Trung sĩ Trường Sa gặp khó khăn khi làm chế độ thương binh

VOV.VN -Anh Ngô Xuân Nam bị tai nạn trong khi thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa nay muốn được hưởng chế độ thương binh nhưng gặp khó khăn.

Được điều động ra quần đảo Trường Sa xây dựng các công trình quân sự, người lính trẻ Ngô Xuân Nam không may bị thép rơi gãy hở bàn chân phải khiến anh nằm viện nhiều tháng. Tuy nhiên, giờ đây khi làm chế độ thương binh, anh bị từ chối vì không thuộc đơn vị chiến đấu.

Hoàn cảnh éo le của người lính Trường Sa

Người lính trẻ không may bị thương trong lúc làm nhiệm vụ tại đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) là anh Ngô Xuân Nam (SN 1963, trú xóm 2, xã Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An).

Anh Ngô Xuân Nam cho biết, tháng 2/1985, anh bắt đầu đăng ký đi nghĩa vụ quân sự tại trường Hậu cần Hải quân đóng tại Hải Phòng.Tại trường, anh Nam được đi học Quân y 3 tháng và huấn luyện 6 tháng. Cuối năm 1985, anh Nam được chuyển về Trung đoàn 83, Bộ Tư lệnh Hải quân tiếp tục công tác.

Anh Ngô Xuân Nam cùng tập hồ sơ

Cuối năm 1986, sau 2 năm huấn luyện, anh Nam được chuyển công tác vào Bán đảo Sơn Trà làm quân y. Những ngày đầu công tác ngoài bán đảo, dù xa gia đình, lạ nước lạ cái nhưng anh Nam luôn cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Sau 2 năm công tác tại bán đảo Sơn Trà, giữa năm 1988, sau sự kiện hải chiến Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa, anh Nam cùng đồng đội mình được điều động cùng ra nơi này để xây dựng các công trình quân sự, phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

“Sau trận hải chiến Gạc Ma đó, chúng tôi được lệnh ra làm nhiệm vụ cấp bách xây dựng các công trình quân sự. Biết nhiệm vụ cấp bách của đất nước để bảo vệ quê hương, bảo vệ biển đảo nên anh em chiến sỹ chúng tôi luôn cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. Đói khổ anh em cũng cam chịu để làm việc, chỉ mong sao sớm hoàn thành thôi”- anh Nam kể.

Giấy chứng nhận bị thương phải nằm viện của anh Ngô Xuân Nam

Đợt đó, tại quần đảo Trường Sa, anh Nam được nhận nhiệm vụ cùng đồng đội dựng các khung sắt để xây dựng nhà. Trong lúc anh Nam bê thanh thép lớn làm xà ngang không may bị rơi trúng khiến bàn chân phải gãy hở.

Sau khi bị tai nạn, anh Nam được các đồng đội đưa vào bệnh viện Quân y Phú Khánh điều trị 2 đợt. Trong tờ giấy chứng nhận nằm viện đã phai màu của thời gian ghi rõ ngày tháng anh Nam nhập, xuất viện và đánh giá mức độ bị thương của anh Nam là loại A.

“Vào nằm viện nhưng không có vợ con chăm sóc nên vất vả lắm. Chân thì đau. Nằm viện mấy tháng trời thì chân tôi cũng bắt đầu đỡ và tập đi lại được. Cuối năm 1988, tôi hết nghĩa vụ nên xuất ngũ về quê luôn. Nhưng về nhà bị thương nên cuộc sống vất vả lắm”-anh Nam tâm sự.

Thời gian đầu về nhà, anh Nam lại phải nghỉ dưỡng mất một thời gian dài mới có thể đi lại được bình thường. Hàng ngày, vợ ra đồng, ở nhà anh Nam tập tãnh bước đi phụ giúp vợ việc nhà. Mãi sau này khi khỏi hẳn, anh mới cùng vợ làm đồng phát triển kinh tế được.

Giờ đây, tuy đã đỡ hơn nhưng cuộc sống vẫn còn lắm bấp bênh. Hiện tại vợ chồng anh có 2 người con đã lập gia đình. Tuy nhiên công việc chưa ổn định nên cuộc sống khá vất vả. Còn vợ chồng anh thì đang nuôi mẹ già cùng người em gái bị dị tật bẩm sinh khiến cuộc sống càng khốn khó. 

