Sau vụ chìm tàu Dìn Ký: TPHCM siết an toàn giao thông thủy

VOV.VN -Vấn đề an toàn giao thông thủy ở TP HCM từng là nỗi nhức nhối khi vụ chìm tàu Dìn Ký, chìm tàu ở Cần Giờ xảy ra trước đây.

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông, du lịch đường thủy nhưng cũng là thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông thủy.

Theo ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, do thành phố chưa có quy hoạch cụ thể về phát triển du lịch đường thủy nội địa, nên hiện nay mô hình này đang phát triển rất chậm. Số doanh nghiệp du lịch hoạt động đường thủy nội địa đã giảm từ 24 năm 2014 xuống còn 19 doanh nghiệp vào cuối năm 2015 với khoảng 72 phương tiện.

Phương tiện thủy tại bến Bạch Đằng

Thành phố hiện đang có các tàu du lịch lớn như Elisa, Bến Nghé, Sài Gòn… thường xuyên hoạt động, phục vụ khách du lịch. Tàu Sài Gòn có 3 tầng, sức chứa khoảng 600 người, hoạt động từ 20h mỗi tối trên sông Sài Gòn, đây là một trong những con tàu nhà hàng du lịch lớn nhất tại thành phố.

Theo ông Chiêm Hoàng Long, Giám đốc Làng du lịch Bình Quới, đơn vị quản lý tàu Sài Gòn, thì vấn đề an toàn là ưu tiên hàng đầu. Ngoài việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, đơn vị quản lý tàu còn phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức  diễn tập, kiểm tra, khắc phục các thiếu sót trong đảm bảo an toàn. Các thuyền viên, phục vụ đều biết bơi, có chứng chỉ đúng theo quy định. Trước khi tàu xuất bến đều có hướng dẫn thoát nạn lối nào, mặc áo phao làm sao?

Phòng Cảnh sát Đường thủy, Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Ngay từ đầu năm, Phòng đã chủ động tham mưu cho Công an thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn giao thông với các phương tiện vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa trên tuyến đường thủy nội địa.

Trong đó tập trung phối hợp với các lực lượng khác như: cảng vụ đường thủy, khu đường sông, thanh tra giao thông… kiểm tra các bến cảng, bến tàu du lịch, tàu cánh ngầm, các phương tiện đò, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là vi phạm về an toàn phương tiện, áo phao, không cho phương tiện xuất bến khi không đảm bảo.

Người ngồi trên phương tiện thủy bắt buộc phải mặc áo phao

Trong quý I vừa qua, số lỗi vi phạm về vận chuyển người và hành khách bị xử phạt tăng gấp đôi so cùng kì năm 2015. Đặc biệt, trong thời điểm mà thành phố bắt đầu vào mùa mưa bão thì công tác đảm bảo an toàn giao thông thủy lại càng được chú trọng hơn.

Thượng tá Đặng Hữu Tiến, Phó Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi tăng cường công tác tuyên truyền nhắc nhở các chủ phương tiện, thuyền trưởng chấp hành luật giao thông; không cho phương tiện rời bến khi thiếu các điều kiện an toàn, cũng như thời tiết đang có mưa giông gió”.

Vấn đề an toàn giao thông thủy ở thành phố Hồ Chí Minh từng là nỗi nhức nhối khi nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng diễn ra trước đây như vụ chìm tàu Dìn Ký, chìm tàu ở Cần Giờ.

Để hạn chế đến mức thấp nhất những vụ tai nạn giao thông đường thủy, Ban An toàn giao thông thành phố đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát, thanh tra, khu quản lý đường thủy nội địa, cảng vụ thường xuyên kiểm tra các cơ sở, các tàu là phương tiện kinh doanh nhà hàng nổi.

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng tôi đã chỉ đạo sau vụ chìm tàu Dìn Ký, đâu phải bây giờ mới tăng cường. Phải thường xuyên làm hằng năm, không chủ quan bất cứ trong điều kiện nào, nhất là mùa mưa bão sắp tới lại càng lưu ý, thường xuyên nhắc nhở. Các lực lượng thường xuyên kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Trách nhiệm đăng kiểm ở đâu?
Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Trách nhiệm đăng kiểm ở đâu?

VOV.VN -Đơn vị đăng kiểm cũng chưa rõ Thảo Vân 2 có phải tàu cá hay không nhưng theo họ, các phương tiện đã qua kiểm tra thì thỏa mãn yêu cầu.

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Trách nhiệm đăng kiểm ở đâu?

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Trách nhiệm đăng kiểm ở đâu?

VOV.VN -Đơn vị đăng kiểm cũng chưa rõ Thảo Vân 2 có phải tàu cá hay không nhưng theo họ, các phương tiện đã qua kiểm tra thì thỏa mãn yêu cầu.

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tuyên dương người dân đã cứu các nạn nhân
Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tuyên dương người dân đã cứu các nạn nhân

VOV.VN -Người dân Đà Nẵng đóng vai trò quyết định trong việc cứu sống nhiều người trong vụ chìm tàu du lịch Thảo Vân 2 trên sông Hàn xảy ra đêm 4/6 vừa qua.

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tuyên dương người dân đã cứu các nạn nhân

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tuyên dương người dân đã cứu các nạn nhân

VOV.VN -Người dân Đà Nẵng đóng vai trò quyết định trong việc cứu sống nhiều người trong vụ chìm tàu du lịch Thảo Vân 2 trên sông Hàn xảy ra đêm 4/6 vừa qua.

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Lộ ra nhiều “lỗ hổng” quản lý
Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Lộ ra nhiều “lỗ hổng” quản lý

VOV.VN -Cái giá phải trả của Đà Nẵng sau vụ chìm tàu trên sông Hàn là hình ảnh “Thành phố đáng sống” phần nào cũng phai nhạt.  

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Lộ ra nhiều “lỗ hổng” quản lý

Vụ chìm tàu ở Đà Nẵng: Lộ ra nhiều “lỗ hổng” quản lý

VOV.VN -Cái giá phải trả của Đà Nẵng sau vụ chìm tàu trên sông Hàn là hình ảnh “Thành phố đáng sống” phần nào cũng phai nhạt.