Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không:

Sóng nhà Đài – Mũi “tâm công” trong chiến dịch 12 ngày đêm

(VOV) -Tác động của tiếng nói Việt Nam khiến cho binh lính Mỹ suy sụp rã rời

Ký ức một phóng viên nhà Đài trực tiếp chứng kiến, tham gia phản ánh những ngày đêm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” ùa về qua xúc cảm, qua từng lời nói của nhà báo – nguyên Phó Tổng giám đốc Đài TNVN Mai Thúc Long. Ông bộc bạch những suy tư, cảm xúc của mình trong buổi tọa đàm với Hệ Phát thanh Đối ngoại VOV5 ngày 27/12.

Nhà báo Mai Thúc Long nói rằng, Đài TNVN là một trong những “binh chủng đặc biệt”. Những ngày máu lửa đó, Đài TNVN luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phản ánh cuộc chiến đấu oanh liệt của quân, dân ta bảo vệ thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm.

Nhà báo Mai Thúc Long - Nguyên Phó Tổng giám đốc Đài TNVN

Hồi đó, đại bản doanh của Đài TNVN đóng tại 58 Quán Sứ do đồng chí Trần Lâm phụ trách. Khi Mỹ bắt đầu thực hiện Chiến dịch LinebackerII, cán bộ phóng viên đa số đi sơ tán, những ai có sức khỏe thì tiếp tục ở lại để chiến đấu.

Ở lại Hà Nội trong 12 ngày đêm, công việc của nhà báo Mai Thúc Long là phản ánh trực tiếp những nơi quân dân ta trực chiến đánh B52. Khi máy bay B52 rơi, lập tức ông cùng đồng nghiệp có mặt, viết tin, bài phản ánh để thông tin kịp thời cho nhân dân cả nước, nhân dân thế giới chiến công của ta.

Đài TNVN lúc đó cũng phản ánh trung thực những tội ác mà Mỹ gây ra cho Hà Nội, đặc biệt khi Mỹ ném bom tàn phá Khâm Thiên và đánh vào Đài Phát thanh ở Mễ Trì.

Ông còn nhớ mãi thời khắc đó. Khi Đài TNVN phải ngừng sóng 9 phút. Sau 9 phút lịch sử trôi qua, tiếng của phát thanh viên cất lên dõng dạc đĩnh đạc, đường hoàng mang tư thế của người chiến thắng. Tiếng nói Việt Nam tác động sâu sắc, mang lại niềm tin cho nhân dân, quân đội, cho bạn bè thế giới.

Ở Đài TNVN, ngoài các phóng viên chính, Đài còn có sự hỗ trợ của đông đảo cộng tác viên, trong đó có nhiều tên tuổi nổi tiếng: Nhà báo Lưu Quý Kỳ, nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Tố Hữu…

Sau sự kiện Đài TNVN bị ném bom, nhà báo Lưu Quý Kỳ đã có bài viết “9 phút làm nên lịch sử”. Tác động của bài báo hết sức mạnh mẽ. Ở Nhật Bản, khi nghe thông tin này, các bạn Nhật đã quyên góp ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Mỹ. Còn nhà thơ Chế Lan Viên thường xuyên đến đài ngâm thơ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, tố cáo tội ác của Mỹ.

“Hồi đó, nhà thơ Tố Hữu đã phải thốt lên - Đài TNVN xứng danh là Đài anh hùng”, nhà báo Mai Thúc Long nhớ lại.

Theo nhà báo Mai Thúc Long, sóng của Đài TNVN thời đó có tác động to lớn không chỉ đối với nhân dân trong nước mà còn đối với nhân dân thế giới.

Đài TNVN hồi đó không chỉ phản ánh một cách trung thực phong trào phản chiến, phong trào đấu tranh chính trị của đồng bào miền Nam, đặc biệt là của học sinh sinh viên đòi quân Mỹ rút đi khỏi Sài Gòn và các thành phố lớn ở miền Nam, đồng thời phản ánh chiến thắng của quân và dân miền Nam phối hợp với bộ đội ở Hà Nội, hình thành nên “gọng kìm” trên làn sóng.

