3 năm trước, khu vực ngoài đê bối thuộc phường Tứ Liên có khoảng 100 hộ cải tạo làm nhà cấp 4. Do đặc thù 6 khu dân cư của phường Tứ Liên nằm trong đê bối với nhiều nghìn hộ dân. Vì thế đối với ý tưởng nghiên cứu đồ án quy hoach đô thị hai bên bờ sông Hồng, ông Thủy cho rằng, cần tính toán không di dời và cũng không phát triển dân cư thêm về mật độ dân cư.

Ông Thủy nêu ví dụ, phường Tứ Liên có 7 khu dân cư thì 6 khu dân cư ngoài đê, dân số khoảng 1,5 vạn thì di dời đi đâu đều là cực khó khả thi. Con số này mới chỉ là 1 phường trong số 5 phường của quận Tây Hồ chịu tác động phạm vi nghiên cứu đồ án quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng. Chưa kể đến bài toán kinh tế  là hiệu quả đầu tư thì ngân sách không thể đáp ứng được, còn kêu gọi nhà đầu tư thì đương nhiên phải tính đến hiệu quả.

“Ở góc độ chính quyền, chúng tôi rất mong muốn Thành phố sớm có quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết khu vực ngoài đê để có cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, chỗ nào dân có nhu cầu người dân muốn cấp GCN thì tạo điều kiện đảm bảo phù hợp với quy hoạch. Người dân cũng mong mỏi điều này”, ông Thủy nói.

Ủng hộ đồ án quy hoạch hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng, bà Lê Bích Hằng- Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng cho rằng, Thành phố có quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng là cực kỳ đẹp. Tuy nhiên, việc lập quy hoạch cũng cần quan tâm đến quyền lợi của người dân hai bên bờ sông chịu ảnh hưởng.

Theo bà Hằng, đất hai bên bờ sông Hồng có nơi nằm trong hành lang thoát lũ vì vậy không được xây dựng. Chủ yếu là những nhà một tầng, có những nhà lâu năm cũ nát, hư hỏng, có nguy cơ nguy hiểm chính quyền tạo điều kiện cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa nguyên trạng phục vụ cho việc sinh hoạt ăn ở để bảo đảm an toàn cho người dân, còn việc xây dựng ở bờ sông Hồng là không được phép.

Theo bà Hằng khi thực hiện quy hoạch đô thị hai bờ sông Hồng nên GPMB bố trí các hộ dân về các khu tái định cư bởi dân cư hai bên bờ sông, nhất là đối với địa bàn phường Bạch Đằng không phải gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế nếu để họ tự cải tạo, sửa chữa nâng cấp như thế sẽ không được đồng bộ với  tổng thể đô thị quy hoạch. Tuy nhiên, người dân ai có điều kiện sẽ cho thực hiện tái định cư tại chỗ.

Vi phạm nhiều xử lý ít

Phải khẳng định rằng, trong những năm qua, công tác quản lý đê điều luôn được Thành phố quan tâm chỉ đạo. Mặc dù vậy tình trạng vi phạm hành làng thoát lũ sông Hồng vẫn diễn ra tràn lan, cho thấy thực trạng quản lý đê điều của cấp chính quyền địa phương lỏng lẻo, thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm.

Nếu được quy hoạch tốt, hai bên bờ sông Hồng sẽ là đô thị hiện đai.

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, số vụ vi phạm phát sinh năm 2016 và 2 tháng đầu năm 2017: 267 vụ (tính từ 13/12/2015 đến 12/02/2017). Các hình thức vi phạm phổ biến: Xây nhà, công trình kiên cố: 10 vụ; Xây nhà cấp 4, móng, công trình phụ: 116 vụ; Xây tường chắn, cổng, trụ cột: 25 vụ; Lều, quán, lán tạm: 15 vụ; Chứa chất vật tư, chất tải lên phạm vi bảo vệ đê: 32 vụ; Đào xẻ, xây dốc, phá chạch, đắp và tôn cao đê, đường: 09 vụ; Khoan đào giếng: 01 vụ; Các vi phạm khác: 59 vụ.

