Công tác theo dõi tình hình vùng dân tộc, miền núi chưa sâu sát

VOV.VN -Cả nước còn hàng nghìn xã chưa thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. Đến năm 2018, mới có 34/2.139 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn về đích.

Sáng 23/10, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS, MN) giai đoạn 2016 - 2018.

Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn từ năm 2016 - 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 41 chương trình, chính sách. Trong đó có 15 chính sách qui định đối tượng tác động trực tiếp là vùng DTTS, MN; 26 chính sách chung áp dụng cho cả nước hoặc có liên quan vùng DTTS, MN.

Bà con xã Đông Hà, tỉnh Hà Giang góp công làm đường liên thôn bản (ảnh: Mạnh Phương)

HĐDT nhận thấy, trong số 15 chính sách trực tiếp, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực xã hội như: giáo dục, văn hóa, thông tin, mà chưa có nhiều chính sách về kinh tế, lao động, việc làm, phát triển hạ tầng, giải quyết đất ở, đất sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho vùng DTTS,MN. Đây là những chính sách căn bản để giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

HĐDT thấy rằng, hiện nay các chương trình, chính sách, dự án đầu tư cho vùng DTTS, MN rất nhiều, gồm 118 chính sách đang có hiệu lực, do 10 Bộ, ngành quản lý, chủ trì chỉ đạo, cùng với đó là những quy định về cơ chế, nguồn lực khác nhau gây nên khó khăn trong tổ chức thực hiện và theo dõi, tổng hợp. Trong công tác quản lý nhà nước, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong triển khai, hướng dẫn thực hiện.

Công tác theo dõi địa bàn, nắm bắt tình hình vùng DTTS,MN của một số bộ, ngành và địa phương chưa sâu sát, chậm tham mưu đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh…Thực hiện chính sách ở các địa phương còn gặp phải những vướng mắc do phân bổ nguồn lực thiếu, giải ngân chậm, cơ chế thủ tục chưa phù hợp.

Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay có 118 chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS,MN đang có hiệu lực. Tuy nhiên, báo cáo chưa phân tích, đánh giá tác động, hiệu quả, nguyên nhân hạn chế của chính sách, cả chủ quan và khách quan; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong ban hành và tổ chức thực hiện chính sách.

Về kết quả thực hiện giảm nghèo, HĐDT thống nhất đánh giá kết quả giảm nghèo giai đoạn vừa qua đã đạt các chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Căn cứ vào mục tiêu Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020: phấn đấu 50% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 20 - 30% số xã, thôn, bản ĐBKK vùng DTTS,MN thoát khỏi tình trạng ĐBKK.

Đến năm 2018, mới có 34 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn

Tuy nhiên, Báo cáo đưa ra kết quả cho thấy, mục tiêu trên khó có khả năng đạt được, tiêu chí hộ nghèo khác nhau ở từng giai đoạn nên số lượng xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn không nói lên đúng thực chất, đây là vấn đề cần được Chính phủ giải trình rõ hơn.

HĐDT cho rằng, kết quả giảm nghèo ở các vùng phụ thuộc vào cơ cấu dân cư, dân tộc. Số liệu giảm nghèo chung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ chưa phản ánh đúng thực chất của vùng dân tộc. Chính phủ cần có số liệu phân tích bổ sung rõ hơn về thu nhập bình quân, số hộ nghèo và tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào dân tộc ở các khu vực; đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn, đúng thực chất mức sống, thu nhập, sinh kế, mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế.., của đồng bào dân tộc thiểu số; phân tích, làm rõ thực trạng của việc gia tăng các huyện nghèo thuộc diện 30a, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo trong vùng DTTS, MN.

Kết quả xây dựng nông thôn mới ở vùng DTTS&MN, báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế trong thực hiện chương trình nông thôn mới ở vùng DTTS,MN. Có thể thấy xây dựng nông thôn mới ở vùng DTTS,MN còn nhiều khó khăn, đến năm 2018, mới có 34/2.139 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn về đích, nhiều tỉnh bình quân chỉ đạt 10 tiêu chí/xã, có tới 103 xã đạt dưới 5 tiêu chí, 16 tỉnh có số dân DTTS trên 30% chỉ đạt 14,62% số xã.

Về đầu tư kết cấu hạ tầng, báo cáo của Chính phủ chưa có thông tin số liệu đầy đủ về kết cấu hạ tầng vùng DTTS,MN, đặc biệt là những địa bàn, khu vực còn thiếu về cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đề nghị Chính phủ căn cứ vào chỉ tiêu của Quyết định 1722 và mục tiêu của chương trình Nông thôn mới để đánh giá so sánh kết quả đã đạt được.

