Quyên góp tiền xây Tượng đài 11 cô gái Sông Hương

Đây là việc làm ý nghĩa nhằm tri ân những người có công với nước, đồng thời cũng là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Kỷ niệm 39 năm giải phóng Huế (26/3/1975- 26/3/2014), sáng 25/3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức quyên góp, ủng hộ 150 triệu đồng xây dựng Tượng đài 11 cô gái sông Hương anh hùng.

11 cô gái sông Hương (Ảnh tư liệu. Nguồn:tapchisonghuong.com.vn)

Đại tá Nguyễn Việt Dũng, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: 100% cán bộ, chiến sĩ cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị trực thuộc ủng hộ tiền lương, phụ cấp để góp phần cùng cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng Tượng đài. Đây là việc làm ý nghĩa nhằm tri ân những người có công với nước, đồng thời cũng là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng phát động toàn thể hội viên phụ nữ trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn ủng hộ 1 ngày lương để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Tượng đài 11 cô gái Sông Hương. 

Theo đề xuất của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên - Huế: Vị trí xây dựng Tượng đài 11 cô gái sông Hương được xác định tại khu vực bồn hoa (ký hiệu khu H, thuộc khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, phường Vỹ Dạ, TP.Huế).

Theo lịch sử Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên- Huế, xuân Mậu Thân năm 1968, 11 cô gái sông Hương được tổ chức thành một tiểu đội du kích để diệt giặc và đưa đón, dẫn đường cho quân ta vào chiến đấu giải phóng thành phố Huế. Riêng đêm 11, rạng ngày 12/2/1968, tiểu đội 11 cô gái sông Hương đã đánh lui một tiểu đoàn lính Mỹ, diệt 70 tên và phá hủy 4 xe tăng, thu nhiều vũ khí của địch để trang bị lại, phục vụ chiến đấu. Nhiều chị em đã anh dũng hy sinh ngay trong trận chiến đấu đó, trong đó có tiểu đội trưởng Phạm Thị Liên và tiểu đội phó Đỗ Thị Cúc khi tuổi đời còn rất trẻ. 

Chiến công của 11 cô gái sông Hương đã được Bác Hồ gửi thư khen. Năm 2009, tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì những chiến công xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước./. 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Tiểu đội 11 cô gái sông Hương
Trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Tiểu đội 11 cô gái sông Hương

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Bày tỏ kính trọng, học tập và làm theo tấm gương của 11 nữ du kích sông Hương, mỗi người chúng ta cần làm tốt việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ.

Trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Tiểu đội 11 cô gái sông Hương

Trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Tiểu đội 11 cô gái sông Hương

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Bày tỏ kính trọng, học tập và làm theo tấm gương của 11 nữ du kích sông Hương, mỗi người chúng ta cần làm tốt việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ.

Gặp lại nữ anh hùng Sông Hương
Gặp lại nữ anh hùng Sông Hương

Năm tháng qua đi, mái tóc người nữ du kích năm xưa giờ đã điểm bạc, nhưng phẩm chất của người nữ du kích anh hùng vẫn còn nguyên vẹn.

Gặp lại nữ anh hùng Sông Hương

Gặp lại nữ anh hùng Sông Hương

Năm tháng qua đi, mái tóc người nữ du kích năm xưa giờ đã điểm bạc, nhưng phẩm chất của người nữ du kích anh hùng vẫn còn nguyên vẹn.

Nước sông Hương không còn “xanh lững lờ”
Nước sông Hương không còn “xanh lững lờ”

(VOV) -Ngược lên thượng nguồn, nước sông đã chuyển mầu đục ngầu, bốc mùi hôi tanh khó chịu.

Nước sông Hương không còn “xanh lững lờ”

Nước sông Hương không còn “xanh lững lờ”

(VOV) -Ngược lên thượng nguồn, nước sông đã chuyển mầu đục ngầu, bốc mùi hôi tanh khó chịu.

Phê duyệt dự án cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương
Phê duyệt dự án cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương
Thêm một cây cầu bắc qua sông Hương
Thêm một cây cầu bắc qua sông Hương

(VOV) -Sáng 31/8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương.

Thêm một cây cầu bắc qua sông Hương

Thêm một cây cầu bắc qua sông Hương

(VOV) -Sáng 31/8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương.

Bảy đóa sen vàng khổng lồ trên sông Hương
Bảy đóa sen vàng khổng lồ trên sông Hương

Bảy đoá sen vàng trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật.

Bảy đóa sen vàng khổng lồ trên sông Hương

Bảy đóa sen vàng khổng lồ trên sông Hương

Bảy đoá sen vàng trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật.

Chuyện ông “vua” đồ cổ sông Hương
Chuyện ông “vua” đồ cổ sông Hương

VOV.VN -Ông Hồ Tấn Phan chơi đồ cổ không phải để kinh doanh, mà cái chính là để nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử của dân tộc.

Chuyện ông “vua” đồ cổ sông Hương

Chuyện ông “vua” đồ cổ sông Hương

VOV.VN -Ông Hồ Tấn Phan chơi đồ cổ không phải để kinh doanh, mà cái chính là để nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử của dân tộc.