Chi cục quản lý đê điều Hà Nội cảnh báo, những vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn đê điều, đó là tình trạng xây dựng công trình, tập kết vật liệu, đổ đất thải, phế thải san lấp mặt bằng, tôn nền ở bãi sông trong không gian thoát lũ, làm cản trở dòng chảy, tiêu thoát lũ khu vực, tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ, bãi sông, làm mất an toàn công trình đê điều; tình trạng xe vượt quá giới hạn tải trọng cho phép lưu thông trên đê làm cho mặt đê xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ gây nên sự cố công trình đê điều, mất an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông trên đê, tình trạng khai thác cát sai phép, trái phép trên sông...

Một trong những giải pháp đặt ra là cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai tới chính quyền các cấp và người dân sống ven đê để nâng cao nhận thức bảo vệ đê điều; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục thỏa thuận, cấp phép trước khi xây dựng công trình liên quan đến đê điều.

Theo ông Nguyễn Xuân Hải- Chi cục Đê điều và PCLB, để hạn chế mức thấp nhất về tình trạng vi phạm đê điều có thể xảy ra Chi cục, tiếp tục tham mưu cho Sở NN - PTNT Hà Nội trình Thành phố lập các dự án di dân, tái định cư, di dời công trình, nhà ở nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều và các khu vực khác cần phải di dời theo quy định của Luật Đê điều, Nghị định của Chính phủ và Quy hoạch phòng chống lũ./.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch dọc hai bên sông Hồng đoạn qua khu vực trung tâm Thành phố, từ phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm (tương ứng K50 đê Hữu Hồng) đến Thanh Trì, quận Hoàng Mai (tương ứng K78 đê Hữu Hồng), tổng chiều dài nghiên cứu khoảng 28km/ 133km Sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội. Ngày 14/9/2016, Văn phòng UBND Thành phố có văn bản số 8227/VP-ĐT về việc thực hiện thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về nghiên cứu lập quy hoạch dọc hai bên sông Hồng (Thông báo số 366-TB/TU ngày 14/9/2016); ngày 19/9/2016, UBND Thành phố có văn bản số 5420/UBND-ĐT về việc thực hiện nghiên cứu lập đồ án quy hoạch dọc hai bên sông Hồng, thành phố Hà Nội. Theo đó Thành phố chỉ đạo tạm dừng thực hiện các đồ án Quy hoạch phân khu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng
Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng

VOV.VN - Việc quy hoạch hai bờ sông Hồng là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến phát triển thủ đô Hà Nội mà còn cả vấn đề an ninh, quốc phòng.

Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng

Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng

VOV.VN - Việc quy hoạch hai bờ sông Hồng là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến phát triển thủ đô Hà Nội mà còn cả vấn đề an ninh, quốc phòng.

Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng
Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng

VOV.VN - Ngày xưa các cụ rất quan trọng trong vấn đề ứng xử với dòng sông. Dòng sông có gì đó gắn với yếu tố linh thiêng, phong thủy.

Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng

Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng

VOV.VN - Ngày xưa các cụ rất quan trọng trong vấn đề ứng xử với dòng sông. Dòng sông có gì đó gắn với yếu tố linh thiêng, phong thủy.

Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch
Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch

VOV.VN - Cho đến nay, ở hai bờ sông Hồng, ta chỉ thấy hoặc là sự xâm lấn xây dựng tự phát, lộn xộn hoặc là vẻ hoang hóa, nhếch nhác.

Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch

Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch

VOV.VN - Cho đến nay, ở hai bờ sông Hồng, ta chỉ thấy hoặc là sự xâm lấn xây dựng tự phát, lộn xộn hoặc là vẻ hoang hóa, nhếch nhác.

Người nêu ý tưởng quy hoạch sông Hồng cách nay 10 năm lên tiếng
Người nêu ý tưởng quy hoạch sông Hồng cách nay 10 năm lên tiếng

VOV.VN - Hoạ sĩ Văn Thơ: Khi quy hoạch sông Hồng, cần tôn trọng các di tích lịch sử, văn hóa, có như vậy, dù có phát triển, cũng không sợ mất đi bản sắc.

Người nêu ý tưởng quy hoạch sông Hồng cách nay 10 năm lên tiếng

Người nêu ý tưởng quy hoạch sông Hồng cách nay 10 năm lên tiếng

VOV.VN - Hoạ sĩ Văn Thơ: Khi quy hoạch sông Hồng, cần tôn trọng các di tích lịch sử, văn hóa, có như vậy, dù có phát triển, cũng không sợ mất đi bản sắc.