Thầy giáo mầm non trên đỉnh núi mù sương

VOV.VN - Vượt qua những khó khăn, các thầy giáo mầm non vẫn ngày ngày miệt mài bám trường, bám lớp, ươm những mầm xanh

Công việc dạy trẻ thường chỉ dành cho phái nữ, vậy mà nhiều năm nay vẫn có hàng chục thầy giáo ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu âm thầm, tỉ mẩn, tận tụy với công việc này. Nơi ở và công tác của các thầy là những điểm bản vùng sâu, vùng xa khó khăn về mọi mặt. Thế nhưng chưa một ai bỏ lớp, bỏ trò hay nói lời than vãn. Sau những ngày nghỉ tết, sum vầy cùng gia đình, người thân, các thầy lại trở về trường để bắt đầu năm mới với công việc quen thuộc của mình.

Đa phần các thầy giáo mầm non dạy trẻ ở những điểm trường khó khăn vùng sâu, vùng xa
Ngày đầu năm, công việc quen thuộc của thầy Lường Văn Mạnh, giáo viên điểm trường Đầu Nậm Xả, xã Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là tới từng nhà đón trẻ đến lớp. Sau thời gian nghỉ dài ngày, tưởng chừng việc đưa trẻ đến lớp sẽ gặp khó khăn, nhưng hôm nay may mắn hơn, thầy Mạnh chỉ mất gần một tiếng đồng hồ đã tập hợp được hầu hết số trẻ có mặt tại trường. Để có được đông đủ trẻ đến lớp trong ngày đầu tiên năm mới, thầy Mạnh đã phải có mặt ở trường trước đó 2 ngày để vệ sinh lớp học và xuống từng nhà vận động phụ huynh, “giữ chân trẻ” không cho các cháu theo cha mẹ đi nương, đi rừng.

Quà cho các cháu sau nghỉ tết chỉ là ít bánh, kẹo được các thầy mang từ quê lên
Điểm trường của thầy Mạnh nằm chót vót trên đỉnh núi cao, là một trong những điểm trường khó khăn nhất của xã Bum Tở, bởi thiếu nước sinh hoạt. Để có đủ nước phục vụ cho sinh hoạt của hơn 24 cháu lớp mình, hàng ngày sau buổi lên lớp, thầy Mạnh phải xuống suối cách đó vài trăm mét gùi từng can nước. Ngoài ra, thầy còn gánh “trọng trách” lấy nước đủ cho 4 cô giáo ở điểm trường cùng sử dụng, vì thầy là phái mạnh duy nhất ở đây. Công việc vất vả, khó khăn là vậy, song chưa một ngày thầy cảm thấy nản lòng.

Sau khi đón đến lớp, các thầy thay quần áo sạch sẽ cho các cháu trước khi học
Thầy Lường Văn Mạnh tâm sự: “Cũng có đôi chút khó khăn do bất đồng với tiếng của các cháu ở đây. Múa hát, hay vệ sinh cho các cháu đối với em cũng hơi khó khăn vì em là nam giới, không được khéo léo như các cô giáo. Em cũng cố gắng hoàn thiện hơn, làm từng bước một để phù hợp với hoàn cảnh của mình, để các cháu được chăm sóc như học sinh các lớp do các cô giáo phụ trách”.

Và qua năm tháng, việc chăm sóc trẻ đối với các thầy đã trở nên thuần thục

Chứng kiến từng cử chỉ ân cần âu yếm khi trẻ khóc, từng động tác múa khi dạy hát, hay từng thìa cơm, miếng nước khi chăm sóc cho các cháu, mới thầm cảm phục cái tài “không thua ai” của các thầy giáo cắm bản nuôi dạy trẻ mầm non nơi đây. Cùng với thầy Mạnh, ở Trường Mầm non số 1 Bum Tở còn có một thầy giáo khác dạy ở điểm trường Pa Thoóng. Đây là hai điểm bản khó khăn, thiếu thốn nhất xã, nhưng cũng như các điểm trường khác, với lòng yêu nghề, mến trẻ của mình những năm qua lớp học do các thầy giáo đứng lớp có chất lượng không thua kém gì lớp học của các cô giáo.

Chăm sóc từng giấc ngủ cho trẻ buổi trưa
Cô giáo Vũ Thị Hường, Hiệu trưởng Trường Mầm non số 1 Bum Tở cho biết: “Nhà trường hiện có 22 giáo viên, trong đó có 2 giáo viên nam, đều phải đứng lớp cả. Hai giáo viên nam đóng ở bản rất xa, điều kiện đi lại khó khăn. Đối với giáo viên nam, trong quá trình giảng dạy còn một số khó khăn, các thầy còn có chút e dè khi dạy các cháu múa. Nhà trường cũng khuyến khích các thầy tự học tiếng địa phương để nâng cao chất lượng dạy và học cho nhà trường”.

