Quyết liệt ngăn chặn việc du nhập sinh vật ngoại lai

VOV.VN -Các cơ quan chức năng cần có giải pháp khoa học và công nghệ để ngăn ngừa, kiểm soát và quản lý các loài sinh vật ngoại lai.

Vụ người dân Bắc Ninh nuôi gián đất tự phát để bán cho thương lái Trung Quốc đã bị ngành chức năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời, gián đã được tiêu hủy. Trước gián, đã có nhiều sinh vật ngoại lai được người dân tự phát gây nuôi, dẫn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái, đe dọa đến tính đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn gien bản địa, tác động tiêu cực đến cuộc sống người dân. Thực tế này đòi hỏi cần sự ra tay quyết liệt hơn từ các ngành chức năng để ngăn chặn sự du nhập của các loài sinh vật này.   

Hơn 20 năm trước, với tham vọng nhập khẩu ốc bươu vàng để trở thành nguồn thực phẩm cung cấp cho người và phục vụ chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế, chúng ta đã phải trả giá đắt khi loài ốc này sinh sản nhanh đến mức chóng mặt và tràn ra tàn phá ruộng đồng. Cái lợi trước mắt khiến người ta không kịp suy tính đến những nguy hại do những sinh vật mới này gây ra đối với nguồn gien bản địa. Bằng chứng là cá trôi Ấn Độ sau khi nhập về, đã trở thành đối tượng thủy sản phổ biến, người dân gần như tẩy chay hoàn toàn cá trôi ta, mặc dù thịt cá trôi ta rất thơm ngon. Hay cá trê phi, chỉ một thời gian ngắn, đã lan ra nhanh khắp trong nam ngoài bắc. Với đặc tính phàm ăn, chóng lớn, cá trê phi ăn hầu hết các loài sinh vật khác, làm mất cân bằng môi trường sinh thái tự nhiên.

Các ngành chức năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời gián đất tác động tiêu cực đến cuộc sống người dân
(Ảnh: ANTĐ)

Có một loài vật xưa nay được tiếng hiền lành thì bây giờ, dưới cái tên Rùa tai đỏ, đã trở thành hiểm họa của công tác bảo vệ môi trường. Được xếp vào danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu và 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới, nhưng rùa tai đỏ đã tràn vào Việt Nam một cách dễ dàng, nhanh chóng xuất hiện ở ao hồ, kênh rạch và sinh sản rất nhanh thành những quần thể tồn tại ngoài tự nhiên. Trong khi đó, Chương trình bảo tồn rùa châu Á cảnh báo, rùa tai đỏ là loài xâm hại đến sự sống của các sinh vật khác và gây tổn hại cho môi trường.

Không ồn ào như ốc, cá, nhưng cây mai dương, tên khoa học là Mimosa pigra- cũng là một hệ lụy mang tên ngoại lai. Xuất hiện lần đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1979, đến nay, cây mai dương có mặt khắp miền Nam, miền Trung. Ở đâu cây mai dương mọc thì ở đó, không cây nào có thể sống được. Loài cây này đang chiếm lĩnh dần các thảm thực vật tự nhiên, cạnh tranh với đồng cỏ, ngăn cản dòng chảy của nước, đe dọa tới chăn nuôi gia súc và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Mặc dù đã có những nghiên cứu nhằm tiêu diệt loài cây này nhưng xem ra, kết quả cũng không mấy khả quan. Cây mai dương vẫn là thách thức cho môi trường.

Mới đây nhất là chuyện nuôi gián đất ở Bắc Ninh. Nôn nóng làm giàu, một số hộ đã sang tận Trung Quốc mua giống, mời thương lái về nhà hướng dẫn kỹ thuật, với hy vọng sẽ kiếm tiền tỉ trong mấy tháng nhờ loài này dễ nuôi. Tuy nhiên, gián là loại côn trùng gây hại, là trung gian lây truyền bệnh tật nguy hiểm. Trong danh mục thuốc diệt côn trùng của Bộ Y tế có quy định các loại thuốc diệt gián. Do vậy, đây là loài sinh vật bị cấm nuôi.