Lúc này Đài TNVN có chương trình Bình địch vận do Cục Tuyên huấn chủ trì hàng ngày phát sóng vào khu vực doanh trại của lính Mỹ và lính Sài Gòn, đồng thời một đài phát sóng ở thủ đô Cuba cũng thường xuyên thông tin về cuộc chiến của quân dân ta.

Đại tá Vũ Tang Bồng - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử kỹ thuật - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Chúng ta khai thác những phi công Mỹ bị bắt, đưa lên làn sóng. Đấy là lời nói phát ra từ tâm can của những người lính Mỹ. Họ yêu cầu Chính phủ Mỹ phải ngừng ngay cuộc chiến tranh bẩn thỉu này. Họ nói rằng: “Họ là những người bị đánh lừa”.

“Nhưng cái quan trọng hơn chúng tôi muốn nói là tác động của tiếng nói Việt Nam đến binh sĩ Mỹ và binh sỹ Sài Gòn – Đấy là cuộc tấn công bằng lực lượng tâm công – đánh vào lòng người. Sức mạnh này vô cùng to lớn, nó đánh vào lòng người làm cho binh lính Mỹ suy sụp rã rời”, nhà báo Mai Thúc Long nhấn mạnh.

Có mặt tại buổi tọa đàm, Đại tá Vũ Tang Bồng - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử kỹ thuật - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam nhấn mạnh rằng, trong cuộc chiến 12 ngày đêm ở Hà Nội, Đài TNVN đã trực tiếp góp phần vào chiến thắng B52. “Khi biên soạn cuốn sách Những sự kiện lịch sử Việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu nước, chúng tôi có nói đến sự kiện này”, Đại tá Bồng nói.

Trong “Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không”, các cán bộ lãnh đạo, nhân viên kỹ thuật của Đài TNVN rất tận tình giúp đỡ Bộ đội Phòng không - Không quân trong việc bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ cho công tác chiến đấu. Thông tin liên lạc là nhân tố không thể thiếu trong các cuộc chiến, góp phần làm nên chiến thắng.

Với sự giúp đỡ của Đài, Quân chủng Phòng không - Không quân đã được sử dụng làn sóng FM phát riêng trong nội bộ quân chủng với công suất phát là 5KW và 50W. Nhờ đó có thể liên lạc trực tiếp từ sở chỉ huy quân chủng đến các sư đoàn, từ sư đoàn xuống trung đoàn và sư đoàn chỉ huy vượt cấp xuống các tiểu đoàn, trong khi truyền tải thông tin bằng mật mã có thể bị địch phát hiện. Đấy là công lao lớn của Đài TNVN góp phần xứng đáng trong chiến thắng B52./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) -Những câu chuyện, những nhân chứng sẽ góp phần tái hiện trang sử hào hùng của quân và dân Hà Nội

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) -Những câu chuyện, những nhân chứng sẽ góp phần tái hiện trang sử hào hùng của quân và dân Hà Nội

"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước
"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước

(VOV) - Những hình ảnh, tư liệu tái hiện rõ nét về lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm với chiến thắng hào hùng "Điện Biên Phủ trên không".

"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước

"Điện Biên Phủ trên không" qua tư liệu trong và ngoài nước

(VOV) - Những hình ảnh, tư liệu tái hiện rõ nét về lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm với chiến thắng hào hùng "Điện Biên Phủ trên không".

“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh
“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh

(VOV) -40 năm trước, họ biết nhau qua một sự kiện đặc biệt. 40 năm sau, chính sự kiện này lại tạo cơ hội để họ gặp lại nhau.

“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh

“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh

(VOV) -40 năm trước, họ biết nhau qua một sự kiện đặc biệt. 40 năm sau, chính sự kiện này lại tạo cơ hội để họ gặp lại nhau.