Thị trường lao động dịp Tết Đinh Dậu đang “nóng” dần

VOV.VN - Theo nhận định, lượng cung vẫn không đủ cầu và nhiều doanh nghiệp vẫn đang “khát” lao động thời vụ dịp Tết. 

Có mặt tại các trung tâm giới thiệu việc làm tại TP Hà Nội những ngày này dễ dàng nhận thấy số lượng lớn người lao động, nhất là các bạn trẻ, đến tìm kiếm việc làm bán thời gian dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu.

Tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, các doanh nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hưng Yên… liên tục niêm yết số lượng tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo Trung tâm, lượng cung vẫn không đủ cầu và nhiều doanh nghiệp vẫn đang “khát” lao động thời vụ dịp Tết.

Người lao động tìm việc làm tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội

Bà Vũ Thị Thanh Liễu – Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, dịp giáp Tết Đinh Dậu này, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp gia tăng. Đây là quy luật tất yếu, bởi các đơn vị này cần số lượng lớn lao động thời vụ dịp Tết. Trong đó phải kể để các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ với những ngành nghề phổ biến như: vận chuyển hàng hóa, bán hàng, kinh doanh, marketing, thu ngân, đóng gói…

“Các doanh nghiệp này đang thiếu hụt lượng lớn lao động thời vụ. Nhất là những doanh nghiệp có nhu cầu bán hàng kinh doanh dịp Tết hay những siêu thị lớn. Số lao động đáp ứng cho nguồn cầu thường không đủ, cho nên đây là cơ hội cho nhiều ứng viên tìm kiếm công việc thời vụ phù hợp” – bà Thanh Liễu nói.

Một nhà tuyển dụng cho biết, hiện công ty của ông đang có nhu cầu tuyển dụng 20 nhân viên bảo vệ cho các ngân hàng trong dịp Tết, với mức lương dao động 500.000 – 600.000 đồng/ngày Tết. Nếu ký hợp đồng thời vụ có thể làm từ 1 – 2 tháng, thanh toán ngay khi kết thúc hợp đồng. Nhiều công việc làm theo giờ khác, mức lương thường do 2 bên thỏa thuận.

Theo Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, thị trường lao động thành phố tháng 11 và 12/2016 có sự ổn định và phát triển. Nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ có xu hướng tăng 15% - 20% (khoảng 25.000 chỗ làm việc). Đặc biệt các lĩnh vực ngành nghề dịch vụ, phục vụ luôn cần bổ sung nguồn lao động cho các công việc lao động giản đơn, ngắn hạn nhằm phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm và chuẩn bị Tết Đinh Dậu 2017.

Một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động có xu hướng tăng ở dịp cuối năm tại TP HCM đó là kinh doanh – bán hàng (tăng 33,99% so với quý III) nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho thị trường bán lẻ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Tiếp theo là dịch vụ du lịch – nhà hàng – khách sạn (tăng 1,44 lần) trong đó tuyển dụng ở các vị trí như lễ tân, nhân viên phục vụ tiệc cưới, phụ bếp, phục vụ quầy bar, nhân viên pha chế, kiểm soát vé… chủ yếu là lao động phổ thông, công việc mang tính chất thời vụ.

Theo các chuyên gia, trong tháng 1 và tháng 2/2017, nhu cầu nhân lực sẽ tập trung trong các ngành nghề: marketing, bán hàng, tiếp thị - trưng bày sản phẩm, dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn, tiếp thị sản phẩm, quảng cáo, đóng gói hàng thực phẩm và hàng dân dụng, nghiên cứu thị trường, người dẫn chương trình, dịch vụ giúp việc nhà, dịch vụ chăm sóc cây cảnh, giao hàng nhanh, nhân viên bảo vệ.

Ra Tết, nhu cầu tuyển dụng lao động lành nghề, làm việc “full-time” có xu hướng tăng, đa dạng hơn cho các lĩnh vực, ngành sản xuất, chế biến như dệt may – giày da, chế biến thực phẩm, vận tải – kho bãi – xuất nhập khẩu, nhựa – bao bì, mộc – mỹ nghệ, xây dựng… Nguyên nhân do các doanh nghiệp triển khai kế hoạch sản xuất năm.

Bà Vũ Thị Thanh Liễu cho biết, trước sức “nóng” của thị trường lao động dịp Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tổ chức một phiên giao dịch việc làm chuyên đề thời vụ, bán thời gian. Dự kiến, phiên giao dịch này sẽ có sự tham gia của khoảng 35 doanh nghiệp với 600 chỉ tiêu tuyển dụng. Đây là cơ hội việc làm miễn phí để người lao động, học sinh, sinh viên tìm được việc làm phù hợp và định hướng nghề nghiệp.

Các nhà tuyển dụng khuyến cáo, dịp cuối năm là thời điểm nhiều công ty “ma” đăng tuyển dụng trên mạng hoặc tờ rơi. Đối tượng họ nhắm tới thường là sinh viên, người lao động ngoại tỉnh có nhu cầu giúp việc gia đình hoặc bảo vệ. Dấu hiệu dễ nhận biết là họ đưa ra mức lương hấp dẫn, nhưng lại bắt đặt cọc, địa chỉ làm việc không rõ ràng.

Do đó, các ứng viên cần cảnh giác và nên tìm đến các trung tâm tuyển dụng uy tín để được tư vấn. Tại đây, việc tuyển dụng diễn ra công khai, không mất phí và dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin trường hợp tử nạn ở Angola
Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin trường hợp tử nạn ở Angola

VOV.VN - Cục Quản lý lao động ngoài nước đã kiểm tra nhưng không thấy thông tin của nạn nhân Hoàng Thị Văn.

Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin trường hợp tử nạn ở Angola

Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin trường hợp tử nạn ở Angola

VOV.VN - Cục Quản lý lao động ngoài nước đã kiểm tra nhưng không thấy thông tin của nạn nhân Hoàng Thị Văn.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Nên để người lao động lựa chọn
Tăng tuổi nghỉ hưu: Nên để người lao động lựa chọn

VOV.VN -Người lao động nên được trao quyền nghỉ hưu ở một lứa tuổi nào đó, nhưng cũng có quyền được làm thêm theo quy định của Nhà nước.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Nên để người lao động lựa chọn

Tăng tuổi nghỉ hưu: Nên để người lao động lựa chọn

VOV.VN -Người lao động nên được trao quyền nghỉ hưu ở một lứa tuổi nào đó, nhưng cũng có quyền được làm thêm theo quy định của Nhà nước.

Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot
Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot

VOV.VN - Theo ILO: 86% lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do tự động hóa.

Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot

Gần 90% lao động dệt may, da giày có nguy cơ mất việc làm do robot

VOV.VN - Theo ILO: 86% lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do tự động hóa.