Về bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2016-2018, Chính phủ đã triển khai một số chính sách nhằm đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, cho vay tín dụng cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân  nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Qua giám sát của HĐDT cho thấy kết quả thực hiện giao khoán rừng rất thấp (chỉ có 11,5% số hộ DTTS được giao khoán với mức bình quân 2,13 ha/hộ; 10,7% số hộ DTTS được cấp quyền sử dụng với mức bình quân 2,7 ha/hộ).

Định mức chi cho bảo vệ rừng tuy đã được nâng lên, nhưng so với thực tế vẫn còn thấp, chưa phù hợp với từng vùng, cá biệt có nơi không thực hiện chế độ giao khoán, nơi thực hiện thì chủ yếu dựa vào nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng nông thôn mới không có điểm kết thúc
Xây dựng nông thôn mới không có điểm kết thúc

VOV.VN - Có những ý kiến cho rằng xây dựng nông thôn mới không có điểm kết thúc, cần hướng tới xây dựng nông thôn mới theo kiểu mẫu.

Xây dựng nông thôn mới không có điểm kết thúc

Xây dựng nông thôn mới không có điểm kết thúc

VOV.VN - Có những ý kiến cho rằng xây dựng nông thôn mới không có điểm kết thúc, cần hướng tới xây dựng nông thôn mới theo kiểu mẫu.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị xây dựng nông thôn mới
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Ngày 27/7, tại Điện Biên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị toàn quốc xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản gắn với giảm nghèo bền vững.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Ngày 27/7, tại Điện Biên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị toàn quốc xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản gắn với giảm nghèo bền vững.

“Gió Đại Phong” tươi sáng vùng nông thôn mới
“Gió Đại Phong” tươi sáng vùng nông thôn mới

VOV.VN - Phong trào “gió Đại phong” tiếp tục lan tỏa trong phong trào xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, đời sống nhân dân, ấm no, hạnh phúc.

“Gió Đại Phong” tươi sáng vùng nông thôn mới

“Gió Đại Phong” tươi sáng vùng nông thôn mới

VOV.VN - Phong trào “gió Đại phong” tiếp tục lan tỏa trong phong trào xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, đời sống nhân dân, ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng kiểm tra mô hình nông thôn mới kiểu mẫu ở Hà Tĩnh
Thủ tướng kiểm tra mô hình nông thôn mới kiểu mẫu ở Hà Tĩnh

VOV.VN - Thủ tướng đã trực tiếp đi kiểm tra việc thực hiện chương trình nông thôn mới tại khu dân cư mới kiểu mẫu tại thôn Châu Nội, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Thủ tướng kiểm tra mô hình nông thôn mới kiểu mẫu ở Hà Tĩnh

Thủ tướng kiểm tra mô hình nông thôn mới kiểu mẫu ở Hà Tĩnh

VOV.VN - Thủ tướng đã trực tiếp đi kiểm tra việc thực hiện chương trình nông thôn mới tại khu dân cư mới kiểu mẫu tại thôn Châu Nội, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

"Sau nông thôn mới phải có nông thôn mới kiểu mẫu"
"Sau nông thôn mới phải có nông thôn mới kiểu mẫu"

VOV.VN - Theo PTT Vương Đình Huệ, nông thôn mới là quá trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, sau nông thôn mới phải có nông thôn mới kiểu mẫu.

"Sau nông thôn mới phải có nông thôn mới kiểu mẫu"

"Sau nông thôn mới phải có nông thôn mới kiểu mẫu"

VOV.VN - Theo PTT Vương Đình Huệ, nông thôn mới là quá trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, sau nông thôn mới phải có nông thôn mới kiểu mẫu.

Du lịch cộng đồng làm thay đổi diện mạo nông thôn mới ở Sơn La
Du lịch cộng đồng làm thay đổi diện mạo nông thôn mới ở Sơn La

VOV.VN - Năm 2015, Chiềng Xôm là xã đầu tiên của thành phố Sơn La và tỉnh Sơn La cán đích nông thôn mới. 

Du lịch cộng đồng làm thay đổi diện mạo nông thôn mới ở Sơn La

Du lịch cộng đồng làm thay đổi diện mạo nông thôn mới ở Sơn La

VOV.VN - Năm 2015, Chiềng Xôm là xã đầu tiên của thành phố Sơn La và tỉnh Sơn La cán đích nông thôn mới. 

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới nơi vùng lũ Mường La
Nỗ lực xây dựng nông thôn mới nơi vùng lũ Mường La

VOV.VN -Thiệt hại lớn do bão nhưng cấp ủy, chính quyền và người dân Mường La vẫn tiếp tục đoàn kết, nỗ lực tập trung xây dựng nông thôn mới.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới nơi vùng lũ Mường La

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới nơi vùng lũ Mường La

VOV.VN -Thiệt hại lớn do bão nhưng cấp ủy, chính quyền và người dân Mường La vẫn tiếp tục đoàn kết, nỗ lực tập trung xây dựng nông thôn mới.