“Thần đèn” nâng giảng đường ngôi chùa 2.000 tấn ở TP.HCM

Sau 40 ngày chuẩn bị và kích nâng, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư đã nâng được 1,5m đại giảng đường chùa Huệ Nghiêm 2.000 tấn, diện tích 510m2.

Sau 2 tháng khảo sát, chuẩn bị và thi công, chiều 21/11, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư đã nâng cao 1,5m Đại giảng đường chùa Huệ Nghiêm (quận Bình Tân, TP.HCM). Công trình đồ sộ này nặng 2.000 tấn, diện tích trên 510 m2, gồm sàn trệt và tầng mái với 60 cột chống bê tông. 
Theo ông Cư, để đảm bảo kết cấu công trình khi nâng cao được an toàn tuyệt đối, ông cùng các công nhân thực hiện phải chia thành 2 giai đoạn, sau khi nâng cao 1,5 m sẽ gia cố móng cột và tiếp tục nâng đợt 2. 
Công trình đại giảng đường khá đồ sộ, ông Cư phải mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu, khảo sát các mức có thể nâng lên được theo yêu cầu của thầy trụ trì. Cũng như những công trình đã thi công trước đây, "thần đèn" dùng phương pháp kích ben hơi thủy lực. Quy mô công trình đến 60 cột, phải nâng đều nên ông sử dụng 3 trạm hơi với 100 vòi hơi chịu lực. 
Sau khi cân bằng toàn bộ 60 cột chùa, các trạm bơm hơi sẽ kích 60 kích thủy lực loại lớn đồng đều cùng một lúc để nâng toàn bộ công trình lên. Mỗi lần nâng lên 3 cm, kích thủy lực sẽ tự ngưng đồng loạt. 
Mỗi kích hơi sẽ kích một cột đại giảng đường, hai bên là kích thủy lực bằng tay và các khối bê tông chèn các con kê bằng gỗ sau khi được nâng đều, đỡ lực cho kích nâng. 
Các cột sẽ được gắn bảng kích cỡ cùng tay cỡ bằng thép để điều chỉnh đồng đều thông số toàn bộ các cột cùng lúc. 
 Các công nhân luôn phải điều chỉnh kích thủy lực bằng tay và đế kê.
Các con kê bằng gỗ luôn được đóng chặt với nhau sau khi điều chỉnh thông số nâng. 
Tại các máy bơm hơi đặt phía trên, các công nhân phụ trách mở, điều chỉnh thông số hơi bơm đều cho các kích thủy lực hoạt động. 
Đội ngũ công nhân thi công nâng công trình này có 20 người, mỗi người phụ trách 3-4 cột qua nhiều công đoạn. Đặc biệt khi máy hơi bơm kích thủy lực hoạt động, họ đều phải tập trung theo dõi để điều chỉnh kích thủ công. 
Trong thời gian bơm hơi thủy lực, các công nhân phụ trách cột luôn phải thông báo mức nâng của từng cột, vừa quan sát thông số cữ vừa kích thủy lực bằng tay để cố định, giữ lực cho kích nâng. 
Mỗi lần nâng chỉ có 3 cm nên "thần đèn" luôn phải di chuyển nhiều chỗ để chỉ đạo từng khu vực công nhân phụ trách cột. 
"Đại giảng đường này có quy mô lớn nhưng chúng tôi đã có kinh nghiệm qua nhiều công trình nên ngoài đầu tư máy móc nhiều, tôi trực tiếp chỉ huy từ đầu đến cuối để luôn đảm bảo an toàn", "thần đèn" cho hay. 
Sau khi kích thủy lực thủ công chịu lực cho toàn bộ công trình, các con kê bê tông cố định, các công nhân sẽ tiến hành chèn, nâng kích hơi, điều chỉnh thông số để tiếp tục kích các lần sau.
Bốn cọc sắt được dựng ngay giữa giảng đường để làm móng giữa và hỗ trợ chịu lực cho phần mái. 
Ngoài nâng lên, theo yêu cầu của nhà chùa, đơn vị thi công kết hợp đổ thêm dầm, sàn giữa trung tâm giảng đường. 
Sau khi nâng lên được 1,5 m, một số hạng mục xung quanh kết cấu với giảng đường đã tách biệt. 
Sau khi xong đợt một, trong vòng 15-20 ngày ông Cư sẽ tiến hành nâng đợt 2 cho đủ 3 m. Theo "thần đèn", giai đoạn 1 ông mất gần 40 ngày chuẩn bị mặt bằng, làm móng, nhưng tiếng hành kích nâng chỉ trong vòng 5 ngày. 
Dự kiến sau 1 tháng nữa, công trình Đại giảng đường chùa Huệ Nghiêm sẽ được nâng đúng độ cao 3 m theo yêu cầu lẫn khâu hoàn thiện. Tổng thời gian hoàn thiện công trình sẽ diễn ra trong vòng 30-40 ngày. 
Trước đó, năm 2015, ông Cư cùng ê-kíp của mình cũng đã nâng cổng ngôi chùa này nặng 70 tấn, lên cao 1,2 m để chống nước tràn vào bên trong chùa. Vừa qua ông cũng thi công nâng cao tháp mẹ Quan âm nằm bên đại giảng đường lên 1,5 m.