 Công bằng mà nói, trước sự phát triển và lan rộng của sinh vật ngoại lai xâm hại, cơ quan chức năng cũng đã có nhiều nỗ lực để ngăn ngừa và kiểm soát. Tuy nhiên, một khi có cán bộ quản lý chuyên ngành, có nhân viên hải quan chưa đủ khả năng, năng lực quản lý sinh vật ngoại lai, phương tiện kỹ thuật, tài chính thiếu thốn; các công trình nghiên cứu khoa học về sinh vật ngoại lai còn quá ít, chưa dự báo được những loài có nguy cơ xâm hại hoặc nguy cơ du nhập, thì tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả trong thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại là khó tránh khỏi. Đó là chưa kể, nhiều trường hợp, sinh vật ngoại lai  được một số tổ chức, cá nhân du nhập có chủ ý.

Vì vậy, để ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng này, ngành chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan. Đồng thời, áp dụng có hiệu quả các giải pháp khoa học và công nghệ để ngăn ngừa, kiểm soát và quản lý các loài sinh vật ngoại lai; Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và diệt trừ sinh vật ngoại lai xâm hại. Ngoài ra, chúng ta cần đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho công tác phòng ngừa, kiểm soát và tăng cường hợp tác quốc tế về ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai, nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế tác hại tiêu cực đến sản xuất, môi trường và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngăn ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam
Ngăn ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Đề án ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lại xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020.

Ngăn ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam

Ngăn ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Đề án ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lại xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020.

“Sinh vật lạ" xuất hiện trong miếng rửa chén
“Sinh vật lạ" xuất hiện trong miếng rửa chén

Nhiều "sinh vật lạ" trông giống đỉa trong miếng rửa chén hiệu Hua Da tại nhà bà Lê Thị Thọ.

“Sinh vật lạ" xuất hiện trong miếng rửa chén

“Sinh vật lạ" xuất hiện trong miếng rửa chén

Nhiều "sinh vật lạ" trông giống đỉa trong miếng rửa chén hiệu Hua Da tại nhà bà Lê Thị Thọ.

Người dân Quảng Bình hoang mang vì “sinh vật lạ”
Người dân Quảng Bình hoang mang vì “sinh vật lạ”

(VOV) - Hình dạng của loại sinh vật này giống con đỉa, dài khoảng 5cm, đầu nhọn, có màu đỏ sẫm.

Người dân Quảng Bình hoang mang vì “sinh vật lạ”

Người dân Quảng Bình hoang mang vì “sinh vật lạ”

(VOV) - Hình dạng của loại sinh vật này giống con đỉa, dài khoảng 5cm, đầu nhọn, có màu đỏ sẫm.

Cảnh báo nhiều loại sinh vật ngoại lai xâm hại
Cảnh báo nhiều loại sinh vật ngoại lai xâm hại

VOV.VN -Sinh vật ngoại lai xâm hại là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng bất lợi về nông nghiệp và sinh kế địa phương.

Cảnh báo nhiều loại sinh vật ngoại lai xâm hại

Cảnh báo nhiều loại sinh vật ngoại lai xâm hại

VOV.VN -Sinh vật ngoại lai xâm hại là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng bất lợi về nông nghiệp và sinh kế địa phương.

Xác định nguồn gốc “sinh vật lạ” trong quần áo
Xác định nguồn gốc “sinh vật lạ” trong quần áo

Theo Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, “sinh vật lạ” thuộc nhóm ruồi giả ong.

Xác định nguồn gốc “sinh vật lạ” trong quần áo

Xác định nguồn gốc “sinh vật lạ” trong quần áo

Theo Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, “sinh vật lạ” thuộc nhóm ruồi giả ong.