Thượng tướng Phạm Ngọc Minh đề nghị quy định mùa cấm đánh bắt cá

VOV.VN - Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đề nghị, phải cấp hạn ngạch đánh bắt chứ không thể để đánh bắt vô tội vạ, đánh bắt bao nhiêu cũng được.

Sáng 21/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Dự thảo Luật thuỷ sản (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên thảo luận, Thượng tướng Phạm Ngọc Minh - Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn chia sẻ, bản thân với hơn 30 năm đi tất cả các vùng biển, có những đợt trên biển đến vài tháng nhưng đến nay, ông nhận thấy thuỷ sản của ta đang bị tận diệt bằng đủ các hình thức đánh bắt.

Thượng tướng Phạm Ngọc Minh đề nghị Luật quy định mùa nào cấm đánh bắt cá, đặc biệt mùa cá sinh sản

Dẫn con số nhiều tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt, ông Minh cho biết, nguyên nhân chính là do nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt nên ngư dân đi đánh bắt ở vùng biển nước bạn.

Do đó, Thượng tướng Phạm Ngọc Minh đề nghị Dự thảo Luật cần có quy định cụ thể về quản lý Nhà nước ở những khu vực được đánh bắt, nêu rõ mùa nào cấm đánh bắt, đặc biệt vào mùa cá sinh sản, hoặc những khu vực ven bờ, những khu vực bảo tồn phải có quy định cụ thể. Đặc biệt, phải cấp hạn ngạch đánh bắt chứ không thể để đánh bắt vô tội vạ, đánh bắt bao nhiêu cũng được.

Ngoài ra, ông cũng lưu ý tính cần thiết của việc thắt chặt kiểm định các tàu đánh cá. Thông tin do Thượng tướng Phạm Ngọc Minh cho hay, trong gần 1 tháng nay, có đến hơn 90 tàu cá bị tai nạn, trong đó có chìm tàu, bị phá nước, mất tài sản, đâm nhau, tai nạn lao động rất nhiều... Cơ bản các vụ tai nạn đều ứng cứu được, nhưng gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng.

“Tôi là Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, hầu như không ngày nào không phải xử lý những vụ việc như thế này. Như đêm trước có vụ tai nạn tàu cá khiến 4 người bị rơi xuống biển” – Tướng Minh cho biết thêm.

Thượng tướng Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh cũng cho rằng các quy định cấm trong luật còn quá chung chung.

“Ở nước khác, mùa cá sinh sản đều cấm đánh bắt, họ cũng quy định rõ loại cá nào thì được đánh, vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Nhưng ở ta không cấm rõ ràng, mùa cá sinh sản ngư dân vẫn ra khơi đánh bắt hết nên mới dẫn đến câu chuyện tận diệt” – ông Võ Trọng Việt nêu ý kiến./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Thuận: Nổ mìn tận diệt hải sản ở biển Vĩnh Tân
Bình Thuận: Nổ mìn tận diệt hải sản ở biển Vĩnh Tân

VOV.VN - Cứ đến mùa cá cơm, các tàu thuyền công suất nhỏ từ Ninh Thuận thường lén lút qua đây dùng mìn để đánh bắt. 

Bình Thuận: Nổ mìn tận diệt hải sản ở biển Vĩnh Tân

Bình Thuận: Nổ mìn tận diệt hải sản ở biển Vĩnh Tân

VOV.VN - Cứ đến mùa cá cơm, các tàu thuyền công suất nhỏ từ Ninh Thuận thường lén lút qua đây dùng mìn để đánh bắt. 

Tàu cá dùng kích điện “tận diệt” hải sản trên Vịnh Hạ Long
Tàu cá dùng kích điện “tận diệt” hải sản trên Vịnh Hạ Long

VOV.VN -Việc sử dụng kích điện để khai thác thủy sản trên Vịnh Hạ Long đã bị cấm nhưng kiểu khai thác này vẫn tồn tại mà chưa được xử lý triệt để…

Tàu cá dùng kích điện “tận diệt” hải sản trên Vịnh Hạ Long

Tàu cá dùng kích điện “tận diệt” hải sản trên Vịnh Hạ Long

VOV.VN -Việc sử dụng kích điện để khai thác thủy sản trên Vịnh Hạ Long đã bị cấm nhưng kiểu khai thác này vẫn tồn tại mà chưa được xử lý triệt để…