Giấy thông báo trả lại hồ sơ cho anh Ngô Xuân Nam

Bị trả hồ sơ xin nhận chế độ vì không phải đơn vị chiến đấu

Cầm tập hồ sơ dày cộm trên tay kèm những tờ giấy chứng nhận nằm viện, nhập ngũ, xuất ngũ, anh Nam buồn rầu cho biết đã nhiều lần anh lên làm thủ tục để xin nhận chế độ người có công với bảo vệ tổ quốc. Thế nhưng, anh không được Ban chỉ huy quân sự huyện Diễn Châu nhận hồ sơ bởi vì đơn vị anh tham gia chỉ là đơn vị xây dựng mà không phải là đơn vị trực tiếp chiến đấu.

“Năm 2012, khi nghe xã thông báo làm chế độ theo Nghị định 62 cho những người bị thương có công với Tổ quốc, tôi làm đầy đủ các giấy tờ cần thiết, có giấy chứng nhận bị thương. Tôi tiếp tục lên xã xin chứng nhận rồi làm đầy đủ các hồ sơ. Thế nhưng khi nạp lên, Ban chỉ huy quân sự huyện Diễn Châu đã từ chối và trả lại. Nhiều lần tôi ý định làm nhưng họ vẫn trả lời là đơn vị tôi tham gia không trực tiếp chiến đấu bảo vệ tổ quốc nên không thuộc đối tượng được hưởng chế độ”, anh Nam buồn rầu chia sẻ.

Được biết, hiện tại cuộc sống anh Nam khá khó khăn. Mấy tháng trước trong một lần bị đau bụng, anh đi khám thì phát hiện mình bị chảy máu dạ dày. Hiện các bác sĩ đang theo dõi vì nghi bị ung thư dạ dày.

Cũng vì bệnh tật, cuộc sống khó khăn nên anh Nam mong muốn được cơ quan chức năng quan tâm, xét duyệt để anh được hưởng chế độ và có thẻ bảo hiểm, khám chữa bệnh để bớt phần nào khó khăn.

“Giờ các bác sĩ đang làm xét nghiệm mới có hướng điều trị bệnh cho tôi. Chỉ mong sao các ngành, cơ quan chức năng quan tâm, xem xét để giúp tôi được hưởng chế độ. Bao nhiêu năm cống hiến, giờ cuối đời chỉ mong được hưởng chế độ để an ủi bản thân mình”- anh Nam tâm sự./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tưởng niệm 64 Anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma
Tưởng niệm 64 Anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma

VOV.VN -Các cựu chiến binh cùng nhau thả hoa xuống biển tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma.

Tưởng niệm 64 Anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma

Tưởng niệm 64 Anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma

VOV.VN -Các cựu chiến binh cùng nhau thả hoa xuống biển tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma.

Cộng đồng Việt tại Lào tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma
Cộng đồng Việt tại Lào tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma

VOV.VN - Các tăng ni và người Việt ở Lào đã tổ chức đại lễ cầu siêu cho các liệt sĩ Việt Nam nói chung và liệt sĩ bảo vệ đảo Gạc Ma nói riêng.

Cộng đồng Việt tại Lào tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma

Cộng đồng Việt tại Lào tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma

VOV.VN - Các tăng ni và người Việt ở Lào đã tổ chức đại lễ cầu siêu cho các liệt sĩ Việt Nam nói chung và liệt sĩ bảo vệ đảo Gạc Ma nói riêng.

Người Việt tại Pháp cầu siêu các chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma
Người Việt tại Pháp cầu siêu các chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma

VOV.VN -Ngày 13/3, chùa Khuông Việt tại Paris (Pháp) đã tổ chức lễ cầu siêu cho 64 chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma cách đây 28 năm (14/3/1988).

Người Việt tại Pháp cầu siêu các chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma

Người Việt tại Pháp cầu siêu các chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma

VOV.VN -Ngày 13/3, chùa Khuông Việt tại Paris (Pháp) đã tổ chức lễ cầu siêu cho 64 chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma cách đây 28 năm (14/3/1988).

Nỗi đau chưa nguôi trong lòng mẹ liệt sĩ Gạc Ma
Nỗi đau chưa nguôi trong lòng mẹ liệt sĩ Gạc Ma

VOV.VN - 28 năm trôi qua, những người mẹ của các liệt sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma vẫn đau đáu nhớ con.

Nỗi đau chưa nguôi trong lòng mẹ liệt sĩ Gạc Ma

Nỗi đau chưa nguôi trong lòng mẹ liệt sĩ Gạc Ma

VOV.VN - 28 năm trôi qua, những người mẹ của các liệt sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma vẫn đau đáu nhớ con.