Tọa lạc tại đường Đỗ Năng Tế, phường An Lạc A, quận Bình Tân, chùa Huệ Nghiêm được nhiều người biết đến với những kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa khai lập vào ngày 11/11/1962. Chùa này còn là nơi tu học của chư tăng từ năm 1963 đến năm 1985 với các tên: Trường trung học chuyên khoa, Phật học viện Huệ Nghiêm, Viện cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm. Chùa đã được trùng tu vào năm 1965 và năm 1989. Trong khuôn chùa có nhiều công trình đẹp như tháp chuông, đài Quan Âm, tháp Phổ Đồng (cao 32m, xây năm 1972), đặc biệt là pho tượng đức Phật Thích ca (cao 4,5 m, ngang 4,5 m) do điêu khắc gia Lê Thành Nhơn sáng tác, an vị vào năm 1979.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tòa nhà gần 3 nghìn tấn được "thần đèn" di dời vẫn đảm bảo kiến trúc
Tòa nhà gần 3 nghìn tấn được "thần đèn" di dời vẫn đảm bảo kiến trúc

Đây là tòa nhà lớn nhất khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam mà "thần đèn" từng thực hiện di dời. 

Tòa nhà gần 3 nghìn tấn được "thần đèn" di dời vẫn đảm bảo kiến trúc

Tòa nhà gần 3 nghìn tấn được "thần đèn" di dời vẫn đảm bảo kiến trúc

Đây là tòa nhà lớn nhất khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam mà "thần đèn" từng thực hiện di dời. 

“Thần đèn” đã hoàn thành di dời căn nhà 800 tấn
“Thần đèn” đã hoàn thành di dời căn nhà 800 tấn

VOV.VN -Sau 1 tuần liên tục thi công, thần đèn đã hoàn tất công việc di dời căn nhà 800 tấn ở Nghệ An đi đến vị trí mới cách vị trí ban đầu hơn 35m.

“Thần đèn” đã hoàn thành di dời căn nhà 800 tấn

“Thần đèn” đã hoàn thành di dời căn nhà 800 tấn

VOV.VN -Sau 1 tuần liên tục thi công, thần đèn đã hoàn tất công việc di dời căn nhà 800 tấn ở Nghệ An đi đến vị trí mới cách vị trí ban đầu hơn 35m.

Cận cảnh căn nhà hơn 800 tấn được “thần đèn” dịch chuyển gần 40m
Cận cảnh căn nhà hơn 800 tấn được “thần đèn” dịch chuyển gần 40m

VOV.VN - Ngôi nhà 3 tầng với diện tích gần 200m3, tổng trọng lượng hơn 800 tấn được 15 công nhân dịch chuyển sang vị trí mới.

Cận cảnh căn nhà hơn 800 tấn được “thần đèn” dịch chuyển gần 40m

Cận cảnh căn nhà hơn 800 tấn được “thần đèn” dịch chuyển gần 40m

VOV.VN - Ngôi nhà 3 tầng với diện tích gần 200m3, tổng trọng lượng hơn 800 tấn được 15 công nhân dịch chuyển sang vị trí mới.