Tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa

VOV.VN - Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai bằng chứng xác thực cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ.

Tại cuộc họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức chiều 16/6, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao đã công bố những bằng chứng lịch sử cho thấy Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. 

Cũng tại cuộc họp báo này, ông Hải cho biết, Việt Nam bác bỏ lập luận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa vì các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử.

Ông Trần Duy Hải phát biểu tại cuộc họp báo

Yêu sách của Trung Quốc với Hoàng Sa là vô cùng phi lý

Ông Trần Duy Hải cho biết, thời gian qua, Trung Quốc đưa ra một số tư liệu lịch sử, nhưng các "tư liệu lịch sử" của Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được diễn giải một cách tùy tiện. Các tư liệu này là của cá nhân, không phải là tài liệu chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc. Trong các tư liệu đó, quần đảo Hoàng Sa được nêu tên và mô tả một cách thiếu nhất quán.

Ông Hải cho biết, theo quy định của luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia chỉ có thể thiết lập chủ quyền thông qua các hành động thực thi chủ quyền mang danh nghĩa nhà nước. Các tài liệu mà Trung Quốc đã công khai không chứng tỏ nhà nước phong kiến Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ.

Năm 1898, sau sự kiện hai tàu Bellona và Huneji Maru bị đắm ở Hoàng Sa và bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, Phó vương Quảng Đông đã lập luận rằng, quần đảo Hoàng Sa là đảo bị bỏ rơi, không thuộc về Trung Quốc. Về hành chính, các đảo này không thuộc bất kỳ châu nào của Hải Nam và không có cơ quan nào có trách nhiệm quản lý quần đảo này. Do đó phía Trung Quốc đã tuyên bố không chịu trách nhiệm về vụ ngư dân cướp tài sản.

Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai bằng chứng xác thực cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Ít nhất từ thế kỷ 17, các triều đại nhà Nguyễn đã tổ chức các hoạt động khai thác sản vật trên các quần đảo, tổ chức đo đạc hải trình và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của các quốc gia khác qua lại tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đề được ghi nhận trong các văn bản chính thức do các triều đình phong kiến Việt Nam ban hành là các châu bản hiện đang được lưu giữ tại Việt Nam.

Sau khi Pháp ký hiệp định bảo hộ năm 1874 và 1884 với triều đình phong kiến Việt Nam, Pháp đã thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và tuyên bố phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc. Pháp đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa như xây dựng và vận hành đèn biển, trạm khi tượng, thiết lập đơn vị hành chính và sáp nhập vào Trung Kỳ, cấp giấy phép khai sinh cho công dân Việt Nam sinh ra tại Hoàng Sa.

Năm 1909, Đô đốc Quảng Đông Lý Chuẩn tiến hành hành động thám hiểm và thăm dò Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa đã được các triều đình phong kiến Việt Nam thiết lập vững chắc và được Pháp thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi hữu hiệu. Pháp đã thay mặt Việt Nam phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc và nêu rõ chủ quyền của Hoàng Sa đã được nhà nước An Nam xác lập từ năm 1816.

Năm 1946, chính quyền Tưởng Giới Thạch lợi dụng bối cảnh chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đã xâm nhập trái phép đảo Phú Lâm. Năm 1947, Pháp đã ra tuyên bố phản đối sự xâm nhập nàu, yêu cầu hai bên tiến hành đàm phán và giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế nhưng chính quyền Trung Hoa Dân quốc đã từ chối. Chính quyền Tưởng Giới Thạch sau đó đã rút khỏi Phú Lâm.

Các Hội nghị quốc tế không giao Hoàng Sa cho Trung Quốc

Trong bài phát biểu tại cuộc họp báo này, ông Trần Duy Hải cũng cho biết, sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản phải từ bỏ tất cả các lãnh thổ đã chiếm đóng bằng vũ lực trong Chiến tranh thế giới thứ II, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Các tuyên bố Cairo năm 1943, Potsdam năm 1945 và Hiệp định San Francisco năm 1951 đã liệt kê tất cả các vùng lãnh thổ Nhật Bản phải hoàn trả cho Trung Quốc nhưng không bảo gồm Hoàng Sa và Trường Sa.

Đáng chú ý, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tham gia quá trình thảo luận ra Tuyên bố Cairo và Potsdam mà không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Hội nghị San Francisco, đề nghị về việc điều chỉnh dự thảo Hiệp định để ghi nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc đã bị bác bỏ bởi đa số phiếu (46 phiếu chống trên tổng số 51). Trong khi đó, phát biểu của ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam tham dự Hội nghị, đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất cứ sự phản đối nào tại Hội nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quần đảo Hoàng Sa muôn đời là của Việt Nam
Quần đảo Hoàng Sa muôn đời là của Việt Nam

VOV.VN - "Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Điều này không thể được xem một quyền theo luật pháp quốc tế".

Quần đảo Hoàng Sa muôn đời là của Việt Nam

Quần đảo Hoàng Sa muôn đời là của Việt Nam

VOV.VN - "Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Điều này không thể được xem một quyền theo luật pháp quốc tế".

Hoàng Sa dưới thời cai quản của vua Gia Long
Hoàng Sa dưới thời cai quản của vua Gia Long

VOV.VN - Vua Gia Long đã có một sự nghiệp lẫy lừng trên biển. Ông đã ghi mốc son trong lịch sử bằng việc khẳng định chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

Hoàng Sa dưới thời cai quản của vua Gia Long

Hoàng Sa dưới thời cai quản của vua Gia Long

VOV.VN - Vua Gia Long đã có một sự nghiệp lẫy lừng trên biển. Ông đã ghi mốc son trong lịch sử bằng việc khẳng định chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

Thời sự sáng 15/6: Trung Quốc xây trường học phi pháp ở Hoàng Sa
Thời sự sáng 15/6: Trung Quốc xây trường học phi pháp ở Hoàng Sa

VOV.VN - Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng ở Hoàng Sa.

Thời sự sáng 15/6: Trung Quốc xây trường học phi pháp ở Hoàng Sa

Thời sự sáng 15/6: Trung Quốc xây trường học phi pháp ở Hoàng Sa

VOV.VN - Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng ở Hoàng Sa.

Việt Nam - Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa
Việt Nam - Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa

VOV.VN -Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, ít nhất từ thế kỷ XVII, khi quần đảo này còn vô chủ.

Việt Nam - Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa

Việt Nam - Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa

VOV.VN -Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, ít nhất từ thế kỷ XVII, khi quần đảo này còn vô chủ.

Tư liệu cổ thế giới khẳng định Hoàng Sa thuộc về  Việt Nam
Tư liệu cổ thế giới khẳng định Hoàng Sa thuộc về Việt Nam

VOV.VN - Sách do phương Tây xuất bản, khẳng định: “Khó ai có thể phản đối chủ quyền của xứ Đàng Trong đối với Hoàng Sa”.

Tư liệu cổ thế giới khẳng định Hoàng Sa thuộc về  Việt Nam

Tư liệu cổ thế giới khẳng định Hoàng Sa thuộc về Việt Nam

VOV.VN - Sách do phương Tây xuất bản, khẳng định: “Khó ai có thể phản đối chủ quyền của xứ Đàng Trong đối với Hoàng Sa”.

Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào
Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào

VOV.VN - Cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Tây Sa thực chất là những cuộc xâm lăng lãnh thổ bằng vũ lực.

Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào

Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào

VOV.VN - Cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Tây Sa thực chất là những cuộc xâm lăng lãnh thổ bằng vũ lực.