Sau 2015, chuẩn nghèo của Việt Nam bám sát thế giới?

(VOV) -Mục tiêu trên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế trong nước và sự biến động trên thế giới.

Năm 2012, Việt Nam đã đạt chỉ tiêu giảm nghèo trên 2%. Tuy nhiên, chỉ tiêu giảm nghèo và chất lượng giảm nghèo còn giữ khoảng cách khá xa. Nước ta đang phải đối mặt với thách thức về sự bền vững trong chính sách giảm nghèo, tỷ lệ nhóm nghèo còn cao…

Để hiểu hơn về giải pháp khắc phục những thách thức trên, phóng viên VOV online phỏng vấn bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Người dân Yên Bái hăng say lao động để xóa đói giảm nghèo (Báo ảnh Việt Nam)

PV: Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2012 trình Quốc hội xem xét có đề cập đến chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt được trên 2%. Bà đánh giá như thế nào về con số này?

Bà Trương Thị Mai: Trong báo cáo kinh tế-xã hội năm 2012, Chính phủ cho biết, chỉ tiêu giảm nghèo đã đạt được là trên 2%. Chỉ tiêu giảm huyện nghèo đạt được là 7%.

Hiện nay, có nhiều ý kiến thắc mắc là căn cứ để xác định những con số trên có đảm bảo hay không? Đề cập đến trách nhiệm của Chính phủ đối với thông tin đưa ra, theo tôi, báo cáo về chỉ tiêu giảm nghèo trên là con số đáng tin cậy.

PV: Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, bà quan tâm đến những vấn đề nào?

Bà Trương Thị Mai: Vấn đề mà Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng như nhiều cơ quan khác quan tâm nhất là chất lượng giảm nghèo. Đặc biệt, sự bền vững trong chính sách giảm nghèo đang còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy, chúng ta cần có những chính sách đột phá hơn để giúp họ thoát nghèo và phải phù hợp với từng nhóm dân cư.

Hiện số nhóm nghèo còn khoảng 9,76%. Đây là nhóm khó khăn nhất vì đã trải qua 3-4 chu kỳ giảm nghèo rồi nhưng họ vẫn không thoát nghèo được. Ví dụ như chính sách giảm nghèo cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải khác so với Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.

Một yếu tố tác động đến giảm nghèo là tỷ lệ tái nghèo rất cao (từ 4-7%/năm), hộ cận nghèo rất đông (trên 7%).

Ở Việt Nam, người dân phải thoát nghèo mới qua cận nghèo rất đông, chứ không phải là thoát nghèo là bước sang mức sống trung bình.

Theo giám sát của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, chỉ có 25% hộ cận nghèo được tiếp cận với chính sách bảo hiểm y tế. Mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ cho 70% cho người cận nghèo nhưng vẫn còn tới 75% hộ cận nghèo chưa được tiếp cận với chính sách bảo hiểm y tế.

Hiện nay, Nhà nước đã hỗ trợ 100% cho người dân ở vùng miền núi để họ có thể tiếp cận với chính sách bảo hiểm y tế.

Thách thức của chúng ta hiện nay trong việc đạt được chỉ tiêu giảm nghèo là vẫn còn có tới 9,76% nhóm nghèo.


Bà Trương Thị Mai

Sẽ phải giảm khoảng cách giữa chỉ tiêu với chất lượng giảm nghèo

PV: Chất lượng giảm nghèo có vai trò rất lớn đối với chỉ tiêu giảm nghèo. Vậy theo bà, Việt Nam cần phải làm như thế nào để số lượng chỉ tiêu giảm nghèo phải phù hợp, phản ánh đúng chất lượng giảm nghèo?

Bà Trương Thị Mai: Theo tiêu chuẩn giảm nghèo tính từ 1/1/2011, ở nông thôn là 400.000 đồng/người/tháng; thành thị là 500.000 đồng/người tháng. Vì vậy, người dân thoát nghèo cũng không quá khó khăn.

Hiện nay, chúng ta đang đặt ra chuẩn nghèo thấp, phù hợp với kinh tế-xã hội, đời sống của người dân Việt Nam

Sau năm 2015, tùy theo điều kiện kinh tế-xã hội, chúng ta có thể nâng tiêu chí chuẩn nghèo lên. Mức chuẩn nghèo của Việt Nam lúc đó phải bám sát với chuẩn nghèo trên thế giới thì chúng ta mới giảm được khoảng cách giữa chỉ tiêu giảm nghèo với chất lượng giảm nghèo.

Khó khăn của nền kinh tế đang tác động rất lớn tới chính sách xã hội của Việt Nam. Với nguồn lực kinh tế còn hạn chế thì mục tiêu thoát nghèo bền vững sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… yêu cầu phải từ sự chi trả, đóng góp từ phía Nhà nước và người dân.

Với những khó khăn như trên nên nâng tiền lương cho khu vực công đang phải tạm dừng lại.

Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đang trình Quốc hội xem xét việc chuyển dịch việc làm từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức. Hiện lao động ở khu vực chính thức đang bị mất việc làm, chuyển sang làm việc ở khu vực phi chính thức. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do người lao động bị tác động từ hoạt động của các doanh nghiệp, vì thời gian qua có nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động.

PV: Theo bà, trước những biến động của kinh tế thế giới, nước ta phải thích nghi và giải quyết như thế nào đối với chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội?

Bà Trương Thị Mai: Do nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và ảnh hưởng lớn tới Việt Nam

Nên nước ta không thể sớm giải quyết vấn đề giảm nghèo và những chính sách an sinh xã hội một cách nhanh chóng và thích nghi ngay được. Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề phát sinh để chủ động đối phó và giải quyết.

Trước tiên, Nhà nước phải phân bổ nguồn ngân sách cân đối. Chúng ta phải quan tâm ưu tiên cho những chính sách an sinh xã hội. Theo đó, cố gắng đảm bảo 20% ngân sách cho giáo dục, 2% cho khoa học, 8% cho y tế. Còn những lĩnh vực khác sẽ bố trí tùy theo ngân sách của từng năm.

Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, Việt Nam phải chú trọng tới tăng dần số việc làm ở khu vực chính thức lên, nhằm đảm bảo mức lương, chế độ chính sách cho người lao động được tốt hơn. Mặt khác, chúng ta cần có chính sách để hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường thông qua hình thức đào tạo nghề không tính tiền, tư vấn việc làm phù hợp cho người dân…

PV: Xin cảm ơn bà!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

150 triệu USD cho Chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 9
150 triệu USD cho Chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 9

Khoản tín dụng này thể hiện cam kết của WB trong việc tiếp tục hỗ trợ công cuộc tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tại Việt Nam.

150 triệu USD cho Chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 9

150 triệu USD cho Chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 9

Khoản tín dụng này thể hiện cam kết của WB trong việc tiếp tục hỗ trợ công cuộc tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tại Việt Nam.

Việt Nam đạt nhiều thành tựu ấn tượng về xóa đói giảm nghèo
Việt Nam đạt nhiều thành tựu ấn tượng về xóa đói giảm nghèo

Đây là nhận xét của bà Magdalena Sepulveda, Chuyên gia độc lập của LHQ về nhân quyền và đói nghèo thăm Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam từ ngày 23- 31/8

Việt Nam đạt nhiều thành tựu ấn tượng về xóa đói giảm nghèo

Việt Nam đạt nhiều thành tựu ấn tượng về xóa đói giảm nghèo

Đây là nhận xét của bà Magdalena Sepulveda, Chuyên gia độc lập của LHQ về nhân quyền và đói nghèo thăm Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam từ ngày 23- 31/8

11.000 hộ nghèo Bắc Kạn hưởng lợi dự án xoá đói giảm nghèo
11.000 hộ nghèo Bắc Kạn hưởng lợi dự án xoá đói giảm nghèo

(VOV) - Sẽ có khoảng 50% số hộ nghèo của toàn tỉnh Bắc Kạn được hưởng lợi từ dự án từ năm 2009 đến hết năm 2014.

11.000 hộ nghèo Bắc Kạn hưởng lợi dự án xoá đói giảm nghèo

11.000 hộ nghèo Bắc Kạn hưởng lợi dự án xoá đói giảm nghèo

(VOV) - Sẽ có khoảng 50% số hộ nghèo của toàn tỉnh Bắc Kạn được hưởng lợi từ dự án từ năm 2009 đến hết năm 2014.

Giảm nghèo đô thị-bài toán còn nan giải
Giảm nghèo đô thị-bài toán còn nan giải

Mặc dù đạt mức tăng trưởng khá cao, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phải đối mặt với thách thức trong việc đảm bảo sự phát triển và bình đẳng xã hội

Giảm nghèo đô thị-bài toán còn nan giải

Giảm nghèo đô thị-bài toán còn nan giải

Mặc dù đạt mức tăng trưởng khá cao, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phải đối mặt với thách thức trong việc đảm bảo sự phát triển và bình đẳng xã hội

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

(VOV) - Chương trình cũng đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

(VOV) - Chương trình cũng đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011.

Việt Nam là hình mẫu trong xóa đói, giảm nghèo
Việt Nam là hình mẫu trong xóa đói, giảm nghèo

Tại Hội nghị Rio+20, Việt Nam sẽ cho thế giới thấy những thành công trong xóa đói giảm nghèo.  

Việt Nam là hình mẫu trong xóa đói, giảm nghèo

Việt Nam là hình mẫu trong xóa đói, giảm nghèo

Tại Hội nghị Rio+20, Việt Nam sẽ cho thế giới thấy những thành công trong xóa đói giảm nghèo.