Giờ thể dục tại lớp khi ngoài trời mưa gió, mây mù rét buốt hay nắng gắt

Vận động buổi sáng cùng các trẻ
Thầy và trò chơi dân gian "rồng rắn lên mây"
Những điểm trường không điện, không đường, không nước, cơ sở vật chất thiếu thốn không phải là hiếm đối với huyện vùng cao biên giới Mường Tè. Để duy trì chất lượng giáo dục trong điều kiện khó khăn, đặc biệt là những điểm bản vùng sâu, vùng xa, nhiều năm nay ngành Giáo dục và Đào tạo huyện vẫn thường xuyên huy động các giáo viên nam có sức khỏe, ý chí và tâm huyết với nghề xung phong cắm bản. Giáo viên nam dạy tiểu học ở điểm bản đã khó, giáo viên nam dạy mầm non lại càng khó khăn trăm bề. Hiện nay, toàn huyện Mường Tè có 25 thầy giáo dạy mầm non ở các xã khó khăn vùng sâu, vùng xa như: Tà Tổng, Pa Ủ, Nậm Trà, Ka Lăng, Tá Pạ … Ở những nơi đó không chỉ thiếu thốn về điện nước mà trường lớp, bàn ghế cũng đa phần là tạm bợ. Nhiều nơi lớp học chỉ là nhà lán được ghép bằng gỗ, phên nứa, lợp mái tranh và đa phần đồ dùng học tập hàng ngày của các cháu cũng do các thầy tự làm.

Khó khăn đối với các thầy cô là sự bất đồng về ngôn ngữ với các trẻ
Đánh giá về chất lượng các lớp học mầm non do các thầy giáo đứng lớp, bà Lý Mỹ Ly, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè cho biết: “Khó khăn của giáo viên mầm non là các thầy vừa phải đón trẻ đến lớp, chăm bẵm, vệ sinh cho các cháu. Đặc biệt với giáo viên mầm non giọng nói phải nhỏ nhẹ, uyển chuyển, mềm dẻo nhưng với các thầy giáo thì thô hơn, cứng hơn. Trên thực tế, các thầy giáo có năng khiếu, lòng nhiệt tình vẫn làm được tất cả các việc mà chị em thường làm, chất lượng cũng tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, khi lớn tuổi, các thầy giáo sẽ vất vả hơn”.

Ít đồ chơi hiếm hoi được trang bị cho trẻ
Vượt qua được những khó khăn thách thức của thầy giáo mầm non, những ngày đầu năm này các thầy giáo vẫn miệt mài bám trường, bám lớp “ươm” những mầm xanh trên những đỉnh núi mù sương nơi đại ngàn cuối trời Tây Bắc. Cầu mong các thầy luôn chân cứng, đá mềm giữ “lửa” đam mê nghề nghiệp, vì tương lai tươi sáng của con em đồng bào các dân tộc nơi đây./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thầy giáo Nguyễn Duy Quy và “chiếc gậy dò đường  thông minh”
Thầy giáo Nguyễn Duy Quy và “chiếc gậy dò đường thông minh”

VOV.VN  - “Chiếc gậy dò đường thông minh” của thầy Quy đã đem lại niềm vui và sự an toàn cho người khiếm thị  mỗi khi đi lại.

Thầy giáo Nguyễn Duy Quy và “chiếc gậy dò đường  thông minh”

Thầy giáo Nguyễn Duy Quy và “chiếc gậy dò đường thông minh”

VOV.VN  - “Chiếc gậy dò đường thông minh” của thầy Quy đã đem lại niềm vui và sự an toàn cho người khiếm thị  mỗi khi đi lại.

Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân
Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân

VOV.VN - Cuộc hành trình xuyên Việt sẽ được anh Võ Mạnh Tuấn (1987), hiện là giáo viên trường Trung cấp nghề Kon Tum thực hiện qua 20 tỉnh thành.

Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân

Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân

VOV.VN - Cuộc hành trình xuyên Việt sẽ được anh Võ Mạnh Tuấn (1987), hiện là giáo viên trường Trung cấp nghề Kon Tum thực hiện qua 20 tỉnh thành.

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói
Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

VOV.VN -May mắn từ “cõi chết” trở về, thầy Bằng tiếp tục gắn bó với nghề giáo, cùng chính quyền địa phương giúp đồng bào vượt qua hủ tục.

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

VOV.VN -May mắn từ “cõi chết” trở về, thầy Bằng tiếp tục gắn bó với nghề giáo, cùng chính quyền địa phương giúp đồng bào vượt qua hủ tục.

Trao thư khen của Chủ tịch nước cho thầy giáo Lê Trung Sứng
Trao thư khen của Chủ tịch nước cho thầy giáo Lê Trung Sứng

VOV.VN - Thầy giáo Lê Trung Sứng được Chủ tịch nước gửi Thư khen ngợi bởi tấm gương tận tụy với nghề, quên mình yêu thương dạy dỗ học trò

Trao thư khen của Chủ tịch nước cho thầy giáo Lê Trung Sứng

Trao thư khen của Chủ tịch nước cho thầy giáo Lê Trung Sứng

VOV.VN - Thầy giáo Lê Trung Sứng được Chủ tịch nước gửi Thư khen ngợi bởi tấm gương tận tụy với nghề, quên mình yêu thương dạy dỗ học trò

Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa
Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa

VOV.VN - Những thầy giáo trẻ tâm niệm, được dạy học nơi đảo xa thì ý nghĩa của tuổi đôi mươi sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa

Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa

VOV.VN - Những thầy giáo trẻ tâm niệm, được dạy học nơi đảo xa thì ý nghĩa của tuổi đôi mươi sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.